Liên tục xảy ra hàng loạt vụ sạt lở núi, Bình Định ứng phó ra sao?

VOV.VN - Những ngày qua tại tỉnh Bình Định, liên tục xảy ra các vụ sạt lở núi, đe dọa khu dân cư. Trước mắt, các địa phương thực hiện cảnh báo sạt lở, di dời dân khi có mưa lớn, đồng thời rà soát toàn bộ những vùng nguy cơ cao để có giải pháp khắc phục lâu dài. 

Hơn 50 năm sống gần chân núi Cấm, thôn Chánh Thắng, xã Cát Thành, huyện Phù Cát, ông Nông Văn Vũ không ngờ núi Cấm bị sạt lở nhiều điểm, đất đá tràn lấp vào nhà như thế này.

Ông Vũ cho biết, vào khoảng 9h ngày 16/11, khi nghe tiếng đá lăn ầm ầm, ông vội chạy ra sân nhìn lên núi Cấm thì thấy một vệt núi đá lở. Điểm sạt lở cách nhà ông chưa đến 50m. Sau đó, gia đình ông Vũ được di dời khẩn cấp đến nơi an toàn. Hết mưa, ông Nông Văn Vũ trở về thì căn nhà mình đã bị bùn đất vùi lấp rất sâu, nhiều đồ dùng trong nhà như hỏng.

“Bà con chỉ biết bỏ của chạy lấy người mà không có hình thức nào chống chọi được với sạt lở. Nhà tôi hiện bị bùn chảy vào cao khoảng 40cm. Tôi cũng mong Nhà nước tạo mọi điều kiện cho chúng tôi di dời đi nơi khác, chứ giờ không dám sống ở đây nữa”, ông Nông Văn Vũ cho hay.

Theo những người lớn tuổi ở thôn Chánh Thắng, xã Cát Thành, huyện Phù Cát, đây là lần đầu tiên núi Cấm sạt lở. Trước đó, chưa từng có bất cứ cảnh báo nào về sạt lở tại đây. Liên tiếp trong 3 ngày từ 15-17/11, núi Cấm liên tiếp xảy ra 3 vụ sạt lở, hàng ngàn khối đất đá trôi vào nhà dân khiến bà con lo lắng. Sau sạt lở núi, đất đá vùi nhà, lấp đường khiến đời sống bà con gặp nhiều khó khăn.

Ông Phạm Dũng Luận, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định cho biết, điểm sạt lở núi Cấm không nằm trong 12 vùng nguy cơ sạt lở tỉnh đã rà soát vừa qua. Vì vậy, khi xảy ra sạt lở, cả chính quyền và người dân đều trở tay không kịp.

“Hiện nay đang huy động đoàn thanh niên, dân quân, bộ đội để hỗ trợ cho bà con khắc phục bùn đất trôi xuống tạo điều kiện cho bà con quay trở lại. Vị trí nào xe múc vào được mới đưa xe múc nhỏ vào, còn lại dùng nhân công, do đường vào nhỏ. Đang xúc tiến đầu tư khu tái định cư cho bà con, địa điểm dự kiến khoảng 3ha”, ông Phạm Dũng Luận cho hay.

Đợt mưa lũ vừa qua tại tỉnh Bình Định làm 1 người chết, 31 ngôi nhà hư hỏng, gần 3.900 ngôi nhà ngập nước, hàng ngàn ha hoa màu bị bồi lấp. Mưa lớn còn gây sạt lở đất gần các khu dân cư và taluy dương của nhiều tuyến giao thông.

Ông Hồ Đắc Chương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Bình Định cho rằng, tình trạng sạt lở núi vừa qua rất đáng báo động. Kiểm tra thực tế cho thấy, các điểm sạt lở ở núi Cấm, huyện Phù Cát; Quốc lộ 1D đoạn qua phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn và một số tuyến giao thông khác đều do có sự tác động của con người. Đó là việc đào bới chân núi để làm nhà hoặc phá núi làm đường. Riêng khu vực núi Cấm, ở vùng đồng bằng huyện Phù Cát, hàng chục năm qua không có bất cứ dấu hiệu sạt lở nào. Thế nhưng, sau thời gian người dân canh tác cây keo thì xảy ra sạt lở nghiêm trọng.

Ông Hồ Đắc Chương nhận định: “Việc trồng rừng phải được quan tâm với việc trồng nhiều tầng khác nhau. Bây giờ người dân trồng keo, lên đến khoảng nhất định sẽ chặt, khi mưa, nước rơi thẳng xuống đất. Nước xói mòn dần và tập trung dòng chảy rất nhanh, chính dòng chảy tạo ra vệt và bắt đầu sạt lở. Sở dĩ năm nay núi Cấm mới sạt lở là do mưa nhiều, thứ 2 là do yếu tố con người tác động vào”. 

