Bệnh viện Dã chiến số 2 Bắc Giang thành nơi điều trị COVID-19 lớn nhất miền Bắc

VOV.VN - Sau hơn 2 ngày đi vào hoạt động tại, Bệnh viện Dã chiến số 2 tại Nhà thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang đã trở thành nơi thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 lớn nhất miền Bắc.

Tại BV Dã chiến số 2 đã có 2 bệnh nhân chuyển biến nặng và đã được chuyển ngay sang BV Phổi Bắc Giang điều trị. Đặc biệt, bệnh viện có thu dung một số bệnh nhi.

Bác sĩ Nguyễn Như Phố - Phó Giám đốc Bệnh viện Dã chiến số 2 Bắc Giang cho biết, hiện BV Dã chiến số 2 Bắc Giang đã tiếp nhận hơn 620 bệnh nhân và có 223 cán bộ nhân viên (trong đó 73 bác sĩ, điều dưỡng 121, bộ đội 17, công an 12) và được chia 4 ca 5 kíp, được cung cấp đầy đủ trang thiết bị, trang phục để đi vào trong khu điều trị cách ly.

“So với bệnh nhân là công nhân thì việc chăm sóc bệnh nhi có những yêu cầu khác cần đáp ứng, nên trong ngày 28/5, chúng tôi đã chuyển 9 trường hợp cùng bố mẹ đi khu cách ly khác (trong đó, có bé 2 tháng tuổi). Tại bệnh viện, hiện còn 4 bé được bố mẹ xin ở lại, đây nhưng trong thời gian tới sẽ thu xếp lại cho hợp lý”, BS Phố cho biết. 

Tại cuộc trao đổi rút kinh nghiệm với đội ngũ y bác sĩ, ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế, phụ trách tổ điều trị của Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế tại Bắc Giang cho rằng, qua hai ngày hoạt động, đội ngũ y bác sĩ, nhân viên cần phát hiện những bất cập, kịp thời rút  kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp để bảo đảm theo dõi sát người bệnh và an toàn cho nhân viên y tế.

Đội ngũ chuyên gia của BV Bạch Mai có mặt ngay từ khi bệnh viện còn trong quá trình lắp đặt, trực tiếp thực hiện tập huấn nhân lực và tham gia thiết kế, vận hành bệnh viện này. ThS.BS Ngô Đức Hùng, chuyên gia hồi sức tích cực của BV Bạch Mai, người trực tiếp tập huấn nhân lực cho Bệnh viện Dã chiến số 2 cho biết, hiện bệnh viện này có 4 mảng quan tâm: Hành chính, chuyên môn, chống nhiễm khuẩn và hậu cần. Theo BS Ngô Đức Hùng, hơn 500 bệnh nhân nhập viện trong một ngày là số lượng rất lớn. Do vậy một trong những nhiệm vụ hành chính nặng nề là phải lấy dữ liệu, thông số bệnh nhân hàng ngày và quá trình theo dõi.

“Công việc chuyên môn tại đây không quá nặng vì bệnh nhân chỉ có 1 bệnh. Nhiệm vụ của đội chuyên môn là lọc xem bệnh nhân nào có dấu hiệu nặng, phát hiện sớm để chuyển đi bệnh viện điều trị - giao cho nhóm chuyên môn trực - đã được huấn luyện để phát hiện bệnh nhân nặng. Vấn đề là cần kết nối nhóm chuyên môn và nhóm hành chính, phối hợp bên trong và bên ngoài hợp lý, an toàn”, BS Ngô Đức Hùng nói.

Vấn đề chống nhiễm khuẩn là rất quan trọng đối với một bệnh viện có tới hơn 620 bệnh nhân. Theo TS Trương Anh Thư - Phó trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn BV Bạch Mai, do BV Dã chiến số 2 được thiết lập trong thời gian ngắn và tiếp nhận số lượng bệnh nhân quá lớn, lại có nhiều đơn vị đến làm việc nên kiểm soát nhiễm khuẩn không thể như trong các bệnh viện: “Sau hơn 2 ngày hoạt động đã có nhiều vấn đề phát sinh, vì thế cần phải thực hành an toàn thành thói quen của mọi người và bổ sung trang thiết bị, phương tiện phục vụ kiểm soát nhiễm khuẩn”.

