Mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành”

VOV.VN - Sở Y tế TP Cần Thơ và Hội Thầy thuốc trẻ thành phố đã kích hoạt mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” nhằm tăng cường tư vấn và hỗ trợ cho người mắc Covid-19 đang tăng nhanh. Sự đồng hành với F0, F1 điều trị tại nhà qua mạng internet đã phần nào giảm áp lực cho lực lượng y tế.

 

 

 

Điểm sáng của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam

Mạng lưới “Thầy Thuốc đồng hành” là điểm sáng của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, trong đợt bùng phát dịch Covid-19 vừa qua đã huy động hơn 7.000 bác sĩ trên khắp cả nước tham gia tư vấn từ xa cho hàng ngàn trường hợp F0 gặp khó khăn trong giai đoạn cao điểm của dịch bệnh.

Tại Cần Thơ, mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” hoạt động dưới sự điều hành của Hội Thầy thuốc trẻ thành phố Cần Thơ. Đối tượng chính mạng lưới tập trung là bệnh nhân Covid-19 cần hỗ trợ khẩn cấp và các F0 đã có kết quả PCR khẳng định dương tính đang được cách ly và điều trị tại nhà, F0 test nhanh dương tính đang cách ly tại nhà chờ kết quả PCR. Đây là nhóm đối tượng dễ tổn thương do chưa biết tình trạng của mình ở mức độ nào, khi nào thì mình cần được đưa đi bệnh viện điều trị, chưa biết phải gọi cho chuyên gia y tế nào và ở đâu để hỏi ý kiến khi đang tự cách ly tại nhà; chưa liên hệ được cơ cở y tế khi bệnh trở nặng hơn và dễ mang tâm lý hoang mang dẫn đến hoảng loạn.

Bác sĩ Huỳnh Minh Phú, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ thành phố Cần Thơ chia sẻ, từ ngày 5/12, Cần Thơ phát lời kêu gọi 1.500 tình nguyện viên đăng ký vào mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành”, sau hơn 10 ngày đã có gần 810 người tham gia. Ngoài nhóm điều hành chính là lãnh đạo các sở, ban, ngành thành phố, mỗi quận/huyện đều có một nhóm điều hành nhỏ gồm bác sĩ quản lý, bác sĩ thành viên và tình nguyện viên là sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn.

Theo bác sĩ Huỳnh Minh Phú, để hoạt động hiệu quả, các tình nguyện viên đều trải qua vòng kiểm tra kiến thức nền, nếu đủ điều kiện sẽ được dự lớp tập huấn trực tuyến do mạng lưới tổ chức: "Tập huấn hổm nay cũng được 5 – 6 buổi rồi, đêm nào cũng tập huấn cho tất cả tình nguyện viên để nắm thông tin. Tập huấn với những người trực tiếp, từng trải tham gia ở Hà Nội, TP.HCM trao đổi về công việc. Tập huấn không chỉ về chăm sóc y tế, mà có thể chăm sóc về ăn uống, kể cả người nhà bị cách ly".

Hoạt động tư vấn của mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” tại Cần Thơ ngày càng gần gũi với người dân và càng phát huy hiệu quả khi được kết nối qua tổng đài “0292.1022, bấm phím 3”. Bác sĩ và tình nguyện viên của mạng lưới luôn chủ động gọi điện đến tư vấn và theo dõi tình hình sức khỏe của người bệnh Covid-19 đang điều trị tại nhà từ đầu số tổng đài 0292.1022 này và ngược lại khi thắc mắc về các vấn đề sức khỏe khác chưa tiếp cận được dịch vụ y tế, các F0 cũng có thể gọi bất cứ thời gian nào.

Không để F0 tại nhà lẻ loi

Chỉ hơn 10 ngày vận hành thử nghiệm, mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” đã phát huy hiệu quả tại Cần Thơ. BS Đỗ Đức Trí Nhân, công tác tại Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa thành phố, hiện là bác sĩ quản lý nhóm “Thầy thuốc đồng hành” tại quận Ô Môn chia sẻ, nhóm có 14 bác sĩ thành viên và gần 50 tình nguyện viên. Tùy số lượng F0, một thành viên đảm nhận ít nhất 10 cuộc điện thoại và nhiều nhất 40 cuộc điện thoại đi mỗi ngày. Nhóm thường trả lời những câu hỏi liên quan đến túi thuốc điều trị tại nhà, dinh dưỡng sao cho phù hợp và hỗ trợ kết nối với y tế địa phương khi thấy bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng.

Tất cả hoạt động của mạng lưới dựa trên tiêu chí tôn trọng y tế địa phương, không kê toa thuốc điều trị, chỉ khuyến cáo theo từng mức độ như tiếp tục theo dõi tại nhà, nhập viện hay chuyển cấp cứu: "Khi gọi điện thoại đến sẽ sàng lọc nguy cơ trên điện thoại luôn, có bảng điểm sàng lọc, có bảng điểm đánh giá nguy cơ. Khi đánh giá nguy cơ được rồi thì đối với bệnh nhân nguy cơ thấp trạm y tế không cần đến nữa, các bệnh nhân này đã được theo dõi qua hệ thống “Thầy thuốc đồng hành” rồi; Trạm y tế chỉ cần theo dõi những trường hợp cần phải lưu ý. Theo tôi cảm nhận, mạng lưới đang lấp đầy một chỗ còn thiếu trong hệ thống y tế địa phương của mình trong lúc tình hình dịch đang tăng nhanh".

