Nguồn máu dự trữ cho cấp cứu tại nhiều địa phương đang thiếu hụt nghiêm trọng

VOV.VN - Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL không tổ chức được các đợt hiến máu tình nguyện nên nguồn máu dự trữ ở ĐBSCL bị cạn kiệt. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ không còn máu để cấp cứu điều trị cho bệnh nhân.  

 

 

Phóng viên Thanh Tú/VOV-ĐBSCL cho biết, theo Bệnh viện Huyết học - Truyền máu thành phố Cần Thơ, 6 tháng đầu năm nay, đơn vị tiếp nhận được hơn 71.800 đơn vị máu, giảm so với kế hoạch đề ra (theo kế hoạch là tiếp nhận 80.000 đơn vị máu); trung bình hàng tháng đơn vị tiếp nhận hơn 10.000 đơn vị máu. Tuy nhiên, trong tháng 7 bệnh viện chỉ tiếp nhận được hơn 8.000 đơn vị máu giảm so với kế hoạch. Trong khi đó, bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ là ngân hàng máu của khu vực, chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, bảo quản và cấp phát cho hơn 50 bệnh viện trong khu vực ĐBSCL.      

    
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Xuân Việt - Giám đốc Bệnh viện Huyết học - Truyền máu thành phố Cần Thơ cho biết, thông thường, vào thời điểm này đơn vị thừa máu dự trữ, do người dân, đoàn viên, thanh niên tham gia hiến máu rất đông. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, đặc biệt trong thời gian dịch bệnh bùng phát và lây lan nhanh, người dân lo ngại việc tập trung đông người, các địa phương cũng gặp khó khăn trong công tác vận động hiến máu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ không còn máu để cấp cứu điều trị cho bệnh nhân.

Bác sĩ Việt cho biết thêm: "Hiện giờ bệnh viện không còn nhận được máu của đơn vị nào nữa. Nhất là trong giai đoạn này, khi mà các tỉnh bắt đầu thực hiện Chỉ thị 16, khi dịch bùng phát mạnh. Hiện tại, kho máu cạn kiệt".

Cũng theo bác sĩ Việt, hiện nhu cầu sử dụng máu để cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân là rất lớn và hết sức cấp thiết, quan trọng nhất là đối với các bệnh nhân có bệnh lý huyết học như: Ung thư máu, xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, thalasemia... hoặc đa chấn thương do tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, bệnh xuất huyết tiêu hoá, băng huyết sau sinh, suy thận mạn… tất cả đều rất cần máu và nếu không có máu truyền kịp thời, có thể dẫn đến tử vong.

Đứng trước sự thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn máu dự trữ hiện nay, bệnh viện đề nghị các đơn vị tiếp tục tuyên truyền vận động những đơn vị địa phương chưa có dịch bệnh hoặc các tổ chức có điều kiện về nhân lực hiến máu để có máu sử dụng cấp cứu kịp thời cho người bệnh.  

Các địa phương ở ĐBSCL sau khi tổ chức hiến máu tình nguyện phải chuyển về Bệnh viện Huyết học – Truyền máu Cần Thơ để sàng lọc, phân loại. Sau đó, tùy theo nhu cầu, bệnh viện sẽ phân bổ lại nguồn máu cho từng địa phương dùng trong hoạt động y tế. Đây là điều bắt buộc, vì ở khu vực ĐBSCL chỉ có bệnh viện này là đủ tiêu chuẩn để sàng lọc máu.

Còn tại TP.HCM, phóng viên Kim Dung cho biết, chỉ còn vài ngày nữa, kho dự trữ máu tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt báo động nghiêm trọng. Các bệnh viện khẩn cấp kêu gọi người dân đi hiến máu. 

TS.BS Phù Chí Dũng - Giám đốc Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM cho biết, từ ngày 9/7/2021, TP thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, hầu hết hoạt động hiến máu bị hủy, bị ngưng tổ chức, dẫn đến lượng máu dự trữ tại Ngân hàng máu đang giảm dần.

Số lượng túi máu tiếp nhận chỉ đạt 30 - 50 túi/ngày, tức chỉ bằng 1/10 lượng máu TP.HCM cần để cung cấp cho gần 150 bệnh viện trong thành phố, trong đó có các bệnh viện đang điều trị Covid-19. Hiện kho dự trữ máu đang giảm dần, dự kiến trong 7 ngày tới sẽ chạm đến ngưỡng báo động dưới 3.000 túi máu. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu máu cục bộ theo nhóm sẽ xảy ra nếu không kịp thời bổ sung lượng máu dự trữ, đặc biệt là nhóm máu O.