TS.BS Đỗ Ngọc Sơn - Phó Giám đốc Trung tâm cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh công tác quản lý để tránh trường hợp bệnh nhân hay nhân viên y tế mặc áo bảo hộ đi ra phía ngoài. “Hiện tại mới chỉ hơn 2 ngày vận hành, nhưng sau 1 tuần, bệnh nhân sẽ cảm thấy cuồng chân và có thể sẽ đi lại khắp nơi. Chúng ta cần nhìn ra trước đề có biện pháp quản lý kịp thời và hiệu quả”.

Bên cạnh đó, BS Ngô Đức Hùng cho rằng, suất ăn cho bệnh nhân cũng cần điều chỉnh về định lượng: “Cần có quy trình, phân bổ hợp lý, vì tại đây có cả bệnh nhân là công nhân và bệnh nhân là trẻ nhỏ. Trong số công nhân lại có nam thanh niên có nhu cầu ăn nhiều hơn so với bệnh nhân nữ”, BS Hùng chỉ rõ.

Bác sĩ Nguyễn Như Phố - Phó Giám đốc Bệnh viện Dã chiến số 2 Bắc Giang ghi nhận những ý kiến đóng góp và khẳng định trong ngày 30/5 sẽ phối hợp với các bênh liên qua khắc phục và cố gắng đáp ứng tối đa yêu cầu thực tế tại bệnh viện dã chiến./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thông tin về chuyên gia Nhật mắc Covid-19 tại khách sạn Fraser Suite, quận Tây Hồ
Thông tin về chuyên gia Nhật mắc Covid-19 tại khách sạn Fraser Suite, quận Tây Hồ

Qua điều tra sơ bộ, khách sạn trên có 23 tầng, trường hợp chuyên gia Nhật Bản ở một mình tại căn hộ 1703 tầng 17, tầng 17 có 8/10 phòng có người ở, gồm 12 người lớn và 6 trẻ nhỏ.

Thông tin về chuyên gia Nhật mắc Covid-19 tại khách sạn Fraser Suite, quận Tây Hồ

Thông tin về chuyên gia Nhật mắc Covid-19 tại khách sạn Fraser Suite, quận Tây Hồ

Qua điều tra sơ bộ, khách sạn trên có 23 tầng, trường hợp chuyên gia Nhật Bản ở một mình tại căn hộ 1703 tầng 17, tầng 17 có 8/10 phòng có người ở, gồm 12 người lớn và 6 trẻ nhỏ.

“Chỉ có vaccine phòng COVID-19 mới có thể tạo được miễn dịch cộng đồng”
“Chỉ có vaccine phòng COVID-19 mới có thể tạo được miễn dịch cộng đồng”

VOV.VN - Các chuyên gia y tế cho rằng, vaccine COVID-19 là chìa khóa quan trọng, vũ khí hữu hiệu để chống lại virus SARS-CoV-2. Chỉ có tiêm vaccine, chúng ta mới có thể tạo được miễn dịch cộng đồng.

“Chỉ có vaccine phòng COVID-19 mới có thể tạo được miễn dịch cộng đồng”

“Chỉ có vaccine phòng COVID-19 mới có thể tạo được miễn dịch cộng đồng”

VOV.VN - Các chuyên gia y tế cho rằng, vaccine COVID-19 là chìa khóa quan trọng, vũ khí hữu hiệu để chống lại virus SARS-CoV-2. Chỉ có tiêm vaccine, chúng ta mới có thể tạo được miễn dịch cộng đồng.

Những chiến sĩ thầm lặng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19
Những chiến sĩ thầm lặng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19

VOV.VN - Những cán bộ làm công tác xét nghiệm được ví như những chiến sĩ thầm lặng trên tuyến đầu, với quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19, vì sức khỏe và sự bình yên của nhân dân.

Những chiến sĩ thầm lặng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19

Những chiến sĩ thầm lặng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19

VOV.VN - Những cán bộ làm công tác xét nghiệm được ví như những chiến sĩ thầm lặng trên tuyến đầu, với quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19, vì sức khỏe và sự bình yên của nhân dân.