TS.BS Lê Thị Kim Ánh, Trường Đại học Y dược TP.HCM, người đồng quản lý mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, hỗ trợ vận hành mạng lưới tại Cần Thơ cho biết, trong tình hình dịch bùng phát mạnh thời gian qua, ứng dụng công nghệ trong vận hành tổng đài kết nối trực tuyến, phát triển công cụ điều phối công việc theo thời gian thực cho tình nguyện viên, giúp hàng ngàn bác sĩ tình nguyện có thể đồng thời tư vấn từ xa cho người bệnh, ghi và chia sẻ kết quả qua các cấp, tránh trùng lặp đối tượng; Phân tích dữ liệu, cung cấp thêm thông tin về các ca bệnh nặng, hỗ trợ ngành y tế, nhất là trạm y tế lưu động trong việc điều phối nguồn lực cấp cứu.

Đặc biệt, mỗi ngày mạng lưới đều nhận thông tin người nhiễm Covid-19 từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ (CDC) và cập nhật nhanh lên hệ thống. Từ đó, nhóm các bác sĩ, tình nguyện viên Cần Thơ có thể gọi điện thoại chăm sóc và phân tầng bệnh nhân từ nguy cơ thấp đến cao, giúp y tế địa phương phân chia lực lượng hỗ trợ phù hợp hơn.

TS.BS Lê Thị Kim Ánh cho biết thêm: "Cho đến hiện tại có khoảng 85-90% các bệnh nhân trong danh sách đã được chăm sóc, phần còn lại không phải không chăm sóc mà vì không gọi được do số điện thoại cung cấp bị sai hoặc là không có thông tin, do đó vẫn còn thiếu 10-15% là như vậy. Có những quận/huyện đúng số điện thoại hết thì tỷ lệ mà chăm sóc được là trên 90%, nghĩa là các bác sĩ và tình nguyện viên mỗi ngày đều gọi đến chăm sóc".

Cần Thơ hiện có hơn 15.000 F0 đang cách ly, điều trị tại nhà, sự ra đời của mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” rất kịp thời, giúp họ cảm nhận không bị “bỏ rơi” mà yên tâm điều trị. Mạng lưới cũng là cầu nối giữa CDC thành phố và các địa phương, giúp sự phối hợp luôn nhịp nhàng, liền mạch trong hệ thống chống dịch, nhằm khống chế và triệt tiêu các ổ dịch nhanh nhất có thể./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những điều F0 không nên làm khi cách ly, điều trị tại nhà
Những điều F0 không nên làm khi cách ly, điều trị tại nhà

VOV.VN - F0 điều trị tại nhà không tự ý rời khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly. Không sử dụng chung vật dụng, ăn uống hay tiếp xúc với người khác.

Những điều F0 không nên làm khi cách ly, điều trị tại nhà

Những điều F0 không nên làm khi cách ly, điều trị tại nhà

VOV.VN - F0 điều trị tại nhà không tự ý rời khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly. Không sử dụng chung vật dụng, ăn uống hay tiếp xúc với người khác.

Những lưu ý khi điều trị F0 là trẻ em tại nhà
Những lưu ý khi điều trị F0 là trẻ em tại nhà

VOV.VN - Khi đủ điều kiện cơ sở vật chất để điều trị tại nhà, người mắc COVID-19 phải lưu ý những việc không được làm. Đặc biệt, lưu ý chăm sóc trẻ em là F0 điều trị tại nhà.

Những lưu ý khi điều trị F0 là trẻ em tại nhà

Những lưu ý khi điều trị F0 là trẻ em tại nhà

VOV.VN - Khi đủ điều kiện cơ sở vật chất để điều trị tại nhà, người mắc COVID-19 phải lưu ý những việc không được làm. Đặc biệt, lưu ý chăm sóc trẻ em là F0 điều trị tại nhà.

Có những triệu chứng này, F0 điều trị tại nhà cần liên hệ với nhân viên y tế
Có những triệu chứng này, F0 điều trị tại nhà cần liên hệ với nhân viên y tế

VOV.VN - Theo hướng dẫn mới nhất của Sở Y tế Hà Nội về quản lý, điều trị và chăm sóc F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà, F0 nếu có các dấu hiệu sau cần báo ngay với nhân viên y tế.

Có những triệu chứng này, F0 điều trị tại nhà cần liên hệ với nhân viên y tế

Có những triệu chứng này, F0 điều trị tại nhà cần liên hệ với nhân viên y tế

VOV.VN - Theo hướng dẫn mới nhất của Sở Y tế Hà Nội về quản lý, điều trị và chăm sóc F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà, F0 nếu có các dấu hiệu sau cần báo ngay với nhân viên y tế.