Hà Nội xây dựng phương án ứng phó với biến thể mới Omicron

VOV.VN - UBND thành phố Hà Nội giao Sở Y tế xây dựng phương án ứng phó biến thể mới Omicron, báo cáo UBND Thành phố, xin chủ trương Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy để kịp thời ban hành trong tháng 12/2021. 

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký ban hành Chỉ thị số 25/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp lễ cuối năm 2021, đầu năm 2022.

Chỉ thị đánh giá qua hơn 2 tháng thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ vẫn còn một số tồn tại về việc hướng dẫn chuyên môn của một số sở, ngành có việc vẫn còn chậm, chưa cụ thể, thống nhất, rõ ràng như thời gian cách ly F1, việc tổ chức xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm; một số nơi còn lúng túng, thậm chí lơ là, chủ quan trong tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt vẫn còn có cơ sở kinh doanh, một bộ phận người dân chưa chấp hành nghiêm quy định 5K.

Bên cạnh đó, biến chủng mới virus SARS-CoV-2  Omicron được phát hiện tại Nam Phi đã lan rộng trên phạm vi toàn cầu, nguy cơ xâm nhập là rất lớn khi tần suất các chuyến bay về Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Nâng cao tỷ lệ bao phủ vacine tối đa

Ưu tiên hàng đầu của Thành phố vẫn là đảm bảo sức khỏe cho Nhân dân và giữ vững an toàn tuyệt đối cho Thủ đô. Đồng thời tổ chức tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 cho toàn bộ người dân trên địa bàn theo lượng vaccine do Bộ Y tế phân giao; điều chỉnh các giải pháp thích ứng linh hoạt, an toàn, hiệu quả với diễn biến của dịch COVID-19, đảm bảo công tác an sinh, xã hội, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ an toàn trên địa bàn Thành phố.

UBND thành phố Hà Nội chủ trương phân cấp rõ trách nhiệm, thẩm quyền cho UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn, theo phương châm 4 tại chỗ. Thành phố định hướng chủ trương, nguyên tắc lớn, ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn, kiểm tra; quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện, đồng thời tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại địa phương.

Thực hiện hiệu quả nguyên tắc “5K+ vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân”; chủ động công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp lễ Giáng sinh, Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Tăng cường quản lý, giám sát các trường hợp nhập cảnh về Thành phố, đặc biệt các trường hợp đến/đi về từ các quốc gia đã ghi nhận biến chủng mới Omicron.

Tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các địa bàn, nhất là tại các khu vực có nguy cơ cao như: bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe…; đẩy mạnh tuyên truyền người dân tiếp tục thực hiện 5K, không chủ quan, lơ là vì đã tiêm vaccine phòng COVID-19; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch.

UBND các quận, huyện, thị xã thường xuyên đánh giá cấp độ dịch tại địa phương trên quy mô xã, phường, thị trấn và nhỏ nhất có thể để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các biện pháp hành chính phù hợp, xem xét dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, các hoạt động vui chơi, lễ hội, tôn giáo tại các địa phương theo diễn biến dịch và chỉ đạo của Trung ương và Thành phố; căn cứ cấp độ dịch trên địa bàn, khẩn trương ban hành văn bản chỉ đạo hạn chế tối đa các hoạt động tập trung đông người bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, nhất là trong dịp cuối năm, lễ Giáng sinh, Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần, đám tang, đám cưới... Hướng dẫn tổ chức Lễ Giáng sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh lây nhiễm dịch COVID-19, hoàn thành chậm nhất trong ngày 20/12/2021.

Các quận, huyện, thị xã phân công tổ Covid cộng đồng “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, lập danh sách người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, phụ nữ trong thời kỳ mang thai, người chống chỉ định chưa được tiêm vaccine và các trường hợp chưa tiêm vaccine phòng COVID-19… để quản lý, tiêm vaccine (có thể tổ chức tiêm lưu động, tại nhà), hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế sớm, điều trị kịp thời.

Chủ động vận dụng tối đa mọi biện pháp, phân công các lực lượng phối hợp ngành y tế để tổ chức “thần tốc” tiêm vaccine phòng COVID-19 theo kế hoạch để phấn đấu hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên, chậm nhất hoàn thành trước 31/12/2021; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12 đến 18 tuổi trước 31/01/2022; hoàn thành tiêm mũi bổ sung cho người từ 18 tuổi trở lên trước ngày 31/01/2022.

Nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở, công tác điều trị F0 tại nhà

Các địa phương chủ động xây dựng, ban hành các kịch bản, phương án ở mức cao hơn để sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19 từ cấp quận, huyện, thị xã đến cấp xã, phường, thị trấn, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, hoàn thành trước ngày 31/12/2021.

