Bí thư TP.HCM: "Quyết tâm sau 1 tuần tới, thành phố có thể khống chế được dịch bệnh"

VOV.VN - TP.HCM chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn để duy trì lợi ích lâu dài, quyết tâm khống chế được dịch bệnh Covid-19 trong khoảng 1 tuần.

Tại buổi họp của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP.HCM diễn ra trưa 19/6, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên thống nhất với các đề xuất của các Sở - ngành, quận - huyện về việc triển khai biện pháp mạnh hơn, quyết liệt hơn - đây là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Theo đó, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên cho rằng, toàn thành phố đã nỗ lực, thực hiện nhiều biện pháp nghiêm và về cơ bản đã kiểm soát được một số chuỗi lây nhiễm nhưng vẫn chưa khống chế được dịch bệnh. Vì vậy, thống nhất với các đề xuất của các Sở - ngành, quận - huyện về việc triển khai biện pháp mạnh hơn, quyết liệt hơn - đây là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, biện pháp căn cơ nhất vẫn là tiêm vaccine nhưng để vaccine hoạt động hiệu quả cần có thời gian. Do đó, trước mắt vẫn cần tiếp tục tăng cường hiệu quả công tác truy vết, khoanh vùng, dập dịch triệt để và tầm soát diện rộng; đồng thời có biện pháp kiểm soát và giảm bớt dòng người đến TP.HCM; nâng cao mức giãn cách xã hội tại thành phố.

Đối với những địa điểm, khu vực có thể đảm bảo an toàn với dịch bệnh thì thực hiện biện pháp nới lỏng hơn; riêng hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa chỉ hạn chế khi thật sự cần thiết, tránh việc đình trệ.

Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm để tạo nề nếp, kỷ cương trong quá trình thực hiện phòng chống dịch bệnh. “Quyết tâm sau 1 tuần tới, thành phố có thể khống chế được dịch bệnh. Chúng ta chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn để duy trì lợi ích lâu dài”, ông Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Đồng tình với các ý kiến tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình lưu ý, TP.HCM cần cân nhắc mọi tình huống có thể xảy ra, chủ động xây dựng và triển khai một số biện pháp tương xứng riêng, cụ thể, linh hoạt riêng của thành phố để phòng chống dịch trên địa bàn. Trong đó, siết chặt công tác quản lý, kiểm tra, rà soát các biện pháp đang triển khai.

Phó Thủ tướng Thường trực cũng nhấn mạnh biện pháp phòng chống dịch hiệu quả hiện nay là vaccine + 5K + công nghệ. Công nghệ phải được ứng dụng trong các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; ứng dụng trong tiêm vắc xin, công tác truy vết, cách ly, trong quản lý hành chính… để nâng cao hiệu quả thực hiện.

Đồng thời, trước khi triển khai biện pháp mạnh hơn, thành phố cần công bố cho người dân biết và nắm bắt rõ các thông tin về cung ứng hàng hóa thiết yếu, lượng thực, thực phẩm, giao thông đi lại… để chủ động trong sinh hoạt, làm việc, tránh việc người dân hoang mang, lo lắng và tích trữ không cần thiết.

Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong, Trưởng ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM cho biết, hiện nay thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ với một số biện pháp tăng cường.

Tuy nhiên, diễn biến của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố đang rất phức tạp và có nhiều điểm mới khó lường. Con số người nhiễm bệnh tăng cao, tăng nhanh và dự báo khả năng con số người nhiễm sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới. Vì vậy, việc siết chặt, nâng cao hơn mức độ của các biện pháp phòng, chống dịch đang triển khai là phù hợp với yêu cầu của tình hình hiện nay để có thể nhanh chóng kiểm soát và khống chế dịch bệnh, nhất là các chuỗi dịch chưa rõ nguồn lây.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đề nghị các quận - huyện và TP.Thủ Đức đánh giá lại năng lực y tế trên địa bàn. Ngoài ra, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các quận - huyện và TP.Thủ Đức cần tự rà soát, đánh giá lại năng lực y tế trên địa bàn, nhất là khả năng đáp ứng nhu cầu cách ly tập trung để tính toán phương án phù hợp ở góc độ địa phương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Y tế sẽ ưu tiên cho TP.HCM nếu vaccine về tiếp trong tháng 7/2021
Bộ Y tế sẽ ưu tiên cho TP.HCM nếu vaccine về tiếp trong tháng 7/2021

VOV.VN - Bộ Y tế sẽ tiếp tục ưu tiên cấp cho TP.HCM khi đợt vaccine trong tháng 7 này về tiếp.

Bộ Y tế sẽ ưu tiên cho TP.HCM nếu vaccine về tiếp trong tháng 7/2021

Bộ Y tế sẽ ưu tiên cho TP.HCM nếu vaccine về tiếp trong tháng 7/2021

VOV.VN - Bộ Y tế sẽ tiếp tục ưu tiên cấp cho TP.HCM khi đợt vaccine trong tháng 7 này về tiếp.

Bà Rịa-Vũng Tàu đề xuất Chính phủ được chủ động mua vaccine phòng Covid-19
Bà Rịa-Vũng Tàu đề xuất Chính phủ được chủ động mua vaccine phòng Covid-19

VOV.VN - UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, vừa công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tường Vũ Đức Đam về việc đăng ký mua 1,5 triệu liều vaccine phòng Covid-19.

Bà Rịa-Vũng Tàu đề xuất Chính phủ được chủ động mua vaccine phòng Covid-19

Bà Rịa-Vũng Tàu đề xuất Chính phủ được chủ động mua vaccine phòng Covid-19

VOV.VN - UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, vừa công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tường Vũ Đức Đam về việc đăng ký mua 1,5 triệu liều vaccine phòng Covid-19.

2 ca mắc Covid-19 ở Lào Cai đã được chuyển về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
2 ca mắc Covid-19 ở Lào Cai đã được chuyển về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

VOV.VN - Trưa 19/6, bệnh nhân mắc Covid-19 thứ hai trong cộng đồng ở Lào Cai (được Bộ Y tế cấp mã BN12540) đã được đưa về điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương bằng xe chuyên dụng.

2 ca mắc Covid-19 ở Lào Cai đã được chuyển về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

2 ca mắc Covid-19 ở Lào Cai đã được chuyển về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

VOV.VN - Trưa 19/6, bệnh nhân mắc Covid-19 thứ hai trong cộng đồng ở Lào Cai (được Bộ Y tế cấp mã BN12540) đã được đưa về điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương bằng xe chuyên dụng.