380 ha ở Đắk Lắk bị triệt hạ: Rừng mất, phủi tay?

VOV.VN - Diện tích rừng bị tàn sát ở tiểu khu 205, xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) lên đến trên 380 ha. Có thể nói đây là vụ phá rừng kinh hoàng nhất trong nhiều năm trở lại đây trên địa bàn Tây Nguyên.

Cây rừng bị triệt hạ bằng cưa máy. Phá rừng nhưng không phải để khai thác lâm sản, thu gom gỗ mà lấn đất, lấy đất. Cây lớn đã ngã, đám thực bì còn lại chỉ đợi một lượng thuốc diệt cỏ và một mồi lửa. Rồi mưa xuống, đất ấy sẽ là  ruộng mía, rẫy ngô; xa hơn, chắc chắc sẽ là những dự án chăn nuôi, hoặc năng lượng... Phá rừng, chuyển đất rừng thành đất sản xuất nông nghiệp "rất đúng quy trình” này đã tồn tại mấy năm nay ở huyện biên giới Ea Súp.

Nhiều người sống ở gần tiểu khu 205 cho biết: Từ sau Tết Nguyên đán, nhất là trong tháng 3 vừa qua, hàng đêm cứ sau 19 giờ, tiếng cưa máy bắt đầu rộ lên. Họ biết rừng đang bị tàn phá nhưng  không ai báo lên chính quyền, bởi một lẽ: đàn gia súc của mình có thể lăn đùng ra chết, ngôi nhà đang ở có thể bốc cháy bất cứ lúc nào, thậm chí tính mạng của mình, của mấy đứa con đang đi học cũng rất bất an. Người dân có miệng nhưng ngậm chặt. Rừng bị triệt hạ với diện tích quá lớn thế này, không biết chính quyền và các ngành chức năng của xã, huyện làm gì, ở đâu? Ai sẽ chịu trách nhiệm?  

 

pha_rung_2.jpg

Một người dân ở thị trấn Ea Súp, nơi cách Ya Tờ Mốt hơn 50 km đã quay lại hình ảnh rừng bị tàn phá rồi gửi cho  báo chí: “Hàng chục ha rừng đã bị cạo trọc. Các anh cứ vào đó để tận mắt chứng kiến. Nhưng tuyệt đối đừng nói là tôi đã cung cấp thông tin”.

Không phải hàng chục mà là hàng trăm (380 ha). Một diện tích lớn rừng tự nhiên bị phá trắng, cây rừng bị cưa sát gốc nằm ngổn ngang, cây nhỏ có, lớn có, nhiều cây rừng có đường kính từ 25-30 cm. Nhiều cây cành lá đã khô héo, nhiều cây cành lá vẫn còn tươi, gốc cây vừa bị cưa còn ứa nhựa. Diện tích rừng bị phá trái phép này xảy ra tại Tiểu khu 205, xã Ya Tờ Mốt. Tiểu khu này có diện tích 953,7 ha, trước đây được huyện giao cho 4 nhóm hộ nhận quản lý, bảo vệ rừng nhưng những năm qua công tác quản lý, bảo vệ rừng của các nhóm hộ này không hiệu quả nên năm 2020, UBND huyện Ea Súp thu hồi giao về cho UBND xã Ya Tờ Mốt quản lý.

UBND xã Ya Tờ Mốt  có Đội quản lý, bảo vệ rừng 8 người gồm: cán bộ địa chính, lực lượng công an xã, Ban Chỉ huy quân sự xã… Hệ thống chính trị, các đoàn thể, tổ chức xã hội ở đâu? Vì sao họ bàng quan, im lặng? Nói chính quyền, hoặc một vài cá nhân nào đó "bật đèn xanh", thông đồng tiếp tay cho vụ phá rừng lấn đất này sẽ là chụp mũ, thiếu căn cứ. Nhưng rõ ràng họ đã thiếu trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ, chức trách của mình.

Dư luận ở Đắk Lắk gần đây rất đồng tình khi UBND Thành phố Buôn Ma Thuột tạm đình chỉ, rồi cách chức một vị Chủ tịch UBND phường vì đã để xảy ra tình trạng trên địa bàn mọc lên những ngôi nhà trái phép trên đất nông nghiệp. Còn vụ phá trên 380 ha rừng ở Ya Tờ Mốt thì sao? Lẽ nào rừng mất, phủi tay?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cử tri Đà Nẵng bức xúc tài nguyên rừng bị tàn phá, sạt lở làm nhiều người dân thiệt mạng
Cử tri Đà Nẵng bức xúc tài nguyên rừng bị tàn phá, sạt lở làm nhiều người dân thiệt mạng

VOV.VN - Sáng 25/11, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng tổ chức tiếp xúc với khoảng 1.000 cử tri các quận, huyện thành phố, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Cử tri Đà Nẵng bức xúc tài nguyên rừng bị tàn phá, sạt lở làm nhiều người dân thiệt mạng

Cử tri Đà Nẵng bức xúc tài nguyên rừng bị tàn phá, sạt lở làm nhiều người dân thiệt mạng

VOV.VN - Sáng 25/11, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng tổ chức tiếp xúc với khoảng 1.000 cử tri các quận, huyện thành phố, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Xót xa rừng trong Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar bị tàn sát
Xót xa rừng trong Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar bị tàn sát

VOV.VN - Điều đáng nói, Trạm bảo vệ rừng số 8 chỉ cách khu vực này chưa tới 7km. Muốn vào rừng, bắt buộc phải đi trên con đường duy nhất qua cửa trạm.

Xót xa rừng trong Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar bị tàn sát

Xót xa rừng trong Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar bị tàn sát

VOV.VN - Điều đáng nói, Trạm bảo vệ rừng số 8 chỉ cách khu vực này chưa tới 7km. Muốn vào rừng, bắt buộc phải đi trên con đường duy nhất qua cửa trạm.

Bất lực nhìn rừng thông phòng hộ bị “tàn sát” ở Gia Lai
Bất lực nhìn rừng thông phòng hộ bị “tàn sát” ở Gia Lai

VOV.VN - Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, tỉnh Gia Lai đang chết dần chết mòn, bị lấn chiếm để lấy đất sản xuất, nhưng lực lượng chức năng bất lực, chưa thể ngăn chặn.

Bất lực nhìn rừng thông phòng hộ bị “tàn sát” ở Gia Lai

Bất lực nhìn rừng thông phòng hộ bị “tàn sát” ở Gia Lai

VOV.VN - Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, tỉnh Gia Lai đang chết dần chết mòn, bị lấn chiếm để lấy đất sản xuất, nhưng lực lượng chức năng bất lực, chưa thể ngăn chặn.