Đảm bảo triển khai tối đa việc quản lý, điều trị F0 triệu chứng nhẹ và không triệu chứng tại nhà khi đủ điều kiện; sẵn sàng kích hoạt các cơ sở thu dung điều trị F0; chỉ đạo điều tiết, hỗ trợ lực lượng, trang thiết bị giữa các xã, phường, thị trấn. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các trạm y tế lưu động, việc điều trị F0, cách ly F1 tại nhà.

Chủ động rà soát hệ thống y tế cơ sở, trạm y tế lưu động, cơ sở thu dung điều trị F0 để có giải pháp cụ thể về trang thiết bị y tế, thuốc, nguồn nhân lực y tế (ngoài công lập, sinh viên các trường cao đẳng, đại học, các y bác sỹ nghỉ hưu, tình nguyện viên…) tham gia phục vụ công tác phòng, chống dịch, hoàn thành trong tháng 12/2021.

Cập nhật đầy đủ danh sách F0 điều trị tại nhà, đảm bảo việc cấp phát thuốc theo phác đồ điều trị và hướng dẫn đầy đủ quy trình cách ly, điều trị, xét nghiệm đối với người bệnh trong vòng 24 giờ đầu tiên khi phát hiện ca nhiễm.

Thành lập ngay tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà (trước ngày 20/12/2021), với lực lượng thanh niên là nòng cốt và chủ trì triển khai. Nhiệm vụ của tỗ hỗ trợ: Thực hiện tiếp nhận thông tin từ người nhiễm COVID-19 tại nhà theo quy định, cập nhật vào hệ thống phần mềm quản lý F0, lấy mẫu xét nghiệm, hướng dẫn các biện pháp thực hiện cách ly tại nhà, ghi chép các thông tin và khi có những dấu hiệu bất thường về sức khoẻ của người cách ly thì thông báo ngay cho cán bộ y tế của trạm y tế.

UBND thành phố Hà Nội cũng giao Sở Y tế cập nhật, hướng dẫn ban chỉ đạo các quận, huyện, thị xã, các cơ sở y tế trên địa bàn tổ chức triển khai các hoạt động chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế; chủ trì tổng hợp và báo cáo kết quả về Ban Chỉ đạo thành phố, Bộ Y tế những khó khăn, vướng mắc để kịp thời điều chỉnh.

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng: (1) Dự thảo Kế hoạch đáp ứng y tế giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; (2) Phương án ứng phó biến thể mới Omicron, báo cáo UBND Thành phố, xin chủ trương Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy để kịp thời ban hành trong tháng 12/2021. 

Phối hợp Sở Tài chính và các cơ quan liên quan, tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho cơ sở trong việc thuê xét nghiệm trong khi chờ mua máy xét nghiệm, tăng cường trạm y tế lưu động, bổ sung trang thiết bị, máy móc, thuốc điều trị, hoàn thành trước ngày 24/12/2021.

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tham mưu về nhu cầu, cấu hình, tính năng kỹ thuật trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ, thuốc, vật tư xét nghiệm.... để thực hiện phương châm “4 tại chỗ” đáp ứng diễn biến tình hình dịch trên địa bàn các quận, huyện, thị xã.

Báo cáo Bộ Y tế xem xét, phân bổ đủ vaccine phòng COVID-19 theo kế hoạch để phấn đấu hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên, chậm nhất hoàn thành trước 31/12/2021; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12 đến 17 tuổi trước 31/01/2022; hoàn thành tiêm mũi nhắc lại và mũi bổ sung cho người từ 18 tuổi trở lên trước 31/01/2022.

Chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện nghiêm túc điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19; chỉ đạo tổ chức phân luồng bệnh nhân, các tầng điều trị; bảo đảm đầy đủ các trang thiết bị y tế, oxy y tế, máy thở, giường cấp cứu và các điều kiện cần thiết. Tuân thủ phác đồ trong điều trị COVID-19 của Bộ Y tế.

Tăng cường giám sát trọng điểm hội chứng cúm (ILI), viêm phổi nặng do virus (SVO), giám sát dựa vào sự kiện (EBS), thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ có biểu hiện ho, sốt nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc COVID-19; chủ động gửi mẫu bệnh phẩm nghi nghiễm biến chủng Omicron đến Viện Vệ sinh dịch tễ để tiến hành xét nghiệm, giải trình tự gen khẳng định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội công bố thêm quận Hai Bà Trưng ở cấp độ 3
Hà Nội công bố thêm quận Hai Bà Trưng ở cấp độ 3

VOV.VN - Cùng với quận Đống Đa, theo thông báo tuần này, Hà Nội có thêm quận Hai Bà Trưng xếp ở cấp độ 3 (màu cam) do dịch bệnh diễn biến phức tạp và ghi nhận nhiều ca mắc trong cộng đồng.

