Hà Nội đề xuất quận Tây Hồ quản lý 8 bến thuyền trên Hồ Tây

VOV.VN - UBND Quận Tây Hồ được đề xuất là đơn vị quản lý Hồ Tây, chịu trách nhiệm đầu tư quản lý đối với 8 bến thuyền và tuyến du lịch thủy theo Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận; quản lý, tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch...

Hồ Tây với diện tích 527,517ha, chu vi xung quanh hồ dài khoảng 18,9km. Hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây cơ bản được hoàn thiện đồng bộ từ taluy mái kè với đường dạo, hệ thống thoát nước, chiếu sáng, cây xanh.

Hệ thống thu gom rác thải xung quanh Hồ Tây đã được hoàn thành 2/3 giai đoạn, phần lớn nước thải đã được đưa về nhà máy xử lý nước thải hồ Tây để xử lý...

Từ tháng 9/2016 đến nay, công tác quản lý, khai thác Hồ Tây do 7 đơn vị quản lý  gồm: Sở Xây dựng, Sở GT-VT, Sở VH-TT, Sở TN-MT, Sở Du lịch, Sở NN-PTNT và UBND quận Tây Hồ quản lý đan xen theo các lĩnh vực chuyên ngành và quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố.

Ngày 19/5 và ngày 25/5/2022, các Sở, ngành, Thành phố tổ chức họp liên ngành xem xét nội dung đề xuất giao quận Tây Hồ quản lý và khai thác Hồ Tây. Liên ngành thống nhất, đề xuất UBND Thành phố giao UBND quận Tây Hồ là đầu mối thống nhất quản lý, khai thác Hồ Tây các lĩnh vực như: trật tự đô thị, quản lý mặt nước, quản lý hạ tầng kỹ thuật xung quanh và trên Hồ Tây; quản lý cấp phép các hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và vui chơi giải trí, quản lý việc nuôi trồng, khai thác thủy sản trong nước…

Trên cơ sở đó, UBND quận Tây Hồ đề nghị UBND Thành phố giao UBND quận Tây Hồ chủ trì quản lý, tổ chức thực hiện các nội dung: quản lý mặt nước Hồ Tây bao gồm mái taluy kè hồ, lòng hồ, đảm bảo vệ sinh mặt nước; công tác chống lấn chiếm lòng hồ.

Về hạ tầng kỹ thuật, quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng, quản lý và tổ chức giao thông tại 11 tuyến đường, phố xung quanh Hồ Tây, đầu tư quản lý đối với 8 bến thuyền và tuyến du lịch thủy theo Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6 được UBND Thành phố phê duyệt); quản lý, tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch; quản lý việc nuôi trồng và khai thác thủy sản trên hồ Tây; quản lý môi trường nước…

Các lĩnh vực còn lại khu vực Hồ Tây do các Sở, ngành tiếp tục quản lý như mực nước hồ phục vụ tiêu thoát nước của lưu vực; quản lý hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom xử lý nước thải; an toàn giao thông, các cơ sở lưu trú…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Du thuyền, nhà hàng nổi hoang tàn vật vờ bên Hồ Tây
Du thuyền, nhà hàng nổi hoang tàn vật vờ bên Hồ Tây

VOV.VN - Sau 2 năm, TP Hà Nội buộc các chủ nhà hàng nổi trên Hồ Tây di chuyển về Đầm Bảy, nhiều thuyền đã bị bỏ hoang hoen gỉ.

Du thuyền, nhà hàng nổi hoang tàn vật vờ bên Hồ Tây

Du thuyền, nhà hàng nổi hoang tàn vật vờ bên Hồ Tây

VOV.VN - Sau 2 năm, TP Hà Nội buộc các chủ nhà hàng nổi trên Hồ Tây di chuyển về Đầm Bảy, nhiều thuyền đã bị bỏ hoang hoen gỉ.

Du thuyền, nhà hàng nổi trên Hồ Tây vẫn nằm im chờ chỉ đạo  ​
Du thuyền, nhà hàng nổi trên Hồ Tây vẫn nằm im chờ chỉ đạo ​

VOV.VN - Ông Nguyễn Lê Hoàng, Phó Chủ tịch quận Tây Hồ cho biết, các nhà nổi, du thuyền di chuyển về Đầm Bảy, Hồ Tây vẫn phải chờ thành phố chỉ đạo.  

Du thuyền, nhà hàng nổi trên Hồ Tây vẫn nằm im chờ chỉ đạo  ​

Du thuyền, nhà hàng nổi trên Hồ Tây vẫn nằm im chờ chỉ đạo ​

VOV.VN - Ông Nguyễn Lê Hoàng, Phó Chủ tịch quận Tây Hồ cho biết, các nhà nổi, du thuyền di chuyển về Đầm Bảy, Hồ Tây vẫn phải chờ thành phố chỉ đạo.  

Cận cảnh “nghĩa địa” du thuyền, nhà hàng nổi trên Hồ Tây
Cận cảnh “nghĩa địa” du thuyền, nhà hàng nổi trên Hồ Tây

VOV.VN - Những du thuyền, nhà hàng đang kinh doanh trên Hồ Tây theo lệnh của thành phố phải dừng hoạt động nằm phơi mưa gió mục nát chờ thanh thải.

Cận cảnh “nghĩa địa” du thuyền, nhà hàng nổi trên Hồ Tây

Cận cảnh “nghĩa địa” du thuyền, nhà hàng nổi trên Hồ Tây

VOV.VN - Những du thuyền, nhà hàng đang kinh doanh trên Hồ Tây theo lệnh của thành phố phải dừng hoạt động nằm phơi mưa gió mục nát chờ thanh thải.