Đề xuất xây dựng hệ thống radar hiện đại trên các đảo tiền tiêu để cảnh báo bão sớm

VOV.VN - Tổng cục KTTV đang đề xuất xây dựng các trạm radar hiện đại ở các đảo tiền tiêu giúp nâng cao năng lực dự báo bão sớm, phục vụ phát triển sinh kế biển và hợp tác quốc tế.

Kết nối đại dương, khí hậu và thời tiết trong hệ thống trái đất

Ngày 23/3, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Lễ phát động Hưởng ứng ngày Khí tượng Thế giới "Đại dương, thời tiết và khí hậu của chúng ta". Lễ phát động được tổ chức trực tuyến với các điểm cầu tại các Đài Khí tượng Thuỷ văn trên toàn quốc, các Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực và Fanpage của Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn với sự tham gia của các Bộ, ban, ngành đoàn thể… cùng với đó là Chương trình Toạ đàm quốc tế: “Giám sát Đại dương - Dự báo - Cảnh báo thiên tai phục vụ cuộc sống sinh kế trên biển và vùng ven biển”.

Phát biểu tại Lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho rằng, từ năm 1950, ngày 23/3 hàng năm được Tổ chức Khí tượng thế giới công nhận là ngày Khí tượng thế giới. Sự kiện này nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn của ngành Khí tượng thuỷ văn thế giới nói chung và của ngành Khí tượng Thuỷ văn Việt Nam nói riêng trong công cuộc phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an toàn của nhân dân không chỉ ở Việt Nam mà còn của nhân dân các nước trên thế giới.

Mỗi số liệu quan trắc, mỗi thông tin dự báo, cảnh báo của ngành Khí tượng Thuỷ văn Việt Nam bất kể ngày và đêm đã và đang từng bước góp phần vào sự phát triển bền vững đất nước; đồng thời đóng góp quan trọng, thiết thực nhằm tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ hiệu quả thông tin giữa các quốc gia.

Nhấn mạnh về chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2021 là "Đại dương, thời tiết và khí hậu của chúng ta", Thứ trưởng Lê Công Thành cho rằng, Tổ chức Khí tượng thế giới đưa ra chủ đề này nhằm nhấn mạnh thông điệp về việc kết nối đại dương, khí hậu và thời tiết trong hệ thống trái đất. Đại dương là nơi lưu giữ một phần lớn năng lượng nhiệt và ẩm, là động lực cho mọi hiện tượng thời tiết, khí hậu và đặc biệt là chu trình nước trên trái đất của chúng ta. Mặc dù vậy, những hiểu biết của chúng ta về đại dương còn rất ít ỏi. Vì vậy Liên Hợp Quốc đã khởi động Thập kỷ khoa học đại dương vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc giai đoạn 2021-2030 nhằm khuyến khích nỗ lực thu thập khoa học đại dương.

Thông qua các ý tưởng sáng tạo và chuyển đổi làm cơ sở thông tin để hỗ trợ phát triển bền vững. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành kêu gọi mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của ngành Khí Tượng Thuỷ văn nói riêng, cán bộ toàn ngành Tài nguyên và Môi trường nói chung tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm và cố gắng phát huy hơn nữa tinh thần sáng tạo, tính cần cù, vượt qua mọi khó khăn để tiếp tục gánh vác trọng trách to lớn của ngành, đáp ứng niềm tin của Đảng, Chính phủ; đáp ứng niềm tin và mong đợi của nhân dân "Đề nghị các cơ quan liên quan ở Trung ương và địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với ngành Khí tượng Thuỷ văn để hỗ trợ hiệu quả trong công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thuỷ văn phục vụ phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai gây ra, góp phần vào sự phát triển của đất nước và sinh kế bền vững của mỗi người dân. Là một thành viên của Tổ chức Khí tượng Thế giới, ngành Khí tượng Thuỷ văn Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan, cam kết thúc đẩy các hoạt động quan trắc và nghiên cứu khoa học Đại dương, góp phần thực hiện cam kết mục tiêu chung của Tổ chức Khí tượng Thế giới về Thập kỷ Khoa học Đại dương của Liên hợp quốc: “Đại dương an toàn”, “đại dương thấu hiểu” và “đại dương tường minh”.

Việt Nam đã và đang và sẽ phối hợp cùng với Tổ chức Khí tượng Thế giới và các nước thành viên có những chương trình nghiên cứu, trao đổi thông tin để ngày càng nâng cao năng lực dự báo, nâng cao vai trò, vị thế của ngành Khí tượng Thuỷ văn Việt Nam.

Xây dựng hệ thống radar dự báo bão sớm ở các đảo tiền tiêu

Tại Lễ Phát động Hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới và Tọa đàm “Giám sát đại dương – Dự báo cảnh báo thiên tai phục vụ sinh kế biển” do Tổng cục KTTV tổ chức nhân Kỷ niệm Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2021 diễn ra sáng 23/3 tại Hà Nội, ông Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV cho biết, ngày Khí tượng thế giới 23/3/2021 được Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) phát động, đại dương bao phủ tới 70% diện tích của Trái đất, đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống khí hậu và đời sống. Do đó, việc dự báo bão, nước biển dâng và tác động của bão sẽ tác động đến sinh kế người dân. Thời gian tới, Tổng cục KTTV tiếp tục đẩy mạnh dự báo, áp dụng công nghệ, xây dựng trạm quan trắc trên biển, tăng cường hợp tác khu vực.

