Chuyển biến mạnh mẽ về y tế ở huyện nghèo Mường Khương 

VOV.VN - Xuất phát điểm về kinh tế thấp, giao thông khó khăn, nhưng thời gian qua, huyện nghèo Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã có những bước tiến đáng kể về y tế, nhất là trong nhận thức của đồng bào vùng cao đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe.

Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai mỗi ngày đều đông đúc và tất bật ngay từ đầu giờ sáng.

Điều đặc biệt, giữa trung tâm huyện, nhưng bệnh nhân người Kinh lại là thiểu số, còn chủ yếu là bà con đồng bào Mông, Nùng, Dao, Giáy… đến từ khắp các xã xa gần.

Mặc dù vậy, bệnh viện luôn được điều tiết ngăn nắp và quy củ. Đội ngũ y bác sĩ hết sức nhiệt tình và hầu như ai cũng ít nhiều đều có thể giao tiếp với người bản địa.

Bác sĩ Pờ Thị Lan, Khoa Xét nghiệm – Chẩn đoán hình ảnh chia sẻ, riêng bộ phận siêu âm  mỗi ngày tiếp nhận khoảng 40 – 50 bệnh nhân vào thăm khám, có lúc đông lên khoảng 100 bệnh nhân, chủ yếu là người dân tộc thiểu số, nếu như không biết tiếng cũng là một rào cản lớn.

“Bản thân tôi cũng là người đồng bào ở đây và có thể nói được 3 – 4 thứ tiếng nên không ngại lắm. Bệnh nhân cơ bản đều chấp hành tốt, cũng có những người trình độ văn hóa thấp rất bỡ ngỡ khi vào viện, nhưng khi được hướng dẫn thì họ đều tuân thủ”, bác sĩ Lan nói.

Vốn là huyện 30a, Mường Khương còn tới 5 xã khó nhất toàn tỉnh với tỷ lệ hộ nghèo trên 28%. Theo ông Nguyễn Văn Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Y Tế huyện Mường Khương, nghèo khó luôn đi kèm với lạc hậu, muốn chuyển biến nhận thức của bà con phải sâu sát từ cơ sở. Qua thời gian, công tác dân số và phát triển cũng như khám chữa bệnh ban đầu đã tiến rất gần tới người dân, cả ở những nơi xa nhất.

Ví dụ như đối với vấn đề sinh con tại nhà, một mặt cán bộ y tế vẫn vận động bà con ra trạm xá sinh đẻ; một mặt hơn 30 cô đỡ thôn bản nằm ở những vùng khó nhất của Mường Khương sẵn sàng tới tận nhà làm công tác hộ sinh. Nhờ đó, tỷ lệ sinh tại nhà của huyện từ 60 – 70% nay giảm xuống chỉ còn hơn 20%; đặc biệt, hầu như không còn ghi nhận ca tai biến trong sản phụ.

“Phải nói như vậy là rất cố gắng rồi vì đặc thù đường sá khó khăn, hiểm trở, cộng thêm ảnh hưởng của các phong tục, tập quán nên muốn thay đổi nhận thức bà con khó có thể một sớm một chiều”, ông Nghĩa cho biết.

Trong phòng chống Covid-19, sở hữu tuyến biên giới dài và phức tạp nhất Lào Cai (dài gần 100km), nhưng Mường Khương thời gian qua đã kiểm soát tốt dịch bệnh.

Ông Giàng Quốc Hưng, Bí thư Huyện ủy Mường Khương cho biết, có được những kết quả trên phải bằng quá trình dài nỗ lực của cả Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Chính vì Mường Khương luôn xác định con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, nên yếu tố này phải được quan tâm hàng đầu. Việc nâng cao tầm vóc, thể lực, trí tuệ con người Mường Khương cũng là nhiệm vụ xuyên suốt tối quan trọng, càng ý nghĩa hơn khi Đại hội Đảng bộ huyện vừa qua xác định quyết tâm đưa Mường Khương thoát nghèo trong 5 năm tới.

“Huyện có những Đề án, Nghị quyết riêng liên quan đến vấn đề an sinh xã hội. Với Mường Khương, trước hết phải thoát khỏi nghèo đói, từ đó đời sống, sức khỏe, tinh thần của nhân dân cũng sẽ được nâng lên. Đó là mục tiêu cao nhất trong nhiệm kì chúng tôi đã xác lập”, Bí thư Giàng Quốc Hưng nhấn mạnh./.                                                                        

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhân viên y tế thôn bản ở Sơn La nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng
Nhân viên y tế thôn bản ở Sơn La nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng

VOV.VN -Đội ngũ nhân viên y tế thôn bản ở Sơn La nỗ lực làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, và giúp đồng bào tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tiên tiến.

Nhân viên y tế thôn bản ở Sơn La nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng

Nhân viên y tế thôn bản ở Sơn La nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng

VOV.VN -Đội ngũ nhân viên y tế thôn bản ở Sơn La nỗ lực làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, và giúp đồng bào tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tiên tiến.

Nữ Phó Khoa sản bệnh viện huyện đầu độc cháu nội 11 tháng tuổi
Nữ Phó Khoa sản bệnh viện huyện đầu độc cháu nội 11 tháng tuổi

Thấy cháu nội sinh non bị bại não và hở hàm ếch, thay vì chữa bệnh cho cháu thì bà nội 2 lần bỏ thuốc độc (thuốc diệt chuột) vào sữa để đầu độc cháu.

Nữ Phó Khoa sản bệnh viện huyện đầu độc cháu nội 11 tháng tuổi

Nữ Phó Khoa sản bệnh viện huyện đầu độc cháu nội 11 tháng tuổi

Thấy cháu nội sinh non bị bại não và hở hàm ếch, thay vì chữa bệnh cho cháu thì bà nội 2 lần bỏ thuốc độc (thuốc diệt chuột) vào sữa để đầu độc cháu.

Khởi tố nguyên Giám đốc Bệnh viện huyện vì nhận tiền "bôi trơn"
Khởi tố nguyên Giám đốc Bệnh viện huyện vì nhận tiền "bôi trơn"

VOV.VN -Trước đó, ông Hà Văn Tần bị cáo buộc ép gần 20 y sĩ, y tá,...diện hợp đồng nộp hàng chục triệu đồng "bôi trơn" trước kỳ xét tuyển viên chức.

Khởi tố nguyên Giám đốc Bệnh viện huyện vì nhận tiền "bôi trơn"

Khởi tố nguyên Giám đốc Bệnh viện huyện vì nhận tiền "bôi trơn"

VOV.VN -Trước đó, ông Hà Văn Tần bị cáo buộc ép gần 20 y sĩ, y tá,...diện hợp đồng nộp hàng chục triệu đồng "bôi trơn" trước kỳ xét tuyển viên chức.