Karaoke tự phát gây tiếng ồn và sự ức chế, khổ sở của những người phải hứng chịu tra tấn âm thanh trong giờ nghỉ ngơi là câu chuyện hiện hữu ở các thành phố lớn. Thế nên, trong cuộc đối thoại với người dân mới đây, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đã cho rằng, người dân ban ngày đi làm, tối còn bị tra tấn bởi karaoke tự phát là không thể chấp nhận được và yêu cầu các địa phương, sở ngành cần xác định rõ trách nhiệm của mình trong vấn đề này. Chuyện tưởng nhỏ, nhưng lại không hề nhỏ đối với đời sống tinh thần của người dân.
Hiện chúng ta đã có các Nghị định 167/2013 và Nghị định 155/2016 để điều chỉnh, xử lí việc này. Nhưng vì sao người dân vẫn phải chịu đựng thực trạng ô nhiễm vì tiếng ồn? Đây là nội dung được bàn luận trong Dòng chảy sự kiện với vị khách mời là PGS.TS Phạm Ngọc Trung, chuyên gia nghiên cứu văn hóa, xã hội học và Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ nhiện, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh từ TP Hồ Chí Minh.
Theo thiển ý của tôi : Chúng ta không nên vì sự "bực bội" mà có cái nhìn phiến diện, đừng chỉ suy nghĩ rằng "...người dân bị tra tấn sau 1 ngày lao động...", mà phải nghĩ đây là "món" giải trí bình dân của mọi người để thư giãn tinh thần sau những giờ vất vả mưu sinh ! Chỉ đáng tiếc là có một số ít người thiếu ý thức nên làm "ô nhiễm môi trường" và ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, giải trí lành mạnh của một số đông người khác ! Vậy, khi đưa ra biện pháp xử lý nên làm sao cho hợp tình - hợp lý, mọi người đều tâm phục - khẩu phục !