Hãy đối diện với Covid-19 bằng "đôi mắt mở to và lòng khiêm tốn"

VOV.VN - Trước khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP, Hà Nội và TP.HCM đã từng bước mở cửa, các tỉnh thành khác thận trọng hơn nhưng cũng bắt đầu thăm dò chuyển trạng thái bình thường mới. Sự thay đổi này nhờ vào kết quả triển khai tiêm chủng vaccine nhanh chóng.

Vaccine đã góp phần giúp cho TP.HCM vượt qua đỉnh dịch. Vaccine cũng giúp cho các tỉnh xung quanh khu vực TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội và nhiều tỉnh khác đã vượt qua làn sóng dịch thứ tư do biến thể Delta gây ra.

Đại dịch đã được kiểm soát nhưng chưa kết thúc

Có 2 điểm thể hiện đại dịch đã được kiểm soát: đó là sự chuyển đổi sang trạng thái bình thường mới và miễn dịch cộng đồng. Thế nhưng, với biến thể Delta, rất khó để đạt tới miễn dịch cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới dù tỉ lệ tiêm chủng vẫn còn "khiêm tốn" nhưng đã quyết định trở lại trạng thái bình thường từ quý II năm nay.

Hoa Kỳ, Canada, Anh và các quốc gia khác ở Châu Âu sau khi chuyển đổi sang trạng thái bình thường, đã hứng chịu những đợt bùng phát dịch nhưng hệ thống y tế không bị đổ vỡ do tỉ lệ tiêm chủng ở mức tương đối cao.

Việt Nam đã tiêm được 50/96 triệu dân, nếu tính tỉ lệ tiêm ở người trên 18 tuổi, đã có 9 tỉnh thành tiêm đủ 100%, có 15 tỉnh thành tiêm từ 75-99%, có 20 tỉnh thành tiêm từ 60-74%. Với tỉ lệ như vậy, theo tôi, các địa phương này có thể trở lại trạng thái bình thường mới.

Số còn lại, 19 tỉnh thành tỉ lệ tiêm dưới 60%. Trong thời gian tới, chắc chắn vaccine sẽ nhanh chóng được bao phủ, nhưng ngay cả khi tỉ lệ tiêm vaccine không được nâng lên thì vẫn có thể chuyển trạng thái bình thường mới, nếu kèm theo một số biện pháp y tế công cộng hiệu quả.

Điều kiện để đại dịch kết thúc đòi hỏi hầu hết mọi người đều bị nhiễm bệnh hoặc phải được tiêm phòng, thậm chí là cả hai.

Ở những tỉnh thành đã phủ vaccine 100% người trên 18 tuổi, về cơ bản dịch đã được khống chế, các hoạt động có thể trở lại trạng thái bình thường.

Tuy nhiên, vẫn còn đối tượng trẻ em chưa được tiêm vaccine, chiếm tỉ lệ khoảng 27% dân số, trong khi người lớn tiêm đủ vaccine vẫn có thể bị nhiễm bệnh, một số người thậm chí còn nhiễm virus nhiều hơn một lần.

Khi trở lại trạng thái bình thường mới, các địa phương này sẽ không tránh khỏi xuất hiện những trường hợp F0, những chuỗi lây nhiễm, những chùm ca bệnh, thậm chí là ổ dịch. Thế nhưng tôi cho rằng dịch khó có thể bùng phát trở lại mà chỉ là các ổ lây nhiễm trong tầm kiểm soát của hệ thống y tế.

Virus sẽ chạm vào tất cả những người chưa được tiêm vaccine

Ở những tỉnh thành có tỉ lệ tiêm chủng thấp, với hàng trăm ngàn đến hàng triệu người chưa được tiêm phòng, khi thực hiện mở cửa sẽ có nguy cơ bùng phát dịch ở các trường học, trên các phương tiện giao thông công cộng, tại nơi làm việc. Ngay cả khi tỉ lệ tiêm chủng ở người lớn tăng lên, trẻ em sẽ dần trở thành yếu thế.

Chúng ta hãy hình dung đại dịch Covid-19 với biến thể Delta nó như cháy rừng, đám cháy dai dẳng chỉ tự hết khi ngọn lửa tìm đến những cái cây yếu ớt cuối cùng. Vaccine sẽ nhanh chóng phủ hết cho số người trưởng thành trên 18 tuổi. Đến lúc đó, chỉ còn lại trẻ em với tỉ lệ khoảng 27% dân số, hoặc tiếp tục có vaccine phù hợp để tiêm cho trẻ, hoặc chấp nhận sự lây nhiễm tự nhiên.

Phú Thọ là một ví dụ. Với dân số 1,62 triệu thuộc khu vực miền núi, trung du Bắc Bộ, tỉnh Phú Thọ đang hứng chịu một đợt bùng phát dịch. Kể từ ngày 14/10 đến nay, toàn tỉnh có 252 ca mắc chủ yếu tập trung ở thành phố và thị trấn, trong đó có 78 học sinh (chiếm tỉ lệ 31%). Trước đó, tỉnh Hà Nam cũng xảy ra đợt bùng phát dịch tương tự, với 721 ca mắc chủ yếu tập trung ở thành phố và các khu đô thị, số trẻ em ở các độ tuổi chiếm đến hơn 100 trường hợp.

