Cai nghiện ma túy tại cộng đồng ở Bình Dương còn nhiều khó khăn

VOV.VN - Cai nghiện ma túy tại cộng đồng là hình thức người cai nghiện sống cùng gia đình để thoải mái hơn, từ đó có động lực cai nghiện. Thế nhưng nhiều gia đình thiếu kiến thức về cai nghiện, địa phương thiếu điều kiện hỗ trợ nên mô hình này ở Bình Dương không đạt được hiệu quả như mong đợi.

 

 

Gần 40 tuổi, bà Nguyễn Thị Tơ (tên nhân vật được thay đổi) ở thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương mới sinh được đứa con trai nên mọi tình yêu thương đều dành hết cho cậu. Cũng từ sự nuông chiều của gia đình, năm 20 tuổi, Lê Ninh bắt đầu cuộc sống buông thả và nếm thử mùi vị của ma túy theo lời dụ dỗ của bạn bè. Cũng từ đó, bao nhiêu tiền của trong gia đình đều “không cánh mà bay” theo những tép ma túy.

Thương con, ban đầu bà Tơ nhốt trong nhà để cả gia đình giúp cai nghiện nhưng không thành nên đành nhờ đến lực lượng công an. Tuy nhiên, theo quy định 116/2021 của Chính phủ và Luật phòng chống ma túy, để đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc thì trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị công an phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, qua nhiều lần theo dõi công an vẫn chưa bắt được quả tang nên chưa đủ điều kiện đưa Lê Ninh đi cai nghiện bắt buộc.

Bà Tơ chia sẻ, có con nghiện ma túy đúng là nỗi đau của gia đình. Mỗi lần thấy con đau đớn khi lên cơn, hay không thể kiểm soát được bản thân đập phá nhà cửa mà lo sợ. Giờ chỉ mong sớm đưa con đi trung tâm cai nghiện chứ để ở nhà không thể giúp con hồi tỉnh: “Tôi rất khổ tâm, nhưng giờ không biết làm sao, mẹ làm sao bỏ được con. Thấy con vậy có nhiều người ngại chứ tôi nhất định phải đưa đi cơ sở cai nghiện để trở thành người tốt".

Hiện nay, ở Bình Dương rất nhiều gia đình có người thân nghiện ma túy đang phải “khóc cạn nước mắt” khi không thể kéo họ ra khỏi "nàng tiên nâu". Bởi, việc cai nghiện đòi hỏi chuyên môn cao, thế nhưng gia đình lại không có phương pháp, trong khi đó trạm y tế cấp xã ở Bình Dương lại thiếu cơ sở vật chất, con người để hỗ trợ cắt cơn, điều trị cai nghiện ma túy như Luật phòng chống ma túy quy định. Mặt khác, ở Bình Dương cũng chưa có điểm hỗ trợ cai nghiện trong khi lãnh đạo tỉnh này đã chỉ đạo thành lập cách đây 4 năm. Để người nghiện ngoài cộng đồng nhưng việc hỗ trợ cai nghiện ma túy còn nhiều hạn chế cũng là nỗi lo về mất an ninh trật tự.

Trung tá Phan Quốc Thu, Phó trưởng Công an phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cho biết, là một trong những phường có số người nghiện ngoài xã hội cao với 83 người nên công tác quản lí địa bàn cũng gặp không ít khó khăn. Bởi, những người nghiện để có tiền sử dụng ma túy sẽ thực hiện các hành vi phạm tội nên phải thường xuyên theo dõi, răn đe.

“Đối tượng ở Phú Cường quản lí nhưng họ hay đi lang thang nên rất khó quản lí. Họ thường không có nghề nghiệp, sống lang thang, tiền để sử dụng ma túy hầu như xin của gia đình, nếu không có bằng mọi biện pháp để có, có thể phạm tội để có tiền sử dụng ma túy nên rất khó khăn cho địa phương" - Trung tá Thu nói.

Theo thống kê của phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm ma túy, Công an tỉnh Bình Dương, tính đến tháng 6 năm 2022, Bình Dương có 3.448 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 229 người so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, số người cai nghiện áp dụng mô hình cai nghiện “tại gia” chiếm 2.611 người, người nghiện đủ điều kiện đưa vào cơ sở cai nghiện, trại tạm giam, nhà tạm giữ chỉ chiếm con số nhỏ.

Người nghiện ma túy ngày càng trẻ hóa về độ tuổi, trong đó rất nhiều người dưới 18 tuổi và nhiều nhất là từ 18-30 tuổi. Đáng báo động tình hình người nghiện sử dụng đồng thời nhiều loại ma túy ngày càng phổ biến nên rất khó cai. Việc sử dụng ma túy tổng hợp gây rối loạn tâm thần “ngáo đá” dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật và gây ra các vụ án giết người vô cớ gây bức xúc, lo lắng trong nhân dân.