Để ứng phó với thiên tai, đặc biệt là tình trạng sạt lở đất diễn biến khó lường, các địa phương ở tỉnh Bình Định xác định công tác phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu. Các địa phương luôn chuẩn bị sẵn sàng phương tiện và lực lượng khắc phục các sự cố do mưa lũ gây ra. Tỉnh Bình Định đang tập trung rà soát, quy hoạch bố trí lại dân cư cũng như xây dựng hệ thống cảnh báo sạt lở đất tại các khu vực dân cư có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, tỉnh Bình Định sẽ đánh giá để đưa ra tỷ lệ diện tích các loại rừng trồng, rừng tự nhiên phù hợp. Qua đó, xây dựng phương thức khai thác hợp lý để nâng cao chất lượng thảm phủ rừng nhằm hạn chế tối đa các nguy cơ gia tăng sạt lở đất và lũ quét. Ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, đã chỉ đạo các địa phương chủ động phương án ứng phó khi xảy ra sự cố sạt lở núi.

“Hiện tỉnh đã chỉ đạo các địa phương là phải rà soát, lập các chốt tại các điểm có nguy cơ sạt lở giống Quốc lộ 1D hoặc các địa điểm khác trên địa bàn toàn tỉnh. Qua đó, kịp thời ứng phó với các tình huống sạt núi, ảnh hưởng an toàn tính mạng của người dân. Sau đợt mưa lũ này, tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành, tập trung khảo sát, đánh giá lại địa chất của các khu vực sạt lở vừa qua để chúng ta có giải pháp tổng thể”, ông Nguyễn Phi Long cho hay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sạt lở núi, xã Trà Leng (huyện Nam Trà My) bị cô lập hoàn toàn
Sạt lở núi, xã Trà Leng (huyện Nam Trà My) bị cô lập hoàn toàn

VOV.VN - Mưa lớn 2 ngày qua tại huyện miền núi cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam làm sạt lở nhiều nơi, hàng chục hộ dân đang bị cô lập.

Sạt lở núi, xã Trà Leng (huyện Nam Trà My) bị cô lập hoàn toàn

Sạt lở núi, xã Trà Leng (huyện Nam Trà My) bị cô lập hoàn toàn

VOV.VN - Mưa lớn 2 ngày qua tại huyện miền núi cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam làm sạt lở nhiều nơi, hàng chục hộ dân đang bị cô lập.

Núi Cấm, Bình Định sạt lở nghiêm trọng, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân
Núi Cấm, Bình Định sạt lở nghiêm trọng, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

VOV.VN - Sáng nay (16/11), tại tỉnh Bình Định, trời tiếp tục có mưa to. Mưa kéo dài mấy ngày qua khiến một số khu dân cư vùng trũng thấp ngập úng, nhiều khu vực xảy ra sạt lở núi, đe dọa hàng chục hộ dân, địa phương phải di dời dân khẩn cấp.

Núi Cấm, Bình Định sạt lở nghiêm trọng, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

Núi Cấm, Bình Định sạt lở nghiêm trọng, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

VOV.VN - Sáng nay (16/11), tại tỉnh Bình Định, trời tiếp tục có mưa to. Mưa kéo dài mấy ngày qua khiến một số khu dân cư vùng trũng thấp ngập úng, nhiều khu vực xảy ra sạt lở núi, đe dọa hàng chục hộ dân, địa phương phải di dời dân khẩn cấp.

Sạt lở núi tràn xuống Quốc lộ 1D, ngập 300 hộ dân vùng trũng ở Bình Định
Sạt lở núi tràn xuống Quốc lộ 1D, ngập 300 hộ dân vùng trũng ở Bình Định

VOV.VN - Mưa lớn mấy ngày qua khiến nhiều khu vực thấp trũng ở tỉnh Bình Định ngập sâu. Nhiều đất đá ở taluy dương Quốc lộ 1D đoạn qua phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn bị sạt tràn xuống đường.

Sạt lở núi tràn xuống Quốc lộ 1D, ngập 300 hộ dân vùng trũng ở Bình Định

Sạt lở núi tràn xuống Quốc lộ 1D, ngập 300 hộ dân vùng trũng ở Bình Định

VOV.VN - Mưa lớn mấy ngày qua khiến nhiều khu vực thấp trũng ở tỉnh Bình Định ngập sâu. Nhiều đất đá ở taluy dương Quốc lộ 1D đoạn qua phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn bị sạt tràn xuống đường.

Bình Định chủ động di dời dân vùng nguy cơ sạt lở núi
Bình Định chủ động di dời dân vùng nguy cơ sạt lở núi

VOV.VN - Cứ đến mùa mưa bão, hàng trăm hộ dân sống gần đồi núi có nguy cơ sạt lở ở tỉnh Bình Định lại thấp thỏm lo âu. Hiện các địa phương sẵn sàng phương án di dời người dân khẩn cấp khi xảy ra mưa lớn kéo dài.

Bình Định chủ động di dời dân vùng nguy cơ sạt lở núi

Bình Định chủ động di dời dân vùng nguy cơ sạt lở núi

VOV.VN - Cứ đến mùa mưa bão, hàng trăm hộ dân sống gần đồi núi có nguy cơ sạt lở ở tỉnh Bình Định lại thấp thỏm lo âu. Hiện các địa phương sẵn sàng phương án di dời người dân khẩn cấp khi xảy ra mưa lớn kéo dài.