Bé gái bị mẹ kế bạo hành đến tử vong: Day dứt nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ

VOV.VN - Đây không phải là lần đầu tiên vụ việc trẻ bị bạo hành dã man, thậm chí dẫn đến tử vong. Vậy người thân và những người lớn đã làm gì để bảo vệ những đứa trẻ?

Vụ việc bé gái N.T.V.A (8 tuổi) ngụ tại chung cư Sài Gòn Pearl (TP.HCM) bị mẹ kế hành hạ trong thời gian dài và tử vong với nhiều thương tích trên người đang khiến dư luận bức xúc, phẫn nộ.

Theo thông tin mới nhất, sáng nay (28/12), Cơ quan CSĐT Công an quận Bình Thạnh, TP.HCM cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với mẹ kế Nguyễn Võ Quỳnh Trang (26 tuổi, quê Gia Lai) về tội hành hạ người khác. 

Thực sự khó hiểu khi con đẻ của mình bị mẹ kế hành hạ trong một thời gian dài, nhưng người bố sống chung cùng nhà không có biện pháp ngăn chặn hành động bạo lực với đứa con mình rứt ruột đẻ ra. Rồi còn những người thân khác của bé, họ ở đâu khi trong suốt một năm trời, con cháu của họ bị bạo hành đến mức tử vong. Nhiều vết bầm tím lớn trên người cháu bé mà theo kết luận của cơ quan chức năng thì có vết thương được khâu vá, mờ cũ trên vùng mặt nghi vấn cháu bé bị bạo hành… mà chẳng lẽ cha mẹ và người thân không hề biết mỗi khi tiếp xúc với con, cháu mình?

Sống cùng trong một khu chung cư và những người lớn ở đây đã nhiều lần chứng kiến tiếng ầm ầm, thậm chí cả nghe tiếng cháu bé la hét, khóc than trong suốt thời gian dài như lời kể của nhiều nhân chứng, nhưng không có hành động nào can thiệp hay bảo vệ cháu bé?

Có lẽ thói quen “đèn nhà ai người nấy rạng”, việc ai người ấy lo đã ăn sâu vào văn hóa của một số người, đặc biệt ở những khu chung cư. Rất nhiều nơi, có khi sống cùng tầng đến cả năm trời nhưng không biết và cũng không nói chuyện với nhau. Việc của nhà nào thì nhà đó tự giải quyết hay gọi Ban quản lý tòa nhà. Cũng có thể vì thế nên khi có sự việc bạo hành xảy ra ở nhà bé A, mọi người cũng chỉ biết và để đó.

Và Ban quản trị chung cư cũng vậy, chủ yếu họ coi những việc liên quan đến sửa chữa, bảo trì tòa nhà quan trọng hơn những việc mà họ coi là “nội bộ gia đình” như ở trong gia đình bé A nên khi được bố cháu giải thích “là chuyện riêng của gia đình”, họ đã không tìm hiểu đến cùng sự việc.

Chúng ta cũng đã có các cơ quan, tổ chức bảo vệ trẻ em, nhưng qua thực tế nhiều vụ việc, chỉ khi sự việc đã xảy ra, thậm chí hậu quả nghiêm trọng thì mới thấy các tổ chức này lên tiếng. Đây không phải là vụ việc đầu tiên trẻ bị bạo hành dã man mà trước đó đã có rất nhiều vụ việc xảy ra, cách đây không lâu là bé trai 6 tuổi ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội cũng bị người thân bạo hành đến chết. Điều cần làm ngay lúc này là phải bảo vệ được trẻ em để các em không là nạn nhân của những vụ việc đau lòng.

Rồi mọi việc sẽ được làm sáng tỏ, kẻ ác sẽ bị nghiêm trị trước pháp luật nhưng cái chết của bé A sẽ mãi ám ảnh nhiều người. Các cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ trẻ em cũng phải suy nghĩ trước những vụ việc như thế này. Giá như cháu bé được sự quan tâm, yêu thương từ gia đình, người thân, cha mẹ đẻ và những người lớn, biết đâu sự việc đau lòng sẽ không xảy ra?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khởi tố, bắt tạm giam mẹ kế bạo hành con riêng của chồng đến tử vong ở TP.HCM
Khởi tố, bắt tạm giam mẹ kế bạo hành con riêng của chồng đến tử vong ở TP.HCM

VOV.VN -Qua điều tra, Công an quận Bình Thạnh xác định bé V.A. sống cùng với cha ruột và Trang (người vợ sắp cưới của ông Th) tại chung cư. Trong thời gian sinh sống, bé V.A. bị Trang đánh đập trong thời gian dài.

