Người lao động ở Tây Nguyên quay lại các tỉnh phía Nam làm việc

VOV.VN - Sau khi Chính phủ có Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh thành phía Nam hoạt động trở lại thì người lao động các tỉnh Tây Nguyên cũng bắt đầu quay lại làm việc.

 

 

Những ngày gần đây trên Quốc lộ 14 có nhiều đoàn xe máy nối đuôi nhau hướng về các tỉnh phía Nam, người lao động trở lại làm việc với nhiều hy vọng khi một số băn khoăn, lo lắng đã được doanh nghiệp cam kết giải quyết.

Sau hơn 1 tháng trở về nhà tránh dịch ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) anh Nguyễn Minh Khánh và nhóm bạn gần 20 người rủ nhau quay trở lại tỉnh Bình Dương để làm việc. Trong thời điểm tránh dịch, anh Khánh đã được tiêm một mũi vắc xin ngừa Covid-19 và trước khi lên đường anh đã làm xét nghiệm nhanh âm tính với Covid-19, thuận lợi qua các chốt kiểm dịch của hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông.

Anh Khánh làm việc tại một công ty chuyên bốc xếp hàng hoá, lương tháng bình quân trước đây khoảng 6,5 triệu đồng. Khi quay trở lại làm việc, công ty cam kết nâng lương lên mức 8,5 triệu đồng, nên anh sẵn sàng đi làm và nỗi lo dịch bệnh cũng vơi bớt đi khi công ty khẳng định sẽ sắp xếp để công nhân làm việc 3 tại chỗ, đảm bảo an toàn.

"Tôi làm ở bộ phận bốc hàng hoá, bánh kẹo trong nhà máy. Vô đó sẽ làm 3 tại chỗ, lương tháng 8,5 triệu. Mình ở tại chỗ thì không có gì phải lo dịch bệnh, ở trong kho mà, không có ra ngoài, không có tiếp xúc”, anh Khánh cho biết.

Cũng đang trên đường cùng đoàn  gần 30 người, gồm bạn bè, anh em họ hàng trở về tỉnh Đồng Nai làm việc, anh Y Trinh Buôn Yă, ở Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk cho biết, 3 tháng về tránh dịch gặp nhiều khó khăn do không có việc làm. Rất may là công ty giày dép nơi anh Y Trinh làm việc đã hỗ trợ công nhân với mức 1,5  triệu đồng một tháng trong lúc tạm thời nghỉ việc.

Đây cũng là động lực để những công nhân như anh quay trở lại làm việc ngay khi Chính phủ có Nghị quyết 128 về Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, doanh nghiệp mở cửa trở lại.

Băn khoăn lớn nhất của anh Y Trinh là chưa được tiêm vắc xin, nhưng doanh nghiệp đã cam kết sẽ sớm giải quyết cho tất cả công nhân: “Mình làm công nhân giày dép, xuống hàng. Công ty kêu đi làm lại thì phải tiêm vắc xin rồi mới dô làm. Công ty cũng hỗ trợ và cam kết rồi”.

Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, doanh nghiệp đóng cửa, người lao động ở Tây Nguyên đã ồ ạt rời các tỉnh thành phía Nam về tránh dịch. Nhưng ngay khi Chính phủ có Nghị quyết về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp hoạt động trở lại thì người lao động các tỉnh Tây Nguyên cũng sẵn sàng quay lại làm việc. Và thực tế, hàng ngày đã có gần 1.000 lao động hướng về các tỉnh thành phía Nam. Đây là tín hiệu đáng mừng để khôi phục kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sau đại dịch./.

Viết bình luận

Tin liên quan

Hơn 20.000 người lao động tại Hà Nội được nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Hơn 20.000 người lao động tại Hà Nội được nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

VOV.VN - Thành phố Hà Nội đã huy động nhân lực, tập trung cao độ làm việc cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật để bảo đảm tiền đến tay người lao động và sử dụng lao động một cách nhanh nhất, kịp thời nhất.

