Người mở ATM rút gạo “bằng chân” khởi động lại dự án giúp người nghèo

VOV.VN - Năm 2020, dự án ATM rút gạo miễn phí “bằng chân” đã giúp hơn 1.000 tấn gạo cho hàng chục ngàn bà con nghèo trong cả nước. Năm nay, dự án sẽ được khởi động lại, không chỉ giúp người Việt khó khăn ở trong nước mà cả ở nước ngoài

Năm 2020, trong đợt dịch Covid-19, khi Hà Nội và nhiều địa phương trong cả nước phải giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, hầu hết người dân trong nước đồng lòng ủng hộ, chấp nhận sự hy sinh về kinh tế. Nhiều gia đình, người nghèo ở nhiều nơi vốn dĩ bình thường đã phải vất vả kiếm sống qua ngày lại càng trở nên vất vả, khốn khó. Với sự sẻ chia “lá lành đùm lá rách”, nhiều mạnh thường quân và người dân trong cả nước đã chung tay giúp đỡ người nghèo với những hành động thiết thực. Các điểm phát gạo, mỳ tôm, thực phẩm… miễn phí đã được mở ra, thực sự đã hỗ trợ người nghèo một cách thiết thực và hiệu quả. Trong số các mạnh thường quân ấy, TS Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Thái Hà Books- người nổi tiếng với dự án ATM rút gạo miễn phí “bằng chân” đã hỗ trợ hàng chục ngàn bà con thiếu đói ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Ông Hùng cho biết, ông không phải là người đầu tiên nghĩ ra mô hình ATM gạo, mà khi thấy mô hình ủng hộ gạo qua máy ATM như ở TPHCM và một số nơi đã làm ông rất thích bởi mô hình ATM gạo tự động hay ở chỗ, khi vào xếp hàng, mọi người phải đeo khẩu trang, sát khuẩn tay. Mỗi người xếp hàng cách nhau 2m và chờ 15-20 phút mới đến lượt mình. Mà hơn nữa, việc dùng ATM cũng là gợi ý cho người nghèo tiếp cận với kinh tế số.

“Nhưng tôi vẫn cứ trăn trở vì trong điều kiện dịch bệnh lây lan phức tạp, càng giảm thiểu được việc mọi người tiếp xúc nhiều lần với một vật càng tốt. Đó cũng là lý do chúng tôi cho ra đời ATM rút gạo “bằng chân”. Khi ấn nút bằng chân thì không bị lây bệnh. Đồng thời ai vào rút gạo đều được yêu cầu khai tên tuổi, địa chỉ để phòng trường hợp không may có người mắc Covid-19 thì truy lại dễ dàng”- ông Hùng chia sẻ.

Theo thống kê, trong đợt dịch năm 2020, với hàng chục cây ATM rút gạo miễn phí “bằng chân” được mở ra trên hàng chục tỉnh, thành trong cả nước như Hà Nội, Phú Yên, Buôn Mê Thuật, Hà Tĩnh, Hoà Bình, Hà Nam, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang… đã có hơn 1.000 tấn gạo đến tay hàng chục ngàn bà con khó khăn.

“Lúc đầu, tôi cũng chỉ định bỏ ra 10 tấn gạo để mở ATM rút gạo miễn phí ở Hà Nội. Nhưng bất ngờ vượt sức tưởng tượng, có rất nhiều người ủng hộ chương trình. Thật cảm động là từ những cụ già, cháu bé đem từng túi gạo vài kg đến những mạnh thường quân đem hàng tấn gạo đến ủng hộ. Con số 1.000 tấn gạo là sự chia sẻ với đồng bào mình của rất nhiều người. Đây không chỉ là sự hỗ trợ về vật chất mà là sự động viên to lớn để người nghèo vượt qua khó khăn trong dịch bệnh”-ông Hùng cảm động.

Tìm mọi cách để chuyển gạo đến những nơi cần nhất

Ông Nguyễn Mạnh Hùng tâm sự, trong đợt dịch năm nay, ông cũng nhiều lần trăn trở phải làm gì đó để giúp đỡ người Việt khó khăn không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài, nhất là bà con ở Ấn Độ và Campuchia đang phải chịu nhiều thiệt hại nặng nề do dịch bệnh.

“Tình hình Covid-19 ở Ấn Độ, nơi Đức Phật đản sinh, quê hương của thánh Gandi, mẹ Teresa,… rất phức tạp và đang nguy cấp. Mỗi lần đến Ấn Độ tôi luôn nhớ mãi hình ảnh phân cấp quá lớn giữa người giàu và kẻ nghèo nơi đây. Và luôn thương xót những người khốn khó nơi này. Bình thường đã vậy, dịch Covid-19 như thế này, họ sống ra sao. Đói lắm. Những hình ảnh trong ký ức về Ấn Độ cứ hiện trong đầu tôi, cứ vậy tràn về.

Tôi nhớ lại những chuyến đi Campuchia. Mỗi lần đi Siem Riep, đến với Ăng Co là rẽ qua Biển Hồ, nơi đó có rất nhiều đồng bào Việt đang sống rất khó khăn. Dịch thế này cuộc sống của họ càng thêm cơ cực. Trong lúc ngồi thiền sáng nay (14/5), tôi thấy cần phải làm gì đó để giúp bà con bằng những việc làm thiết thực. Và ý tưởng “chia sẻ gạo cùng nhau 2021” ra đời”- ông Hùng nói.