Khởi tố, bắt tạm giam mẹ kế bạo hành con riêng của chồng đến tử vong ở TP.HCM

Khởi tố, bắt tạm giam mẹ kế bạo hành con riêng của chồng đến tử vong ở TP.HCM

VOV.VN -Qua điều tra, Công an quận Bình Thạnh xác định bé V.A. sống cùng với cha ruột và Trang (người vợ sắp cưới của ông Th) tại chung cư. Trong thời gian sinh sống, bé V.A. bị Trang đánh đập trong thời gian dài.

Ai cần chịu trách nhiệm và giải trình khi xảy ra bạo hành, xâm hại trẻ em?
Ai cần chịu trách nhiệm và giải trình khi xảy ra bạo hành, xâm hại trẻ em?

VOV.VN - Bà Lê Hồng Loan, Trưởng chương trình về bảo vệ trẻ em UNICEF cho rằng cần quy định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ giải trình khi để xảy ra các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em. 

Ai cần chịu trách nhiệm và giải trình khi xảy ra bạo hành, xâm hại trẻ em?

Ai cần chịu trách nhiệm và giải trình khi xảy ra bạo hành, xâm hại trẻ em?

VOV.VN - Bà Lê Hồng Loan, Trưởng chương trình về bảo vệ trẻ em UNICEF cho rằng cần quy định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ giải trình khi để xảy ra các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em. 

Xâm hại, bạo hành trẻ em: Cần tiêu chí giám định tổn thương cả về mặt tinh thần
Xâm hại, bạo hành trẻ em: Cần tiêu chí giám định tổn thương cả về mặt tinh thần

VOV.VN - Những hành vi xâm hại, bạo hành không chỉ gây tổn thương về mặt thực thể, mà còn để lại những nỗi đau, ám ảnh tinh thần có thể theo trẻ cả đời. Do đó, quá trình giám định pháp y cần đánh giá cả những tổn thương tâm lý của trẻ.

Xâm hại, bạo hành trẻ em: Cần tiêu chí giám định tổn thương cả về mặt tinh thần

Xâm hại, bạo hành trẻ em: Cần tiêu chí giám định tổn thương cả về mặt tinh thần

VOV.VN - Những hành vi xâm hại, bạo hành không chỉ gây tổn thương về mặt thực thể, mà còn để lại những nỗi đau, ám ảnh tinh thần có thể theo trẻ cả đời. Do đó, quá trình giám định pháp y cần đánh giá cả những tổn thương tâm lý của trẻ.

Bạo hành trẻ em ngày càng nghiêm trọng do thiếu hiểu biết pháp luật?
Bạo hành trẻ em ngày càng nghiêm trọng do thiếu hiểu biết pháp luật?

VOV.VN - Cần đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật để mọi người hiểu rằng bạo hành trẻ em là hành vi vi phạm pháp luật.

Bạo hành trẻ em ngày càng nghiêm trọng do thiếu hiểu biết pháp luật?

Bạo hành trẻ em ngày càng nghiêm trọng do thiếu hiểu biết pháp luật?

VOV.VN - Cần đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật để mọi người hiểu rằng bạo hành trẻ em là hành vi vi phạm pháp luật.

Vụ bé gái bị mẹ kế bạo hành đến tử vong: Hãy trao quyền tự bảo vệ cho trẻ!
Vụ bé gái bị mẹ kế bạo hành đến tử vong: Hãy trao quyền tự bảo vệ cho trẻ!

VOV.VN - Để hạn chế những vụ việc đau lòng có thể tiếp diễn, ngay từ bây giờ, hãy trao cho trẻ quyền tự bảo vệ. Hãy cho các em được tiếp cận với những quyền mà luật pháp đã quy định về bảo vệ trẻ, trong đó có việc cung cấp cho các em đường dây nóng khi cần hỗ trợ…

Vụ bé gái bị mẹ kế bạo hành đến tử vong: Hãy trao quyền tự bảo vệ cho trẻ!

Vụ bé gái bị mẹ kế bạo hành đến tử vong: Hãy trao quyền tự bảo vệ cho trẻ!

VOV.VN - Để hạn chế những vụ việc đau lòng có thể tiếp diễn, ngay từ bây giờ, hãy trao cho trẻ quyền tự bảo vệ. Hãy cho các em được tiếp cận với những quyền mà luật pháp đã quy định về bảo vệ trẻ, trong đó có việc cung cấp cho các em đường dây nóng khi cần hỗ trợ…