Bếp ăn của bệnh nhân Covid-19: "Nơi nồng ấm tình thương"

VOV.VN - Cùng với công tác điều trị thì việc tổ chức bữa cơm mỗi ngày cho bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện dã chiến không kém phần quan trọng và khá vất vả.

Để có những phần cơm ngon miệng, giúp bệnh nhân mau hồi phục sức khỏe, khỏi bệnh là cả quá trình nỗ lực của tập thể các “anh chị nuôi” rất đáng ghi nhận. Qua hơn 2 tháng đi vào hoạt động, bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 06, đã điều trị và cho xuất viện hơn 1.000 bệnh nhân. Có thời điểm bệnh viện này tiếp nhận điều trị hơn 500 bệnh nhân, vượt quy mô 170%. 

Để đảm bảo cho số bệnh nhân và cán bộ nhân viên y tế khá đông, thì công tác hậu cần, nhất là bữa ăn hàng ngày tại đây không đơn giản khi lực lượng phụ trách công tác này chỉ có 50 người. Với mức chi theo quy định là 80.000 đồng/người/ngày đối với bệnh nhân và lực lượng làm nhiệm vụ tại bệnh viện, đội ngũ làm đầu bếp nơi đây phải khéo léo trong việc ra thực đơn, chọn mua lương thực thực phẩm hợp lý để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho mọi người.

Bệnh viện đã tạo nguồn khai thác lương thực, thực phẩm với các doanh nghiệp trên địa bàn và các đơn vị bạn đóng quân gần cung ứng. Riêng đối với gia súc, gia cầm, bệnh viện chọn mua con sống về nuôi dưỡng và giết mổ tập trung, tiết kiệm được chi phí so với mua trực tiếp ngoài chợ, siêu thị... Công tác nấu nướng, chế biến thức ăn được tổ chức chu đáo, đảm bảo vệ sinh, an toàn phòng dịch. Công việc mất thời gian nhất là việc chia phần và vận chuyển thức ăn đến bệnh nhân sao cho nhanh, thức ăn còn ấm.

Có bữa, bếp ăn phải phục vụ hơn 500 suất ăn nên công việc của các anh nuôi ở đây rất vất vả. Lương thực, thực phẩm và các mặt hàng khác được phun khử khuẩn trước khi đưa về đơn vị. Tổ tiếp phẩm khi ra ngoài luôn đeo khẩu trang N95 và mặc quần áo bảo hộ theo quy định. Công tác đầu bếp tuy vất vả nhưng lực lượng làm nhiệm vụ cảm thấy rất vui khi chế biến thức ăn ngon làm vui lòng người thưởng thức.

Anh Trần Trọng Trí, nhân viên  trẻ  phục vụ bếp ăn của bệnh viện chia sẻ: “Sau hơn 2 tháng phục vụ ở đây vừa làm vừa học hỏi, tôi học được rất nhiều cách nấu ăn, đặc biệt các món ăn như vịt kho gừng, canh riêu cua, bánh canh giò heo… Tôi luôn cố gắng học hỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ; sau này về nhà tôi có thể tự nấu ăn cho cả gia đình chắc cha mẹ tôi vui lắm”.

Khi bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 06 mới thành lập, hoạt động hậu cần, trong đó có bếp ăn tại đây hoạt động còn khó khăn, thiếu thốn. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, cán bộ, chiến sỹ “anh nuôi” đã rút kinh nghiệm, dần dần hoàn thiện quy trình cung cấp thức ăn nên tạo được sự yên tâm đối với những người làm nhiệm vụ cũng như bệnh nhân đang nằm viện.

Chị Võ Thị M. L. ở phường 2, TP Mỹ Tho, (tỉnh Tiền Giang) là bệnh nhân Covid-19 đã điều trị khỏi bệnh tại bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 6 bày tỏ: “Tôi nằm viện 15 ngày, ở đây các anh bộ đội đảm bảo tốt nhu cầu sinh hoạt của người bệnh hàng ngày như: Bình nước nóng lạnh, nước uống bố trí sẵn tại khoa, có cả Wifi… Khi mới vào được bệnh viện phát quần áo; khăn mặt; bàn chải; chiếu; mùng… Đồ ăn thì thay đổi món mỗi ngày, rất ngon, thức ăn lúc nào cũng nóng hổi được đưa đến tận nơi cho người bệnh”.

Không chỉ chu đáo phục vụ 3 bữa ăn  hàng ngày, mà các công tác hậu cần khác tại bệnh viện như: tổ chức nơi ăn ngủ, phát cấp dụng cụ, đồ dùng cá nhân cho bệnh nhân cũng kịp thời và giải quyết các nhu cầu kiến nghị của bệnh nhân.

Có thể nói ngoài nhiệm vụ được giao thì tình thương yêu, sự chia sẻ khó khăn đối với bệnh nhân là điều thúc giục những người làm công tác hậu cần của bệnh viện dã chiến đã khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần phục vụ lên trên hết.

