Chính phủ tháo gỡ vướng mắc Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TPHCM

VOV.VN - TPHCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có Nghị quyết tháo gỡ vướng mắc cho Dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng.

Tại cuộc họp trực tuyến Chính phủ thường kỳ tháng 3/2021 diễn ra chiều 31/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, thực hiện Chỉ đạo của Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ đã làm việc với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để làm rõ hơn cơ sở pháp lý và hai bộ thống nhất việc Chính phủ ban hành Nghị quyết của Chính phủ để tháo gỡ vướng mắc cho Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1. 

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1 được hình thành trong bối cảnh nhu cầu về giải quyết triều cường, ngập úng tại TPHCM là rất cấp thiết. Do nhu cầu về vốn đầu tiên là quá lớn, gần 10.000 tỷ đồng nhưng nguồn vốn nhà nước không đủ đáp ứng nên dự án được áp dụng hợp đồng BT.

Tại thông báo số 285 ngày 20/8/2015, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý áp dụng hình thức BT thanh toán bằng quỹ đất. Trường hợp giá trị thanh toán bằng quỹ đất nhỏ hơn giá trị hợp đồng BT thì TPHCM được thanh toán bằng ngân sách của TP phần chênh lệch.

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, vướng mắc chính của dự án liên quan đến phương án thanh toán cho nhà đầu tư. Cụ thể, tại Nghị định 15/2015 và Quyết định 23/2015 quy định thực hiện thanh toán dự án BT bằng quỹ đất theo nguyên tắc ngang giá, bù trừ chênh lệch giữa giá trị dự án BT và quỹ đất thanh toán. Mặc dù Nghị định 15 và Quyết định 23, Thông báo 285 không quy định cụ thể tỷ lệ thanh toán bằng quỹ đất và bằng tiền nhưng việc UBND TPHCM kí hợp đồng BT với nhà đầu tư với tỷ lệ giá trị quỹ đất chỉ bằng 16% giá trị dự án BT là “chưa hoàn toàn phù hợp”.

Nghị định 15 quy định phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền quy định của pháp luật về đầu tư công để quyết định chủ trương sử dụng vốn nhà nước trước khi phê duyệt đề xuất dự án PPP. Nhưng tại thời điểm đó, UBND TP có báo cáo và được HĐND TPHCM chấp thuận nhưng chưa được Thủ tướng đồng ý. Ông Mai Tiến Dũng cho biết, để tháo gỡ vướng mắc dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết của Chính phủ để cho phép tiếp tục triển khai thực hiện dự án theo kiến nghị của UBND TPHCM.

Về sự việc này, ông Mai Tiến Dũng cho rằng, TPHCM là đô thị lớn nhất cả nước, do tác động của biến đổi khí hậu nên mỗi khi mưa lớn triều cường thì tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường…đã nghiêm trọng lại càng nghiêm trọng hơn. Do vậy việc triển khai các dự án chống ngập là yêu cầu cấp thiết đối với TPHCM.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 30/3/2021, Văn phòng Chính phủ đã làm việc với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để làm rõ hơn cơ sở pháp lý và hai bộ thống nhất việc Chính phủ ban hành Nghị quyết của Chính phủ để tháo gỡ vướng mắc cho dự án là “có cơ sở và thuộc thẩm quyền của Chính phủ”.

“Đây là dự án cấp thiết của TPHCM, đã thực hiện trên 96% nên nếu để chậm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế-xã hội, nhất là môi trường, lãng phí nguồn lực đã đầu tư. Vì vậy, việc Chính phủ ban hành Nghị quyết để tháo gỡ vướng mắc tiếp tục triển khai thực hiện, sớm hoàn thành để phát huy hiệu quả đầu tư là cần thiết”, ông Mai Tiến Dũng nói.

Ngoài ra, ông Mai Tiến Dũng cho biết, thực tế Chính phủ đã ban hành Nghị quyết có tính tương đồng với dự án này, đó là Nghị quyết 140 ngày 9/11/2018 đối với dự án nâng cấp đường bộ nối hai tỉnh Phú Yên-Gia Lai đoạn trên tỉnh Phú Yên, dự án áp dụng loại hình BT và thanh toán bằng tiền. Vì thế, Văn phòng Chính phủ trình Chính phủ thống nhất với dự thảo của Nghị quyết do Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong ngày 1/4/2021.

Được biết, Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu, giai đoạn 1 là dự án trọng điểm của TPHCM, góp phần hoàn thành chương trình đột phá “Giảm ngập nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng”. Dự án được triển khai với các mục tiêu ngăn triều cường và ứng phó tác động của biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TPHCM; điều tiết mực nước trong kênh rạch với khả năng tiêu thoát nước đô thị ra các sông lớn thông qua hệ thống máy bơm được lắp đặt ở các cống thuộc dự án, đặc biệt là khi xảy ra hiện tượng triều cao kết hợp mưa lớn (hệ thống cống ngăn triều khép kín); Hỗ trợ trữ nước mưa trong vùng bảo vệ của dự án khi triều cường xuống thấp, kết hợp chống sạt lở bờ sông và cải tạo cảnh quan, môi trường.

Dự án triển khai với quy mô 7 hạng mục gồm 6 cống ngăn triều lớn và hạng mục 7,8 km đê kè ven sông Sài Gòn. Địa điểm xây dựng thuộc địa bàn các quận 1, 4, 7, 8, huyện Nhà Bè và Bình Chánh.

Dự án được khởi công từ giữa năm 2016 và dự kiến hoàn thành trong tháng 4/2018. Tuy nhiên do những khó khăn vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và nguồn vốn nên sau đó tiến độ hoàn thành được lùi lại nhiều lần./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cà Mau tăng cường phòng chống dịch sau ngập lụt kéo dài 
Cà Mau tăng cường phòng chống dịch sau ngập lụt kéo dài 

VOV.VN - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa tiếp tục có công văn, chỉ đạo thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục những hậu quả do thiên tai gây ra. Chú trọng bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.

Cà Mau tăng cường phòng chống dịch sau ngập lụt kéo dài 

Cà Mau tăng cường phòng chống dịch sau ngập lụt kéo dài 

VOV.VN - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa tiếp tục có công văn, chỉ đạo thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục những hậu quả do thiên tai gây ra. Chú trọng bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.

TPHCM chạy đua chống ngập mùa triều cường
TPHCM chạy đua chống ngập mùa triều cường

VOV.VN - Bước vào tháng 8 âm lịch là mùa triều cường cuối năm tại Nam Bộ, trong đó TP.HCM là một trong những khu vực hứng chịu nặng nhất.

TPHCM chạy đua chống ngập mùa triều cường

TPHCM chạy đua chống ngập mùa triều cường

VOV.VN - Bước vào tháng 8 âm lịch là mùa triều cường cuối năm tại Nam Bộ, trong đó TP.HCM là một trong những khu vực hứng chịu nặng nhất.

Dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng tại TP HCM vẫn vướng mặt bằng
Dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng tại TP HCM vẫn vướng mặt bằng

VOV.VN - Dự án đã đạt 78% tổng khối lượng và dự kiến đưa vào hoạt động vào tháng 10/2020 nhằm chào mừng Đại hội Đảng bộ TP HCM.

Dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng tại TP HCM vẫn vướng mặt bằng

Dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng tại TP HCM vẫn vướng mặt bằng

VOV.VN - Dự án đã đạt 78% tổng khối lượng và dự kiến đưa vào hoạt động vào tháng 10/2020 nhằm chào mừng Đại hội Đảng bộ TP HCM.