Hà Nội công bố thêm quận Hai Bà Trưng ở cấp độ 3

Hà Nội công bố thêm quận Hai Bà Trưng ở cấp độ 3

VOV.VN - Cùng với quận Đống Đa, theo thông báo tuần này, Hà Nội có thêm quận Hai Bà Trưng xếp ở cấp độ 3 (màu cam) do dịch bệnh diễn biến phức tạp và ghi nhận nhiều ca mắc trong cộng đồng.

Bộ Y tế yêu cầu Ninh Bình thu hồi văn bản "người từ Hà Nội về phải cách ly"
Bộ Y tế yêu cầu Ninh Bình thu hồi văn bản "người từ Hà Nội về phải cách ly"

VOV.VN - Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình báo cáo kết quả xử lý về Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quốc gia trước ngày 19/12/2021.

Bộ Y tế yêu cầu Ninh Bình thu hồi văn bản "người từ Hà Nội về phải cách ly"

Bộ Y tế yêu cầu Ninh Bình thu hồi văn bản "người từ Hà Nội về phải cách ly"

VOV.VN - Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình báo cáo kết quả xử lý về Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quốc gia trước ngày 19/12/2021.

Thiết lập hành lang du lịch an toàn Hà Nội và các địa phương
Thiết lập hành lang du lịch an toàn Hà Nội và các địa phương

VOV.VN - Chiều 17/12, UBND thành phố Hà Nội chủ trì tổ chức Hội nghị kết nối du lịch giữa Hà Nội và các địa phương với chủ đề “Thiết lập hành lang du lịch an toàn Hà Nội và các địa phương”. 

Thiết lập hành lang du lịch an toàn Hà Nội và các địa phương

Thiết lập hành lang du lịch an toàn Hà Nội và các địa phương

VOV.VN - Chiều 17/12, UBND thành phố Hà Nội chủ trì tổ chức Hội nghị kết nối du lịch giữa Hà Nội và các địa phương với chủ đề “Thiết lập hành lang du lịch an toàn Hà Nội và các địa phương”. 

Chủ tịch Hà Nội kiểm tra khu thu dung điều trị F0 thể nhẹ ở "điểm nóng" Đống Đa
Chủ tịch Hà Nội kiểm tra khu thu dung điều trị F0 thể nhẹ ở "điểm nóng" Đống Đa

VOV.VN - Chiều 17/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã đến thị sát, kiểm tra khu thu dung điều trị các ca F0 thể nhẹ ở khu ký túc xá trường Đại học Thủy Lợi và Trạm y tế lưu động phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa.

Chủ tịch Hà Nội kiểm tra khu thu dung điều trị F0 thể nhẹ ở "điểm nóng" Đống Đa

Chủ tịch Hà Nội kiểm tra khu thu dung điều trị F0 thể nhẹ ở "điểm nóng" Đống Đa

VOV.VN - Chiều 17/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã đến thị sát, kiểm tra khu thu dung điều trị các ca F0 thể nhẹ ở khu ký túc xá trường Đại học Thủy Lợi và Trạm y tế lưu động phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa.

Hàng loạt F0 trong đó có trẻ em được trạm y tế lưu động ở Hà Nội cho xuất viện
Hàng loạt F0 trong đó có trẻ em được trạm y tế lưu động ở Hà Nội cho xuất viện

VOV.VN - Ngày 17/12, Trạm Y tế lưu động số 1 phường Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội) đã cho 22 F0 trong đó có 4 trẻ em được xuất viện.

Hàng loạt F0 trong đó có trẻ em được trạm y tế lưu động ở Hà Nội cho xuất viện

Hàng loạt F0 trong đó có trẻ em được trạm y tế lưu động ở Hà Nội cho xuất viện

VOV.VN - Ngày 17/12, Trạm Y tế lưu động số 1 phường Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội) đã cho 22 F0 trong đó có 4 trẻ em được xuất viện.

“Dự báo F0 có thể tiếp tục tăng, Hà Nội cần kiểm soát không để ca mắc tăng cao”
“Dự báo F0 có thể tiếp tục tăng, Hà Nội cần kiểm soát không để ca mắc tăng cao”

VOV.VN - Theo chuyên gia y tế, TP Hà Nội cần phải kiểm soát lại tình hình, không để số ca mắc tăng quá cao, tránh gây quá tải hệ thống y tế khiến người bệnh không được điều trị kịp thời.

“Dự báo F0 có thể tiếp tục tăng, Hà Nội cần kiểm soát không để ca mắc tăng cao”

“Dự báo F0 có thể tiếp tục tăng, Hà Nội cần kiểm soát không để ca mắc tăng cao”

VOV.VN - Theo chuyên gia y tế, TP Hà Nội cần phải kiểm soát lại tình hình, không để số ca mắc tăng quá cao, tránh gây quá tải hệ thống y tế khiến người bệnh không được điều trị kịp thời.