Bệnh nhi đầu tiên được chữa khỏi u nguyên bào võng mạc nhờ ghép tế bào gốc

VOV.VN - Ngày 13/4, Bệnh viện Trung ương Huế làm thủ tục xuất viện cho bệnh nhi đầu tiên của Việt Nam mắc u nguyên bào võng mạc được chữa khỏi nhờ phương pháp ghép tế bào gốc tự thân.

Bệnh nhi Hồ Thị Tr. (3 tuổi), trú xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị nhập viện vào tháng 9/2020 trong tình trạng sốt cao, mắt phải lồi to, sưng đau hàm má phải, ăn uống kém.

Bệnh nhi được tiến hành làm các xét nghiệm và được chẩn đoán u nguyên bào võng mạc di căn tủy xương, di căn gan, bệnh kèm theo nhiễm trùng huyết. Với bệnh lý u nguyên bào võng mạc di căn, cần phải tiến hành ghép tế bào gốc mới có thể cứu được cháu.

Vào thời điểm đó, tại Việt Nam vẫn chưa có trung tâm nào thực hiện ghép tế bào gốc cho bệnh lý u nguyên bào võng mạc. Qua nhiều lần hội chẩn, Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế quyết định thực hiện kỹ thuật ghép tế bào gốc cho bệnh nhi.

Trong quá trình thực hiện ghép tủy, do sử dụng hóa chất liều cao nên bệnh nhi bị loét niêm mạc đường tiêu hóa nặng, biến chứng sốc nhiễm trùng. Các bác sĩ phải túc trực thường xuyên chăm sóc, trò chuyện, động viên tinh thần của bệnh nhân. Sau một thời gian điều trị, bệnh nhi đã được xuất viện với sức khỏe ổn định.

Giáo sư-Tiến sĩ Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đây là thành quả lớn của Bệnh viện Trung ương Huế, nơi thực hiện đầu tiên kỹ thuật ghép tế bào gốc tự thân cho bệnh nhi bị bệnh lý u nguyên bào võng mạc tại Việt Nam. Với kỹ thuật ghép tế bào gốc tự thân, tỉ lệ sống và lành bệnh cho các bệnh nhi bị u nguyên bào võng mạc di căn không thâm nhiễm hệ thần kinh trung ương lên đến 80%.

Ông Phạm Như Hiệp cho biết: Bệnh viện Trung ương Huế sẽ tiếp tục thực hiện nhiều ca ghép tủy tự thân cho các bệnh nhi.

“Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị thứ ba trên toàn quốc, sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thực hiện trường hợp ghép tủy trên các bệnh nhân ung thư hoặc là các bệnh nhân bệnh lý về máu. Và Bệnh viện Huế cũng là một trong những đơn vị đầu tiên cũng như duy nhất ở Việt Nam thực hiện kỹ thuật xạ trị ở trẻ em”, bác sĩ Phạm Như Hiệp cho biết thêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM thực hiện thành công ca ghép thận thứ 19
Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM thực hiện thành công ca ghép thận thứ 19

VOV.VN - Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM vừa thực hiện thành công ca ghép thận thứ 19 cho một bệnh nhi 9 tuổi (ngụ tại Bình Thuận). Đây là ca có sự chênh lệch lớn giữa thước thận của người hiến và người được nhận.

Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM thực hiện thành công ca ghép thận thứ 19

Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM thực hiện thành công ca ghép thận thứ 19

VOV.VN - Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM vừa thực hiện thành công ca ghép thận thứ 19 cho một bệnh nhi 9 tuổi (ngụ tại Bình Thuận). Đây là ca có sự chênh lệch lớn giữa thước thận của người hiến và người được nhận.

Nhà xe Bệnh viện Sản nhi Cà Mau bị nhà thầu khóa, không cho sử dụng
Nhà xe Bệnh viện Sản nhi Cà Mau bị nhà thầu khóa, không cho sử dụng

VOV.VN - Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau không ký lại hợp đồng với nhà thầu thuê dịch vụ giữ xe của đơn vị vì nhà thầu vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, người đại diện nhà thầu đã đến khóa nhà xe, không cho Bệnh viện sử dụng.

Nhà xe Bệnh viện Sản nhi Cà Mau bị nhà thầu khóa, không cho sử dụng

Nhà xe Bệnh viện Sản nhi Cà Mau bị nhà thầu khóa, không cho sử dụng

VOV.VN - Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau không ký lại hợp đồng với nhà thầu thuê dịch vụ giữ xe của đơn vị vì nhà thầu vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, người đại diện nhà thầu đã đến khóa nhà xe, không cho Bệnh viện sử dụng.

Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam 150 tỷ đồng đang “đắp chiếu”
Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam 150 tỷ đồng đang “đắp chiếu”

VOV.VN - Sau khi hoàn thành gần 2 năm nay, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam vẫn chưa thể hoạt động vì thiếu cầu thang đi bộ; đội ngũ cán bộ y tế chưa đủ gây lãng phí rất lớn.

Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam 150 tỷ đồng đang “đắp chiếu”

Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam 150 tỷ đồng đang “đắp chiếu”

VOV.VN - Sau khi hoàn thành gần 2 năm nay, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam vẫn chưa thể hoạt động vì thiếu cầu thang đi bộ; đội ngũ cán bộ y tế chưa đủ gây lãng phí rất lớn.