Bình Định rà soát đảm bảo an toàn hồ đập

VOV.VN - Mấy ngày qua, tại tỉnh Bình Định có mưa to gây ngập úng nhiều vùng trũng thấp. Dự báo, những ngày tới tại Bình Định và các tỉnh Nam Trung bộ sẽ có đợt mưa rất lớn, nguy cơ cao ngập lụt hạ du, sạt lở vùng núi.

 

 

Tỉnh Bình Định có số lượng hồ đập, công trình thủy lợi nhiều nhất khu vực, trong đó phần lớn đã xuống cấp nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Hiện nay, tỉnh này đã yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, khơi thông dòng chảy, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi đang xây dựng để đảm bảo vượt lũ an toàn.

Đầu năm nay, từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới, tỉnh Bình Định phân bổ cho huyện Phù Mỹ sửa chữa, nâng cấp thân đập, cống lấy nước, tràn xả lũ hồ chứa nước Hố Trạnh ở xã Mỹ Chánh. Đến nay, công trình này đã cơ bản vượt lũ an toàn, đủ điều kiện tích nước cắt lũ và phục vụ tưới cho vụ sản xuất đông xuân.

Huyện Phù Mỹ là địa phương có nhiều hồ chứa nước nhất tỉnh Bình Định với 47 hồ chứa nước lớn  nhỏ, phần lớn được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ trước, hiện đã xuống cấp nhiều. Trước mùa mưa lũ năm nay, huyện Phù Mỹ còn 8 hồ chứa xung yếu, xuống cấp, nguy cơ mất an toàn. Đó là các hồ Thuận An, Hóc Xoài, Đập Phố, Đồng Dụ. Chuẩn bị đón đợt lũ lớn, UBND huyện Phù Mỹ chỉ đạo ban quản lý các hồ chứa này hạn chế tích nước, thường xuyên cử lực lượng kiểm tra các thân đập, khơi thông dòng chảy và thành lập đội xung kích ứng trực. 

Ông Lê Văn Lịch, Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định cho biết: "Hiện nay chúng tôi đã kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão của huyện, phối hợp nhà thầu thi công cùng với chính quyền địa phương làm 1 đội xung kích tại công trình để ứng trực mùa mưa bão. Trên địa bàn huyện có 8 hồ xung yếu tuy nhiên các hồ đến giờ phút này đã chuẩn bị đầy đủ phương án, vật tư 4 tại chỗ và đặc biệt các hồ hiện nay đã xả nước cạn hồ và tháo tất cả các tràn sẵn sàng đón đợt lũ sắp tới đây".

Tương tự, huyện trung du miền núi Hoài Ân cũng là địa phương thường xuyên chịu thiệt hại trong mùa mưa lũ. Qua khảo sát, trên địa bàn toàn huyện có gần 1.300 gia đình sinh sống vùng ngập lụt sâu, vùng ven sông và khu vực sạt lở nguy hiểm. Huyện Hoài Ân cũng còn nhiều hồ chứa nước xung yếu như Đồng Quang, Cây Điều, Hóc Cau, Hố Chuối, Hóc Sim… tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão. Nhiều đập dâng trên sông bị xuống cấp, hư hỏng, vận hành khó khăn. Thời gian qua, UBND huyện Hoài Ân đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để kiên cố nhiều công trình hồ chứa nước, đê kè xung yếu. Đến nay, huyện Hoài Ân đã hoàn thành việc sửa chữa, khắc phục khẩn cấp hư hỏng mái đập hồ chứa nước Ân Đôn, xã Ân Phong. Huyện đầu tư gần 15 tỷ đồng nâng cấp gần 900 m kè Phong Thạnh đoạn thuộc địa bàn thị trấn Tăng Bạt Hổ.

Ông Nguyễn Hữu Khúc, Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định cho biết: "An tâm nhất là các công trình huyện đã sớm triển khai đến nay cơ bản hoàn thành và đảm bảo vượt lũ. Các công trình hồ chứa thì huyện cũng đã triển khai cho các địa phương, các chủ quản lý hồ thực hiện 4 tại chỗ. Qua kiểm tra thì các địa phương, chủ hồ cũng đã làm tốt công tác 4 tại chỗ tại các hồ chứa".