“Trong đó, Tổng cục KTTV đang đề xuất việc xây dựng các trạm radar ở các đảo tiền tiêu, một mặt quét trong vòng 300km, giúp tăng cường năng lực dự báo bão sớm của Việt Nam và chia sẻ thông tin cho bạn bè quốc tế cùng sử dụng để ứng phó với thiên tai. Các radar này sẽ kết nối với trung tâm thông tin dữ liệu để chia sẻ thông tin cho các ngành địa phương như Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai, Tổng cục Thủy lợi… Bản tin sẽ trực tiếp gửi về cho bộ, ngành, địa phương. Tổng cục cũng phối hợp với đơn vị liên quan như Tổng cục Thủy sản, Cảnh sát biển, Biên phòng... để có phương thức truyền tin trực tiếp cho người dân kịp thời tránh trú khi có bão”, ông Trần Hồng Thái chia sẻ.

Theo ông Trần Hồng Thái, chủ đề của ngày Khí tượng thế giới năm nay cũng là thời điểm đánh dấu sự khởi động thập kỷ khoa học đại dương vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc giai đoạn 2021-2030 với nhiều mục tiêu được đưa ra như: Quản lý bền vững các hệ sinh thái vùng bờ, bao gồm khả năng phục hồi của hệ sinh thái và quy hoạch không gian biển để giảm thiểu tác động của mực nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan, lũ lụt và xói sạt lở…

Là thành viên của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), ngành KTTV Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan, cam kết thúc đẩy các hoạt động quan trắc và nghiên cứu khoa học Đại dương, góp phần thực hiện cam kết mục tiêu chung của WMO về Thập kỷ Khoa học Đại dương của Liên Hợp Quốc: “Đại dương an toàn”, “Đại dương thấu hiểu” và “Đại dương tường minh”. Việt Nam đã và đang phối hợp cùng với WMO và các nước thành viên có những chương trình nghiên cứu, trao đổi thông tin để ngày càng nâng cao năng lực dự báo, nâng cao vai trò, vị thế của ngành.

Khí tượng thuỷ văn đóng vai trò quan trọng nhất trong phòng chống thiên tai

Phát biểu tại chương trình, Phó Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trần Quang Hoài cho biết, dự báo khí tượng thuỷ văn trên biển có vai trò quan trọng và cấp thiết trong tình hình hiện nay. Việc dự báo chính xác, kịp thời các hiện tượng thời tiết trên biển giúp cho ngư dân có biện pháp di dời, phòng tránh, có giải pháp đảm bảo an toàn lồng bè nuôi trồng thuỷ hải sản. Từ đó giảm được nhiều thiệt hại về người và tài sản, giúp cho cuộc sống người dân được ổn định hơn.

"Ngành Khí tượng thủy văn đóng vai trò quan trọng nhất trong phòng chống thiên tai, những năm qua rủi ro thiên tai ngày càng tăng, năm 2020, thiệt hại do thiên tai lên đến gần 2 tỉ USD. Việc dự báo, cảnh báo thiên tai sớm cũng giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, các bộ, ngành, địa phương. Từ đó phối hợp, giúp đỡ các địa phương liên quan trong việc chủ động phòng tránh thiên tai, hạn chế thấp nhất rủi ro thiên tai gây ra. Đối với khu vực trên biển, thực hiện tốt điều này cũng giúp các cơ quan chức năng như Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Cảnh sát biển... chủ động các công tác của mình", ông Trần Quang Hoài nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, những thông tin khí tượng thuỷ văn biển giúp cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai vùng ven biển chủ động trong việc thực hiện phương châm "4 tại chỗ" (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ) hiệu quả hơn mỗi khi thiên tai xảy ra, từ đó giúp cho người dân vùng biển biết các thông tin thời tiết sớm, lên kế hoạch ứng phó, phòng tránh, sản xuất phù hợp hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nâng cao năng lực dự báo ngành Khí tượng thủy văn
Nâng cao năng lực dự báo ngành Khí tượng thủy văn

Việc nâng cao khả năng dự báo chính xác diễn biến và tác động thời tiết góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, đồng thời là bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai.

Nâng cao năng lực dự báo ngành Khí tượng thủy văn

Nâng cao năng lực dự báo ngành Khí tượng thủy văn

Việc nâng cao khả năng dự báo chính xác diễn biến và tác động thời tiết góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, đồng thời là bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai.

Tăng cường năng lực dự báo khí tượng thủy văn
Tăng cường năng lực dự báo khí tượng thủy văn

Chính phủ Việt Nam đã quan tâm đầu tư nhằm tăng cường năng lực khí tượng thuỷ văn, đặc biệt chú trọng hiện đại hóa mạng lưới quan trắc và công nghệ dự báo

Tăng cường năng lực dự báo khí tượng thủy văn

Tăng cường năng lực dự báo khí tượng thủy văn

Chính phủ Việt Nam đã quan tâm đầu tư nhằm tăng cường năng lực khí tượng thuỷ văn, đặc biệt chú trọng hiện đại hóa mạng lưới quan trắc và công nghệ dự báo

Tạo bước chuyển mạnh mẽ trong công tác dự báo khí tượng thủy văn
Tạo bước chuyển mạnh mẽ trong công tác dự báo khí tượng thủy văn

Trong hai ngày 13 và 14/4, tại Hà Nội, đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia về khí tượng thuỷ văn trong cả nước đã tham dự Hội thảo “Công tác dự báo bão, lũ năm 2008 và nhận định xu thế khí tượng thủy văn năm 2009”.

Tạo bước chuyển mạnh mẽ trong công tác dự báo khí tượng thủy văn

Tạo bước chuyển mạnh mẽ trong công tác dự báo khí tượng thủy văn

Trong hai ngày 13 và 14/4, tại Hà Nội, đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia về khí tượng thuỷ văn trong cả nước đã tham dự Hội thảo “Công tác dự báo bão, lũ năm 2008 và nhận định xu thế khí tượng thủy văn năm 2009”.