Đề nghị TP.HCM kiểm tra việc mua bán thuốc điều trị COVID-19 đang thử nghiệm lâm sàng

VOV.VN - Bộ Y tế nêu rõ, việc mua, bán sử dụng các thuốc không được phép lưu hành trên thị trường này là vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật Dược và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân.

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn 1448 ngày 7/12/2021 gửi Sở Y tế TP.HCM về việc  tăng cường kiểm tra, xác minh việc mua bán thuốc điều trị COVID-19 đang thử nghiệm lâm sàng, thuốc chưa được cấp phép lưu hành trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến.

Theo văn bản này, thời gian qua, một số trang báo phản ánh tình trạng rao bán thuốc chữa Covid-19 tràn lan ở Sài Gòn và tình trạng thiếu hụt “túi thuốc C” (gói thuốc được cấp cho bệnh nhân COVID-19 có chứa thuốc Molnupiravir đang thử nghiệm lâm sàng), một số đối tượng trên địa bàn đã rao bán trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến các loại thuốc điều trị COVID-19 có dược chất Molnupiravir là thuốc đang được thử nghiệm lâm sàng hoặc thuốc nước ngoài chứa dược chất Molnupiravir, Favipiravir chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Theo Cục Quản lý Dược, việc mua, bán sử dụng các thuốc không được phép lưu hành trên thị trường này là vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật Dược và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân, giảm hiệu quả phòng chống dịch và nguy cơ thuốc giả, thuốc nhập lậu.

Để bảo đảm an toàn cho người sử dụng, thực hiện nghiêm Luật dược 2016 và chấn chỉnh tình trạng vi phạm pháp luật trong thử nghiệm, lưu hành thuốc điều trị COVID-19, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế phối hợp với các đơn vị chức năng trên địa bàn khẩn trương kiểm tra việc phân phối, cấp phát, sử dụng thuốc điều trị Molnupiravir đang được thử nghiệm lâm sàng tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tránh thất thoát, thẩm lậu thuốc ra ngoài thị trường. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu hình sự, chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.

Tham mưu cấp có thẩm quyền, phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố như Ban chỉ đạo 389 thành phố, Công an thành phố và các cơ quan chức năng khác kiểm tra, xác minh việc đăng tải các thông tin liên quan đến mua, bán thuốc điều trị COVID-19 đang thử nghiệm lâm sàng và thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ thông qua mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến khác, xử lý nghiêm để răn đe các trường hợp vi phạm.

Rà soát, kiểm tra tình trạng thiếu hụt “túi thuốc C” tại các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19. Nếu có tình trạng thiếu hụt, Sở Y tế chủ động có giải pháp giải quyết tình trạng thiếu hụt để kịp thời cung ứng đầy đủ thuốc cho bệnh nhân F0./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Hội chứng gói thuốc C” - Nguy cơ tiền mất tật mang
“Hội chứng gói thuốc C” - Nguy cơ tiền mất tật mang

VOV.VN - Từ hiệu quả thử nghiệm ban đầu của thuốc Molnupiravir đối với những F0 là người cao tuổi, có bệnh nền khiến một số người coi đó là “thần dược”, săn lùng với giá đắt đỏ dù chưa đến mức cần dùng.

“Hội chứng gói thuốc C” - Nguy cơ tiền mất tật mang

“Hội chứng gói thuốc C” - Nguy cơ tiền mất tật mang

VOV.VN - Từ hiệu quả thử nghiệm ban đầu của thuốc Molnupiravir đối với những F0 là người cao tuổi, có bệnh nền khiến một số người coi đó là “thần dược”, săn lùng với giá đắt đỏ dù chưa đến mức cần dùng.

Thuốc điều trị COVID-19 có hiệu quả với biến thể mới của virus?
Thuốc điều trị COVID-19 có hiệu quả với biến thể mới của virus?

VOV.VN - Để đảm bảo tỷ lệ tử vong vì COVID-19 giảm dù số F0 trong cộng đồng tăng, bên cạnh “vaccine và 5K”, thuốc điều trị kháng virus cũng đóng vai trò quan trọng.

Thuốc điều trị COVID-19 có hiệu quả với biến thể mới của virus?

Thuốc điều trị COVID-19 có hiệu quả với biến thể mới của virus?

VOV.VN - Để đảm bảo tỷ lệ tử vong vì COVID-19 giảm dù số F0 trong cộng đồng tăng, bên cạnh “vaccine và 5K”, thuốc điều trị kháng virus cũng đóng vai trò quan trọng.