Ông Hùng chia sẻ, sau 4 tiếng chia sẻ ý tưởng của mình, đã có nhiều người ủng hộ và động viên ông thực hiện. “Chỉ trong mấy tiếng, có nhiều người ủng hộ từ vài chục ngàn đến 20-30 triệu đồng, người thì vài kg đến 1 tấn gạo… Với 10 tấn gạo tôi ủng hộ ban đầu, đến nay số người ủng hộ không ngừng tăng lên, tôi quyết định khởi động dự án. Tôi nghĩ năm nay, bà con trong nước vẫn có thể buôn bán, làm ăn chưa phải quá mức khó khăn như năm ngoái, nên trước mắt sự hỗ trợ sẽ dành cho người Việt khó khăn ở nước ngoài. Còn khi nào bà con trong nước thực sự cần, chúng tôi luôn sẵn sẵn sàng. Chúng tôi cũng đang bàn bạc cách làm như thế nào minh bạch, công khai, giúp bà con một cách hiệu quả nhất”.

Ông Hùng cho biết, ông sẽ liên lạc ngay với Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu và Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Vũ Quang Minh-người mà ông đã trực tiếp làm việc trong quá trình chuẩn bị xuất bản và ra mắt sách Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Hà Nội để cùng tham vấn.

“Chúng ta cùng tìm mọi cách để chuyển gạo đến những nơi cần nhất, bằng cách làm tốt nhất qua những người tin cậy nhất, trong đó có Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Campuchia. Ai có cách làm tốt nhất, hay nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất xin chia sẻ để chúng ta cùng làm”- ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, nếu như năm ngoái 2020, mọi người chở gạo đến các địa điểm tập kết ở Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Buôn Mê Thuột, Phú Yên, Hoà Bình,… thì năm nay chương trình chỉ nhận tiền mặt. “Mọi sự giúp đỡ sẽ được công khai thống kê hàng ngày. Tiền được nhận và chúng tôi chuyển sang Ấn Độ và Campuchia nhờ mua gạo giúp bên đó. Tạm tính mỗi kg gạo là 13.000 đồng, nếu mỗi người góp 10.000  đồng sẽ được 7 lạng gạo ủng hộ người đói ăn và đang cần miếng cơm ngay lúc này”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hải Dương lắp đặt cây 'ATM gạo' miễn phí đầu tiên
Hải Dương lắp đặt cây 'ATM gạo' miễn phí đầu tiên

VOV.VN - Cây "ATM gạo" miễn phí đầu tiên ở Hải Dương được lắp đặt tại huyện Cẩm Giàng để trước mắt hỗ trợ cho những công nhân phải ở nhà trọ từ trước Tết.

Hải Dương lắp đặt cây 'ATM gạo' miễn phí đầu tiên

Hải Dương lắp đặt cây 'ATM gạo' miễn phí đầu tiên

VOV.VN - Cây "ATM gạo" miễn phí đầu tiên ở Hải Dương được lắp đặt tại huyện Cẩm Giàng để trước mắt hỗ trợ cho những công nhân phải ở nhà trọ từ trước Tết.

Cây ATM gạo đầu tiên trong khu phong tỏa ở Bình Dương đi vào hoạt động
Cây ATM gạo đầu tiên trong khu phong tỏa ở Bình Dương đi vào hoạt động

VOV.VN - Chiều nay (3/2), trong khu vực bị phong tỏa do có ca mắc Covid-19 ở Bình Dương, cây ATM gạo đầu tiên đã chính thức hoạt động, giúp người dân ổn định cuộc sống trong thời gian thực hiện quy định phòng, chống lây lan dịch bệnh. 

Cây ATM gạo đầu tiên trong khu phong tỏa ở Bình Dương đi vào hoạt động

Cây ATM gạo đầu tiên trong khu phong tỏa ở Bình Dương đi vào hoạt động

VOV.VN - Chiều nay (3/2), trong khu vực bị phong tỏa do có ca mắc Covid-19 ở Bình Dương, cây ATM gạo đầu tiên đã chính thức hoạt động, giúp người dân ổn định cuộc sống trong thời gian thực hiện quy định phòng, chống lây lan dịch bệnh. 

"ATM gạo và khẩu trang" đạt giải I-Star TPHCM năm 2020
"ATM gạo và khẩu trang" đạt giải I-Star TPHCM năm 2020

VOV.VN - Điểm nhấn của chương trình năm nay là quy tụ nhiều Startup có ý tưởng sáng tạo, các doanh nhiệp mang đến giải pháp đột phá trong nhiều lĩnh vực xã hội, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19.

"ATM gạo và khẩu trang" đạt giải I-Star TPHCM năm 2020

"ATM gạo và khẩu trang" đạt giải I-Star TPHCM năm 2020

VOV.VN - Điểm nhấn của chương trình năm nay là quy tụ nhiều Startup có ý tưởng sáng tạo, các doanh nhiệp mang đến giải pháp đột phá trong nhiều lĩnh vực xã hội, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19.

Cận cảnh các “ATM gạo của người chỉ huy” hỗ trợ Covid-19 ở Indonesia
Cận cảnh các “ATM gạo của người chỉ huy” hỗ trợ Covid-19 ở Indonesia

VOV.VN - Quân đội và Bộ Nông nghiệp Indonesia phối hợp thực hiện chương trình “ATM gạo của người chỉ huy” giúp người nghèo vượt qua khó khăn trong Covid-19.

Cận cảnh các “ATM gạo của người chỉ huy” hỗ trợ Covid-19 ở Indonesia

Cận cảnh các “ATM gạo của người chỉ huy” hỗ trợ Covid-19 ở Indonesia

VOV.VN - Quân đội và Bộ Nông nghiệp Indonesia phối hợp thực hiện chương trình “ATM gạo của người chỉ huy” giúp người nghèo vượt qua khó khăn trong Covid-19.