Lùi thời gian cung ứng vaccine COVID-19 của COVAX về Việt Nam

VOV.VN - 1,37 triệu liều vaccine của AstraZeneca dự kiến cuối tháng 3 về đến Việt Nam và 2,8 triệu liều vaccine về vào cuối tháng 4 có thể bị lùi lại do nguồn cung vaccine trên toàn cầu còn khó khăn.

Theo thông báo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), dự kiến cuối tháng 3/2021, lô vaccine đầu tiên trong cam kết hỗ trợ 30 triệu liều của COVAX Facility về đến Việt Nam, gồm 1,37 triệu liều vaccine của AstraZeneca và sau đó 2,8 triệu liều vaccine tiếp theo dự kiến về đến Việt Nam vào cuối tháng 4/2021. Tuy nhiên, do nguồn cung vaccine trên toàn cầu còn khó khăn, việc xuất khẩu vaccine tại các nước sản xuất bị hạn chế nên các lô vaccine đầu tiên này có thể bị lùi lại thời gian cung ứng. Số lượng vaccine còn lại trong cam kết hỗ trợ của COVAX Facility dự kiến cung ứng từ quý 3 năm 2021 và có thể phải lùi lại tới năm 2022.

Bộ Y tế đang tích cực, khẩn trương làm việc với COVAX Facility để đẩy nhanh tiến độ cung ứng vaccine cho Việt Nam.

Covax là cơ chế tiếp cận toàn cầu với vaccine phòng COVID-19. Cơ chế này do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các tổ chức như Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI), Liên minh Đổi mới sẵn sàng ứng phó đại dịch (CEPI) thiết lập nhằm đảm bảo các quốc gia được tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19.

Vaccine của AstraZeneca được cấp phép sử dụng và cuối tháng 02/2021 đã có lô đầu tiên 117.600 liều vaccine của hãng AstraZeneca do SK Bio - Hàn Quốc sản xuất về đến Việt Nam, được triển khai tiêm chủng từ ngày 08/3/2021 đến nay. Dự kiến, 29,87 triệu liều vaccine còn lại sẽ về đến Việt Nam trong quý 2 và 3 của năm 2021, tuy nhiên thời gian chính xác có thể lùi lại do khó khăn về cung ứng vaccine trên thế giới.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng tiếp tục khẩn trương làm việc với các đơn vị liên quan để tiếp cận với các nguồn vaccine khác, triển khai nhanh nhất việc mở rộng phạm vi sử dụng vaccine phòng COVID-19 ở Việt Nam. Trong đó, Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) đang đàm phán với phía Nga để mua vaccine Sputnik V với số lượng tối đa và cung ứng trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có thông báo của nhà sản xuất về kế hoạch và thời gian cung ứng vaccine Sputnik V cho Việt Nam.

Với vaccine của Pfizer, Bộ Y tế đang đàm phán để mua vaccine của hãng. Theo thông báo từ Pfizer cuối tuần qua, hãng có thể cung cấp 31 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho Việt Nam và lộ trình cung ứng chi tiết sẽ thông báo trong thời gian gần nhất. Tuy nhiên vaccine này có yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ âm sâu, từ -80 độC đến -60 độC, trong khi hệ thống dây chuyền lạnh của Tiêm chủng mở rộng Việt Nam chỉ có thể đáp ứng việc bảo quản vaccine ở nhiệt độ từ 2-8 độC.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã khẩn trương làm việc với hãng Johnson & Johnson và Moderna, các nhà sản xuất của Ấn Độ, Trung Quốc đề nghị thông báo chính thức khả năng cung ứng vaccine phòng COVID-19. Cho đến hiện nay, vẫn chưa có nhà sản xuất nào thông báo về khả năng cung ứng vaccine phòng COVID-19 cho Việt Nam.

Để có thêm nguồn cung ứng vaccine với mục tiêu tăng độ bao phủ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho người dân Việt Nam, sớm chủ động đẩy lùi dịch bệnh, Bộ Y tế khuyến khích tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước có đủ điều kiện, tiếp cận, đàm phán với các đối tác trên thế giới có khả năng cung cấp vaccine phòng COVID-19 cho Việt Nam để nhập khẩu vaccine về sử dụng trong nước. Ngoài công ty VNVC, hiện có Tập đoàn AMV, VABIOTECH, Vimedimec cũng đang tiếp cận với các đối tác khác từ Mỹ và Ấn Độ.

Ngoài nguồn vaccine nhập khẩu, Bộ Y tế đang thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, phát triển vaccine trong nước. Vaccine Nanocovax do Công ty NANOGEN phát triển đã được tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 trên người từ ngày 26/02/2021. Vaccine Covivac do IVAC phát triển bắt đầu thử nghiệm lâm sàng từ ngày 15/3/2021. Vaccine do Việt Nam sản xuất dự kiến sẽ được sử dụng trong năm 2022 để chủ động được vaccine, bảo đảm nguồn cung, bảo đảm an ninh y tế, chủ động ứng phó khi có các đại dịch trong tương lai./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thử nghiệm vaccine COVID-19 của AstraZeneca tại Mỹ đạt tiêu chí ngăn chặn COVID-19
Thử nghiệm vaccine COVID-19 của AstraZeneca tại Mỹ đạt tiêu chí ngăn chặn COVID-19

VOV.VN - Kết quả thử nghiệm vaccine COVID-19 của AstraZeneca tại Mỹ cho thấy, vaccine có hiệu lực 79% trong việc phòng ngừa COVID-19 có triệu chứng; 100% hiệu quả trong việc chống lại bệnh nặng và nhập viện.

Thử nghiệm vaccine COVID-19 của AstraZeneca tại Mỹ đạt tiêu chí ngăn chặn COVID-19

Thử nghiệm vaccine COVID-19 của AstraZeneca tại Mỹ đạt tiêu chí ngăn chặn COVID-19

VOV.VN - Kết quả thử nghiệm vaccine COVID-19 của AstraZeneca tại Mỹ cho thấy, vaccine có hiệu lực 79% trong việc phòng ngừa COVID-19 có triệu chứng; 100% hiệu quả trong việc chống lại bệnh nặng và nhập viện.

Một số khuyến nghị khi sử dụng vaccine AstraZeneca
Một số khuyến nghị khi sử dụng vaccine AstraZeneca

VOV.VN - Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược của Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra một số khuyến nghị tạm thời về việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Oxford/AstraZeneca.

Một số khuyến nghị khi sử dụng vaccine AstraZeneca

Một số khuyến nghị khi sử dụng vaccine AstraZeneca

VOV.VN - Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược của Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra một số khuyến nghị tạm thời về việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Oxford/AstraZeneca.

Việt Nam nỗ lực để có vaccine COVID-19 vào cuối quý III tới
Việt Nam nỗ lực để có vaccine COVID-19 vào cuối quý III tới

VOV.VN - Chiều 22/3, thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống COVID-19 đã thảo luận về việc thúc đẩy tiến độ sản xuất vaccine trong nước, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”.

Việt Nam nỗ lực để có vaccine COVID-19 vào cuối quý III tới

Việt Nam nỗ lực để có vaccine COVID-19 vào cuối quý III tới

VOV.VN - Chiều 22/3, thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống COVID-19 đã thảo luận về việc thúc đẩy tiến độ sản xuất vaccine trong nước, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”.