Thượng tá Đỗ Ngọc Ẩn, Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm ma túy, Công an Tỉnh Bình Dương nhấn mạnh, cai nghiện tại gia đình, cộng đồng là một trong những giải pháp giúp người nghiện không bị cách ly khỏi xã hội, không gián đoạn học tập, công việc, giảm sự kỳ thị và có cơ hội hòa nhập cộng đồng cao hơn. Thế nhưng, cai nghiện tại cộng đồng nghĩa là môi trường xung quanh người nghiện còn nguyên đó với đầy đủ cám dỗ, việc họ không thể hồi tỉnh, hoặc tái sử dụng ma túy gần như là tất yếu.

“Trong khi đầu óc họ không ổn định thì phải có khoảng thời gian cách ly để họ bình ổn, phải có trợ giúp về thuốc. Nếu ở cộng đồng rất khó, ngay cả có thuốc bổ trợ thì cũng rất khó, bởi đòi hỏi nhu cầu ma túy rất lớn. Hiện giờ, chưa có thuốc cai nghiện, chỉ có thuốc an thần kinh giúp dịu nỗi đau, cơn sốc"

Cai nghiện tại cộng đồng như quy định tại Nghị định số 94/2010, Nghị định 111/2013, hay Nghị định số 116/2021 ở Bình Dương đang bộc lộ những khó khăn, chưa hiệu quả. Tuy nhiên, không thể đưa tất cả người nghiện vào các trung tâm cai nghiện bắt buộc do thiếu cơ sở, cũng như nguồn lực thực hiện. Thực tế đặt ra yêu cầu cấp thiết cho Bình Dương trong việc xem xét lại công tác tổ chức cai nghiện ma túy tại cộng đồng để nâng cao hiệu quả của hoạt động này, chống tái nghiện, giúp người nghiện từng bước hòa nhập cộng đồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đà Nẵng: Gần 50% số người đang quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú có việc làm ổn định
Đà Nẵng: Gần 50% số người đang quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú có việc làm ổn định

VOV.VN - Gần 50% số người đang quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú ở thành phố Đà Nẵng có việc làm ổn định. Thành phố này có nhiều chính sách hỗ trợ phương tiện sinh kế cũng như học nghề giúp họ vươn lên hòa nhập cộng đồng.

Đà Nẵng: Gần 50% số người đang quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú có việc làm ổn định

Đà Nẵng: Gần 50% số người đang quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú có việc làm ổn định

VOV.VN - Gần 50% số người đang quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú ở thành phố Đà Nẵng có việc làm ổn định. Thành phố này có nhiều chính sách hỗ trợ phương tiện sinh kế cũng như học nghề giúp họ vươn lên hòa nhập cộng đồng.

Cai nghiện cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi trăm bề khó khăn
Cai nghiện cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi trăm bề khó khăn

VOV.VN - Việc đảm bảo quyền học tập cho các em ở các cơ sở cai nghiện bắt buộc đã được quy định, tuy nhiên, từ thực tế cho thấy việc tổ chức sẽ không hề đơn giản, cần phương án cụ thể.

Cai nghiện cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi trăm bề khó khăn

Cai nghiện cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi trăm bề khó khăn

VOV.VN - Việc đảm bảo quyền học tập cho các em ở các cơ sở cai nghiện bắt buộc đã được quy định, tuy nhiên, từ thực tế cho thấy việc tổ chức sẽ không hề đơn giản, cần phương án cụ thể.

Mộc Châu: Ôm chăn ra trụ sở xã xin đi cai nghiện ma túy
Mộc Châu: Ôm chăn ra trụ sở xã xin đi cai nghiện ma túy

VOV.VN - Do hiểu biết còn hạn chế, chưa nhận thức đúng, đủ về tác hại của ma túy, người dân ở các bản biên giới Mộc Châu đã tham gia vào việc buôn bán ma túy qua biên giới, hoặc sử dụng ma túy. Không chỉ làm “nóng” địa bàn, điều này còn khiến nhiều hộ gia đình đã nghèo, càng thêm khốn khó.

Mộc Châu: Ôm chăn ra trụ sở xã xin đi cai nghiện ma túy

Mộc Châu: Ôm chăn ra trụ sở xã xin đi cai nghiện ma túy

VOV.VN - Do hiểu biết còn hạn chế, chưa nhận thức đúng, đủ về tác hại của ma túy, người dân ở các bản biên giới Mộc Châu đã tham gia vào việc buôn bán ma túy qua biên giới, hoặc sử dụng ma túy. Không chỉ làm “nóng” địa bàn, điều này còn khiến nhiều hộ gia đình đã nghèo, càng thêm khốn khó.