Hơn nửa triệu lao động mất việc do dịch Covid-19 trong quý I

VOV.VN - Trong quý I/2021, dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến 9,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó 540.000 người bị mất việc và hàng triệu lao động phải tạm nghỉ, nghỉ giãn việc, giảm thu nhập.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, tác động của đại dịch Covid-19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động, việc làm.

Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã có 2 đợt bùng phát dịch Covid-19 (đợt 1 bùng phát ở Hải Dương, Quảng Ninh ngay trước Tết Nguyên đán và kéo dài khoảng 1 tháng; đợt 2 từ ngày 27/4/2021, là đợt dịch nghiêm trọng nhất từ trước đến nay). 

Tổng cục Thống kê cho biết, trong quý I/2021, dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến 9,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó 540.000 người bị mất việc và hàng triệu lao động phải tạm nghỉ, nghỉ giãn việc, giảm thu nhập (2,8 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 3,1 triệu người cho biết họ bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 6,5 triệu lao động bị giảm thu nhập).

Về tình hình cụ thể, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, dịch bệnh tác động mạnh vào những ngành, nghề, khu vực, nhóm lao động chủ yếu, số lượng người có việc làm phi chính thức gia tăng do nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đã buộc phải ngừng hoạt động thời gian dài.

Do yêu cầu phòng dịch của nhiều địa phương, cơ hội tìm kiếm được việc làm trong khu vực chính thức gặp khó khăn nên người lao động buộc phải chấp nhận làm các công việc kém ổn định, thu nhập không cao (có 19,9% lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và 19% lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã bị ảnh hưởng).

Lao động ở khu vực thành thị cũng chịu bị tác động mạnh của dịch Covid-19 khi phải tiến hành các biện pháp phòng dịch tại các nhà máy, công xưởng. Bên cạnh đó, giao thương hàng hoá mạnh mẽ chịu tác động nhiều hơn (khu vực nông thôn đến 5%, thành thị 15,6%; nông thôn 10,4%). Trong 3 khu vực thì lao động khu vực nông, lâm, nghiệp và thủy sản chịu ít tác động tiêu cực của dịch nhất (7,5%), tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng (16,5%), khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất (20,4%).

Một số ngành bị ảnh hưởng mạnh như nghệ thuật, vui chơi giải trí, thu nhập của lao động bị giảm 5,2%, vận tải kho bãi thu nhập của lao động giảm 2,7%, dịch vụ lưu trú, ăn uống doanh thu giảm 3%, du lịch lữ hành doanh thu giảm 60,1%. Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng chịu ảnh hưởng, hiện có 40.000 lao động đã hoàn tất các thủ tục, nhưng chưa thể xuất cảnh.

Gần 200.000 lao động tại Bắc Ninh, Bắc Giang phải tạm ngừng việc

Dịch Covid-19 đã tác động mạnh tới thị trường lao động và sản xuất kinh doanh tại Bắc Ninh, Bắc Giang. Tính đến nay, tỉnh Bắc Giang buộc phải tạm đóng cửa 4 khu công nghiệp với 322 doanh nghiệp với tổng số gần 150.000 lao động tạm ngừng việc, tỉnh Bắc Ninh có 42.000 lao động trên tổng số 320.000 lao động phải ngừng việc.

TP Hải Phòng có hơn 30.000 lao động bị ảnh hưởng tiêu cực, tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc,… một số khu vực phong tỏa, giãn cách đã phải đóng cửa một số hoạt động sản xuất, kinh doanh không thiết yếu, làm ảnh hưởng đến việc làm của hàng triệu lao động.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, cần tập trung triển khai các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt, thần tốc trong công tác cách ly, khoanh vùng, truy vết. Giai đoạn này, bên cạnh phòng ngừa ở cộng đồng, tại các bệnh viện, cơ sở y tế thì cần chú trọng địa bàn chiến lược là các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi có nhiều doanh nghiệp sử dụng hàng chục vạn lao động.

Với các địa phương có đông công nhân, người lao động như Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, cần quan tâm quản lý công nhân, thực hiện giãn cách, cách ly khi rà soát ca mắc SARS- CoV-2.

Đặc biệt, cần đẩy mạnh việc quản lý công nhân hai chiều, cả ngày làm việc và ngày nghỉ. Triển khai quyết liệt, các biện pháp cách ly, song vẫn phải quan tâm bảo đảm đời sống cho công nhân, người lao động.

Người đứng đầu ngành Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đề nghị Thủ tướng bổ sung ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, các địa phương tăng cường quản lý xuất nhập cảnh, nơi cư trú, không để lọt các mầm bệnh. Việc hỗ trợ các địa phương, người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang hoàn thiện chính sách hỗ trợ, xin ý kiến các Bộ, ngành và báo cáo Thủ tướng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bảo hiểm thất nghiệp: “Điểm tựa” cho người lao động khi mất việc
Bảo hiểm thất nghiệp: “Điểm tựa” cho người lao động khi mất việc

VOV.VN - Sau hơn 11 năm thực hiện, chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta đã thực hiện tốt vai trò là “điểm tựa” cho người lao động khi mất việc làm.

Bảo hiểm thất nghiệp: “Điểm tựa” cho người lao động khi mất việc

Bảo hiểm thất nghiệp: “Điểm tựa” cho người lao động khi mất việc

VOV.VN - Sau hơn 11 năm thực hiện, chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta đã thực hiện tốt vai trò là “điểm tựa” cho người lao động khi mất việc làm.

Nhu cầu lao động tại Khánh Hòa giảm sâu, người mất việc thêm khó khăn
Nhu cầu lao động tại Khánh Hòa giảm sâu, người mất việc thêm khó khăn

VOV.VN - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp ở tỉnh Khánh Hòa giảm sâu, người mất việc thêm khó khăn hơn.

Nhu cầu lao động tại Khánh Hòa giảm sâu, người mất việc thêm khó khăn

Nhu cầu lao động tại Khánh Hòa giảm sâu, người mất việc thêm khó khăn

VOV.VN - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp ở tỉnh Khánh Hòa giảm sâu, người mất việc thêm khó khăn hơn.

13.000 lao động trong các khu công nghiệp ở Đồng Nai mất việc vì dịch Covid-19
13.000 lao động trong các khu công nghiệp ở Đồng Nai mất việc vì dịch Covid-19

VOV.VN - Năm 2020, tỉnh Đồng Nai có 349 doanh nghiệp giải thể với số vốn hơn 5.515 tỷ đồng và 360 chi nhánh, điểm kinh doanh chấm dứt hoạt động.

13.000 lao động trong các khu công nghiệp ở Đồng Nai mất việc vì dịch Covid-19

13.000 lao động trong các khu công nghiệp ở Đồng Nai mất việc vì dịch Covid-19

VOV.VN - Năm 2020, tỉnh Đồng Nai có 349 doanh nghiệp giải thể với số vốn hơn 5.515 tỷ đồng và 360 chi nhánh, điểm kinh doanh chấm dứt hoạt động.