Tìm giải pháp xử lý ô nhiễm trên sông Chà Và

VOV.VN - Số lượng cá chết tại các lồng bè trên sông Chà Và thành phố Vũng Tàu tổng mức thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng.

Từ nhiều năm nay, tình trạng cá chết hàng loạt trên sông Chà Và, xã Long  Sơn, thành phố Vũng Tàu liên tục diễn ra, gây thiệt hại lớn cho người nuôi cá bè ở khu vực này. Tình trạng cá chết đêm ngày 5/9 rạng sáng ngày 6/9 ở mức độ nghiêm trọng hơn khiến người dân bức xúc và lo lắng. Trước tình hình này, chính quyền và các cấp ngành tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã bắt tay vào xử lý vụ việc

Tính đến thời điểm này đã có 16 hộ bị thiệt hại do cá chết. Số lượng cá chết tại các lồng bè trên sông Chà Và thành phố Vũng Tàu khoảng 30.000 con gồm cá bớp và cá chim, tổng mức  thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng.

Ô nhiễm sông Chà Và.

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại các bè nuôi trên sông Chà Và. Hiện tượng này diễn ra từ năm 2008 đến nay, đặc biệt trong năm 2014, các lồng bè bị thiệt hại khoảng 100 tỷ đồng. 

Nguyên nhân khiến cá chết hàng  loạt là do nước thải ở một số nhà máy chế biến hải sản nằm gần cổng xả số 6 của khu chế biến thủy sản xã Tân Hải, huyện Tân Thành đổ trực tiếp ra sông khiến nguồn nước bị ô nhiễm nặng. 6 cơ sở có nước thải ra cống số 6, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân Trung Sơn, Công ty Trách nhiện hữu hạn Phước An, Công ty TNHH Thịnh An, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Hòa Thắng, Doanh nghiệp Tư nhân chế biến hải sản Trọng Đức và Doanh nghiệp tư nhân Đại Quang. 

Do bức xúc, người nuôi cá lồng bè đã mang cá chết đổ trước cửa các nhà máy này. Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, một hộ nuôi cá lồng bè bị thiệt hại nói: “Đây là năm thứ 4 gia đình bị thiệt hại mất trắng hết. Lần này làm mạnh hơn để nhờ cơ quan chức năng giúp đỡ người dân yên tâm nuôi cá để còn trả nợ”.

Tại cuộc họp khẩn sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã chỉ đạo Sở TN-MT chủ trì phối hợp với Sở NN-PTNT, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, UBND huyện Tân Thành và các đơn vị liên quan khẩn trương xuống trực tiếp kiểm tra sự việc, trấn an người nuôi cá lồng bè, công khai thông tin cho các cơ quan đại chúng chính xác, đầy đủ, kịp thời về sự việc. Bên cạnh đó, lấy mẫu phân tích và xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết.  

Theo bà Lê Thị Công, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, có 3 nguyên nhân dẫn đến cá chết, đó là tình trạng khai thác cát trái phép; mật độ nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và dày đặc, thiếu khoa học dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm do thức ăn, và nguyên nhân nữa là do nước xả thải của các cơ sở chế biến hải sản nằm trong khu chế biến hải sản xã Tân Hải. Do đó cần phải kiểm tra toàn diện 22 cơ sở chế biến hải sản để rà soát lại việc chấp hành xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường  của từng cơ sở để tìm hướng giải quyết.

Bà Lê Thị Công nói:“UBND tỉnh đã ban hành quyết định thành lập đoàn thanh tra liên ngành, chúng tôi sẽ thanh tra toàn diện, củng cố hồ sơ pháp lý trình UBND tỉnh để thực hiện dừng 18 cơ sở là rất quan trọng trong đó cả bột cá và chế biến hải sản”.

Hiện nay Viện Môi trường – Tài nguyên (Đại học Quốc gia TP HCM đã tiến hành lấy mẫu nước thải của 6 cơ sở sản xuất surimi để đưa đi phân tích, tuy nhiên sớm nhất phải 15 ngày sau mới có kết quả chính xác. UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng ban hành văn bản đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với các cơ sở chế biến hải sản tại khu vực xã Tân Hải, huyện Tân Thành để các cơ quan chức năng khảo sát, đánh giá và tìm hướng xử lý về vấn đề xả thải, gây ô nhiễm.

Ông Nguyễn Thanh Tịnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết: “Để xử lý tình hình ô nhiễm môi trường do chế biến hải sản tại Tân Hải, tỉnh cũng đã có những chỉ đạo quyết liệt.Các sở ngành cũng đã tích cực xử lý nhưng rất đáng tiếc trong nỗ lực của địa phương nhưng  sự cố này vẫn xảy ra.  Quan điểm của tỉnh là không phải dân khiếu nại mà tỉnh mới đôn đáo chuyện này, vì đây là sự cố môi trường nghiêm trọng vì nó đã kéo dài hàng nhiều năm, chúng ta phải xử lý gấp để kịp thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người nuôi cá lồng bè”.

Với những giải pháp quyết liệt mà UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đề ra, cùng với sự vào cuộc tích cực của các ngành chức năng, hy vọng những thiệt hại của người nuôi trồng thủy sản sẽ được giải quyết rốt ráo. Đồng thời, góp phần bảo vệ môi trường nước trên sông Chà Và./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cá chết hàng loạt trên sông Chà Và
Cá chết hàng loạt trên sông Chà Và

(VOV) -Tình trạng cá chết hàng loạt đang xảy tại các bè nuôi trên sông Chà Và ở TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu).

Cá chết hàng loạt trên sông Chà Và

Cá chết hàng loạt trên sông Chà Và

(VOV) -Tình trạng cá chết hàng loạt đang xảy tại các bè nuôi trên sông Chà Và ở TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu).

Chở hàng trăm kg cá chết đến “bắt đền“ lãnh đạo tỉnh
Chở hàng trăm kg cá chết đến “bắt đền“ lãnh đạo tỉnh

VOV.VN -Sáng nay 7/9, người dân đã chở hàng trăm kg cá chết đến UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhờ giải quyết.

Chở hàng trăm kg cá chết đến “bắt đền“ lãnh đạo tỉnh

Chở hàng trăm kg cá chết đến “bắt đền“ lãnh đạo tỉnh

VOV.VN -Sáng nay 7/9, người dân đã chở hàng trăm kg cá chết đến UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhờ giải quyết.

Chủ tịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xin lỗi dân vụ cá chết
Chủ tịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xin lỗi dân vụ cá chết

Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xin lỗi dân và cho biết trong tuần này sẽ tạm dừng những nhà máy gây ô nhiễm để tiến hành làm việc.

Chủ tịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xin lỗi dân vụ cá chết

Chủ tịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xin lỗi dân vụ cá chết

Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xin lỗi dân và cho biết trong tuần này sẽ tạm dừng những nhà máy gây ô nhiễm để tiến hành làm việc.