Đại tá, bác sĩ chuyên khoa II - Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc bệnh viện cho biết thêm: “Ban Giám đốc bệnh viện đã chỉ đạo chặt chẽ công tác đảm bảo ăn uống cho các đối tượng tại Bệnh viện, giao cho Ban Hành chính Hậu cần thiết kế thực đơn chi tiết theo tuần, những bệnh nhân có bệnh nền được chỉ định chế độ ăn kiêng phù hợp. Hàng ngày chuẩn bị cung ứng đủ suất ăn, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đến toàn bộ cán bộ, nhân viên, người bệnh và người nhà người bệnh đang được cách ly. Toàn bộ thực phẩm đầu vào đều được kiểm tra, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Tiền Giang, bệnh viện truyền nhiễm số 06 là một trong các cơ sở y tế thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 đạt kết quả cao ở địa phương. Với không gian, phòng ốc rộng rãi, thoáng mát và bố trí thành nhiều khu theo chức năng, đã tạo sự thoải mái cho lực lượng y tế và bệnh nhân. Qua kiểm tra của Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng mới đây, đã đánh giá bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 06 là đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó nổi bật là công tác bảo đảm Hậu cần, chăm lo việc ăn, ngủ cho bệnh nhân.

Hình ảnh “Đi dân nhớ, ở dân thương” của cán bộ, chiến sỹ và nhân viên y tế nơi đây đã để lại ấn tượng, tình cảm tốt đẹp đối với nhiều người. Khi đã xuất viện về nhà, có nhiều bệnh nhân viết thư cảm ơn, cảm kích người thầy thuốc mặc áo lính và không quên cảm ơn rất nhiều các “Anh nuôi” tận tụy với công việc thầm lặng, chan chứa tình yêu thương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bếp ăn phụ nữ “đỏ lửa” hỗ trợ tuyến đầu chống dịch
Bếp ăn phụ nữ “đỏ lửa” hỗ trợ tuyến đầu chống dịch

VOV.VN - Gần 1 tháng nay, vào mỗi bữa trưa và tối, các chị em thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Dương Nội phối hợp với trường Mầm non Dương Nội đã nấu hàng trăm suất cơm gửi tới tuyến đầu chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Bếp ăn phụ nữ “đỏ lửa” hỗ trợ tuyến đầu chống dịch

Bếp ăn phụ nữ “đỏ lửa” hỗ trợ tuyến đầu chống dịch

VOV.VN - Gần 1 tháng nay, vào mỗi bữa trưa và tối, các chị em thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Dương Nội phối hợp với trường Mầm non Dương Nội đã nấu hàng trăm suất cơm gửi tới tuyến đầu chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

“Bếp ăn 0 đồng” ấm lòng người nghèo Hà Nội trong giãn cách
“Bếp ăn 0 đồng” ấm lòng người nghèo Hà Nội trong giãn cách

VOV.VN - Mô hình “bếp ăn 0 đồng” mỗi ngày mang khoảng 800 suất ăn đến những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội, giúp nhiều người yếu thế bớt gian nan trong mùa dịch.

“Bếp ăn 0 đồng” ấm lòng người nghèo Hà Nội trong giãn cách

“Bếp ăn 0 đồng” ấm lòng người nghèo Hà Nội trong giãn cách

VOV.VN - Mô hình “bếp ăn 0 đồng” mỗi ngày mang khoảng 800 suất ăn đến những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội, giúp nhiều người yếu thế bớt gian nan trong mùa dịch.

Trao hàng ngàn phần quà “siêu thị 0 đồng, bếp ăn 0 đồng” đến người khó khăn ở Cần Thơ
Trao hàng ngàn phần quà “siêu thị 0 đồng, bếp ăn 0 đồng” đến người khó khăn ở Cần Thơ

VOV.VN - Hàng ngàn phần quà nhu yếu phẩm đã được Hội LHPN TP Cần Thơ trao tặng, hỗ trợ người dân khó khăn ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, góp phần ổn định đời sống bà con trên từng địa bàn.

Trao hàng ngàn phần quà “siêu thị 0 đồng, bếp ăn 0 đồng” đến người khó khăn ở Cần Thơ

Trao hàng ngàn phần quà “siêu thị 0 đồng, bếp ăn 0 đồng” đến người khó khăn ở Cần Thơ

VOV.VN - Hàng ngàn phần quà nhu yếu phẩm đã được Hội LHPN TP Cần Thơ trao tặng, hỗ trợ người dân khó khăn ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, góp phần ổn định đời sống bà con trên từng địa bàn.

Những bếp ăn tình thương, cây gạo ATM giúp người nghèo trong dịch bệnh Covid-19
Những bếp ăn tình thương, cây gạo ATM giúp người nghèo trong dịch bệnh Covid-19

VOV.VN - Giữa những khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, người dân Đà Nẵng luôn hướng về cộng đồng, bằng những việc làm thiện nguyện đầy ý nghĩa.

Những bếp ăn tình thương, cây gạo ATM giúp người nghèo trong dịch bệnh Covid-19

Những bếp ăn tình thương, cây gạo ATM giúp người nghèo trong dịch bệnh Covid-19

VOV.VN - Giữa những khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, người dân Đà Nẵng luôn hướng về cộng đồng, bằng những việc làm thiện nguyện đầy ý nghĩa.