Hơn 20.000 người lao động tại Hà Nội được nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Hơn 20.000 người lao động tại Hà Nội được nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

VOV.VN - Thành phố Hà Nội đã huy động nhân lực, tập trung cao độ làm việc cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật để bảo đảm tiền đến tay người lao động và sử dụng lao động một cách nhanh nhất, kịp thời nhất.

Đồng Nai cho người lao động đi từ TP.HCM đến bằng ô tô cá nhân
Đồng Nai cho người lao động đi từ TP.HCM đến bằng ô tô cá nhân

VOV.VN - Hôm nay (14/10), UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc thống nhất bổ sung tổ chức cho người lao động di chuyển giữa hai địa phương này bằng xe ô tô cá nhân.

Đồng Nai cho người lao động đi từ TP.HCM đến bằng ô tô cá nhân

Đồng Nai cho người lao động đi từ TP.HCM đến bằng ô tô cá nhân

VOV.VN - Hôm nay (14/10), UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc thống nhất bổ sung tổ chức cho người lao động di chuyển giữa hai địa phương này bằng xe ô tô cá nhân.

Người lao động nghèo xúc động khi nhận các suất cơm nghĩa tình
Người lao động nghèo xúc động khi nhận các suất cơm nghĩa tình

VOV.VN - Nhiều ngày nay, vào 5h chiều, người lao động tự do phường Phúc Xá lại có mặt ở cổng sau chợ Long Biên (phố Hồng Hà, phường Phúc Xá, quận Ba Đình) để nhận những suất cơm nghĩa tình.

Người lao động nghèo xúc động khi nhận các suất cơm nghĩa tình

Người lao động nghèo xúc động khi nhận các suất cơm nghĩa tình

VOV.VN - Nhiều ngày nay, vào 5h chiều, người lao động tự do phường Phúc Xá lại có mặt ở cổng sau chợ Long Biên (phố Hồng Hà, phường Phúc Xá, quận Ba Đình) để nhận những suất cơm nghĩa tình.

Người lao động đi lại giữa Bình Dương và TP.HCM như thế nào?
Người lao động đi lại giữa Bình Dương và TP.HCM như thế nào?

VOV.VN - Người đi lại phải được tiêm ngừa ít nhất 1 mũi vaccine Covid-19 sau 14 ngày, hoặc F0 đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng, kèm kết quả xét nghiệm 7 ngày/2 lần…

Người lao động đi lại giữa Bình Dương và TP.HCM như thế nào?

Người lao động đi lại giữa Bình Dương và TP.HCM như thế nào?

VOV.VN - Người đi lại phải được tiêm ngừa ít nhất 1 mũi vaccine Covid-19 sau 14 ngày, hoặc F0 đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng, kèm kết quả xét nghiệm 7 ngày/2 lần…

Chủ tịch nước: TP.HCM cần có “lưới an sinh” đủ rộng để giữ chân người lao động
Chủ tịch nước: TP.HCM cần có “lưới an sinh” đủ rộng để giữ chân người lao động

VOV.VN - Nhấn mạnh đến chính sách an sinh hết sức quan trọng trong lúc khó khăn, Chủ tịch nước cho rằng, Thành phố cần có “lưới an sinh” đủ rộng, không chỉ hỗ trợ người dân Thành phố mà còn hỗ trợ lao động còn khó khăn đang làm việc ở Thành phố.

Chủ tịch nước: TP.HCM cần có “lưới an sinh” đủ rộng để giữ chân người lao động

Chủ tịch nước: TP.HCM cần có “lưới an sinh” đủ rộng để giữ chân người lao động

VOV.VN - Nhấn mạnh đến chính sách an sinh hết sức quan trọng trong lúc khó khăn, Chủ tịch nước cho rằng, Thành phố cần có “lưới an sinh” đủ rộng, không chỉ hỗ trợ người dân Thành phố mà còn hỗ trợ lao động còn khó khăn đang làm việc ở Thành phố.