Toàn tỉnh Bình Định có gần 480 công trình thủy lợi, trong đó 163 hồ chứa nước lớn nhỏ, 274 đập dâng cùng hơn 650 km đê sông, để biển. Từ năm 2016 đến nay, tỉnh này đã tranh thủ nhiều nguồn vốn để sửa chữa, nâng cấp 29 hồ chứa. Tuy nhiên, hiện còn 36 hồ bị hư hỏng xuống cấp. Một số công trình không đảm bảo mặt cắt đập, mái thượng hạ lưu chưa được gia cố sạt lở, thân đập có hiện tượng thấm…Trong 36 hồ bị hư hỏng xuống cấp có 12 hồ bị hư hỏng thuộc diện xung yếu cần hạn chế tích nước.

Trước mắt, giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh Bình Định ưu tiên nâng cấp sửa chữa 7 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp nặng như hồ Đồng Quang, Đá Bàn, Cây Sung, Giàn Tranh…

Ông Hồ Đắc Chương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho biết, tỉnh đã cử các đoàn đi kiểm tra từng địa phương để có phương án sẵn sàng ứng phó mưa lũ, nhất là các công trình đang thi công: "Tỉnh đã cử 4 đoàn đi kiểm tra, hiện nay lực lượng để tham gia phòng chống thiên tai cũng đã sẵn sàng. Chúng tôi cũng đã lập phương án phòng chống thiên tai đối với các hồ đập, đê kè, thông thoáng dòng chảy. Đặc biệt những đoạn đê kè đang thi công, những đoạn xung yếu thì đã có giải pháp gia cố phù hợp để chống lũ"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nỗi lo an toàn hồ đập thủy lợi ở Đắk Lắk trong mùa mưa lũ
Nỗi lo an toàn hồ đập thủy lợi ở Đắk Lắk trong mùa mưa lũ

VOV.VN - Theo thống kê của ngành nông nghiệp, tỉnh Đắk Lắk hiện có tới 62 công trình thủy lợi bị hư hỏng cần được đầu tư nâng cấp sửa chữa.

Nỗi lo an toàn hồ đập thủy lợi ở Đắk Lắk trong mùa mưa lũ

Nỗi lo an toàn hồ đập thủy lợi ở Đắk Lắk trong mùa mưa lũ

VOV.VN - Theo thống kê của ngành nông nghiệp, tỉnh Đắk Lắk hiện có tới 62 công trình thủy lợi bị hư hỏng cần được đầu tư nâng cấp sửa chữa.

Đảm bảo an toàn hồ đập thủy điện mùa mưa bão gắn với phòng, chống dịch COVID-19
Đảm bảo an toàn hồ đập thủy điện mùa mưa bão gắn với phòng, chống dịch COVID-19

VOV.VN - Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các nhà máy thủy điện phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác phòng dịch, phòng chống thiên tai.

Đảm bảo an toàn hồ đập thủy điện mùa mưa bão gắn với phòng, chống dịch COVID-19

Đảm bảo an toàn hồ đập thủy điện mùa mưa bão gắn với phòng, chống dịch COVID-19

VOV.VN - Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các nhà máy thủy điện phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác phòng dịch, phòng chống thiên tai.

CDC Thanh Hoá cử 2 đội phản ứng nhanh hỗ trợ dập dịch tại thị xã Bỉm Sơn
CDC Thanh Hoá cử 2 đội phản ứng nhanh hỗ trợ dập dịch tại thị xã Bỉm Sơn

VOV.VN - Dịch COVID-19 tại thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá đang diễn tiến nguy hiểm với số ca mắc và số lượng F1, F2 tăng nhanh, nguy cơ dịch bệnh bùng phát là rất lớn.

CDC Thanh Hoá cử 2 đội phản ứng nhanh hỗ trợ dập dịch tại thị xã Bỉm Sơn

CDC Thanh Hoá cử 2 đội phản ứng nhanh hỗ trợ dập dịch tại thị xã Bỉm Sơn

VOV.VN - Dịch COVID-19 tại thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá đang diễn tiến nguy hiểm với số ca mắc và số lượng F1, F2 tăng nhanh, nguy cơ dịch bệnh bùng phát là rất lớn.