Từ cuối tháng 9 đến nay, hàng triệu người lao động từ tâm dịch TP.HCM và Bình Dương tìm mọi phương cách trở về quê, không ít trong số đó mang theo biến thể Delta dễ lây lan đến các vùng đất rộng lớn. Những tỉnh thành có tỉ lệ tiêm chủng thấp dưới 50% sẽ phải đối mặt với nguy cơ bùng phát các ổ dịch. Cùng với các biện pháp kiểm soát cách li người trở về, thì đặc điểm mật độ dân cư thưa cũng là yếu tố giúp các địa phương kiểm soát dịch bệnh một cách an toàn.

Vaccine đã và sẽ giúp chúng ta thay đổi cục diện

Chúng ta hãy đối diện với Covid-19 bằng đôi mắt mở to và lòng khiêm tốn. Covid-19 không thể mất đi trong vài tháng nữa, nhưng cuộc sống phải chuyển động chứ không thể đứng im; chủ động sống cùng virus, biến Covid-19 trở thành căn bệnh đặc hữu bằng sự hiểu biết dựa trên cơ sở khoa học, đó là phương cách tốt nhất để chúng ta vượt qua đại dịch./.

Tính đến ngày 23/10/2021:

✓ Tổng số 50 triệu người trên 18 tuổi đã tiêm vaccine, trong đó số người tiêm 1 mũi là 30 triệu, số người tiêm 2 mũi là 20 triệu.

✓ Có 9 tỉnh thành đã tiêm được cho gần 100% dân số trên 18 tuổi: Tp.HCM, Quảng Ninh, Long An, Khánh Hoà, Hà Nội, Đồng Nai, Đà Nẵng, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.

✓ Có 15 tỉnh đã tiêm được cho hơn 75% dân số trên 18 tuổi: Nính Thuận (92%), Bắc Ninh (91%), Tây Ninh (89%), Lâm Đồng (86%), Lai Châu (86%), Lào Cai (86%), Lạng Sơn (85%), Yên Bái (84%), Quảng Trị (83%), Điện Biên (83%), Cần Thơ (82%), Vĩnh Long (81%), Sóc Trăng (79%), Ninh Bình (78%), Hà Nam (76%).

✓ Có 7 tỉnh tiêm được hơn 50% dân số trên 18 tuổi đủ hai liều: Long An (96%), Tp.HCM (80%), Quảng Ninh (79%), Bình Dương (75%), Hà Nội (60%), Đồng Nai (52%), Lạng Sơn (51%).

Có 16 địa phương tỉ lệ tiêm chủng thấp dưới 50% dân số trên 18 tuổi – bao gồm: Hải Dương (49%), Cà Mau (49%), Huế (48%), Hưng Yên (47%), Cao Bằng (45%), Quảng Ninh (44%), Quảng Ngãi (44%), Nghệ An (43%), Tuyên Quang (40%), Thái Nguyên (39%), Thái Bình (39%), Sơn La (37%), Thanh Hoá (34%), Gia Lai (31%), Đắc Lắk (29%), Nam Định (28%)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

WHO cảnh báo đại dịch Covid-19 sẽ kéo dài sang năm 2022
WHO cảnh báo đại dịch Covid-19 sẽ kéo dài sang năm 2022

VOV.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, đại dịch Covid-19 sẽ “kéo dài sang năm 2022” do các nước nghèo không được cung cấp đủ vaccine.

WHO cảnh báo đại dịch Covid-19 sẽ kéo dài sang năm 2022

WHO cảnh báo đại dịch Covid-19 sẽ kéo dài sang năm 2022

VOV.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, đại dịch Covid-19 sẽ “kéo dài sang năm 2022” do các nước nghèo không được cung cấp đủ vaccine.

EU cảnh báo Covid-19 và cúm mùa có thể gây ra "đại dịch kép"
EU cảnh báo Covid-19 và cúm mùa có thể gây ra "đại dịch kép"

VOV.VN - Cao ủy EU về Y tế và An toàn Thực phẩm Stella Kyriakides hôm qua (15/10) cảnh báo, khi mùa Đông đến, sự lưu hành đồng thời của virus gây ra đại dịch Covid-19 và cúm theo mùa có thể gây ra "đại dịch kép".

EU cảnh báo Covid-19 và cúm mùa có thể gây ra "đại dịch kép"

EU cảnh báo Covid-19 và cúm mùa có thể gây ra "đại dịch kép"

VOV.VN - Cao ủy EU về Y tế và An toàn Thực phẩm Stella Kyriakides hôm qua (15/10) cảnh báo, khi mùa Đông đến, sự lưu hành đồng thời của virus gây ra đại dịch Covid-19 và cúm theo mùa có thể gây ra "đại dịch kép".

Tác nghiệp trong đại dịch: COVID-19 và những giọt nước mắt
Tác nghiệp trong đại dịch: COVID-19 và những giọt nước mắt

VOV.VN - Chính chúng tôi, đoàn công tác, không một ai là chưa từng chảy nước mắt trong những ngày tác nghiệp tại TP.HCM.

Tác nghiệp trong đại dịch: COVID-19 và những giọt nước mắt

Tác nghiệp trong đại dịch: COVID-19 và những giọt nước mắt

VOV.VN - Chính chúng tôi, đoàn công tác, không một ai là chưa từng chảy nước mắt trong những ngày tác nghiệp tại TP.HCM.