Còn tại Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Hoàng Oanh – Giám đốc Trung tâm cho biết, công tác tiếp nhận máu và tiểu cầu từ nguồn hiến tình nguyện của Bệnh viện Chợ Rẫy cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lượng tiểu cầu dự trữ tại Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ còn vỏn vẹn 13 đơn vị. Bên cạnh đó, số lượng máu dự trữ tại trung tâm cũng chỉ còn 2.198 đơn vị, trong khi lượng máu sử dụng trong cấp cứu và điều trị cho các bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy ở thời điểm hiện tại trung bình 200-300 đơn vị/ngày. Mỗi ngày, tại đây chỉ tiếp nhận được khoảng từ 15-17 người đến hiến máu, việc đảm bảo nguồn máu để cấp cứu và điều trị cho các bệnh nhân, trong đó có cả bệnh nhân Covid-19 cần phải truyền máu, trở thành thách thức lớn đối với Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay.

Trước tình hình này, các bệnh viện đều khẩn thiết kêu gọi lãnh đạo các quận huyện và TP.Thủ Đức quan tâm, duy trì lịch hiến máu tại địa phương với quy mô phù hợp. Tổ chức hẹn người hiến máu chia theo nhiều khung giờ để vừa đảm bảo an toàn cho người hiến, vừa giúp người bệnh có đủ máu cho cấp cứu và điều trị.

Đồng thời, để có đủ lượng máu cung cấp cho công tác điều trị và cấp cứu tại các bệnh viện trong thành phố, Ngân hàng máu mong người dân có đủ sức khỏe tham gia hiến máu. Các điểm hiến máu cố định là: Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy - Bệnh viện Chợ Rẫy, cổng số 5, đường Phạm Hữu Chí, Phường 12, Quận 5, TP.HCM; Bệnh viện Truyền máu Huyết học (118 Hồng Bàng, phường 12, quận 5) và Trung tâm Hiến máu nhân đạo thành phố (106 Thiên Phước, quận Tân Bình). Người đăng ký hiến máu thực hiện khai báo y tế đầy đủ và chính xác theo đường link: kbyt.khambenh.gov.vn, giúp nhân viên y tế sàng lọc các yếu tố nguy cơ trước khi hiến máu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ninh Thuận phát hiện 3 ca nghi mắc Covid-19 qua lấy mẫu ngẫu nhiên
Ninh Thuận phát hiện 3 ca nghi mắc Covid-19 qua lấy mẫu ngẫu nhiên

VOV.VN - Chiều tối nay (19/7), tỉnh Ninh Thuận ghi nhận thêm 4 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 3 trường hợp lây nhiễm từ chợ đầu mối nông sản Phan Rang.

Ninh Thuận phát hiện 3 ca nghi mắc Covid-19 qua lấy mẫu ngẫu nhiên

Ninh Thuận phát hiện 3 ca nghi mắc Covid-19 qua lấy mẫu ngẫu nhiên

VOV.VN - Chiều tối nay (19/7), tỉnh Ninh Thuận ghi nhận thêm 4 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 3 trường hợp lây nhiễm từ chợ đầu mối nông sản Phan Rang.

Hiến máu cứu người trong mùa dịch Covid-19
Hiến máu cứu người trong mùa dịch Covid-19

VOV.VN - Chung tay khắc phục tình trạng khan hiếm máu, hàng tuần, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thành phố Đà Nẵng phối hợp với Bệnh viện Đà Nẵng kết nối với các Câu lạc bộ Hiến máu tổ chức chương trình hiến máu với thông điệp“Hiến máu cứu người- đừng ngại Covid-19”.

Hiến máu cứu người trong mùa dịch Covid-19

Hiến máu cứu người trong mùa dịch Covid-19

VOV.VN - Chung tay khắc phục tình trạng khan hiếm máu, hàng tuần, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thành phố Đà Nẵng phối hợp với Bệnh viện Đà Nẵng kết nối với các Câu lạc bộ Hiến máu tổ chức chương trình hiến máu với thông điệp“Hiến máu cứu người- đừng ngại Covid-19”.

Hiến máu sau khi tiêm vaccine COVID-19 và những điều cần lưu ý
Hiến máu sau khi tiêm vaccine COVID-19 và những điều cần lưu ý

VOV.VN - Nếu vừa tiêm vaccine ngừa COVID-19, bạn vẫn có thể hiến máu, tiểu cầu và huyết tương AB Elite.  Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp và cần thiết để giúp cứu sống và hỗ trợ nỗ lực của những người trên tuyến đầu chống dịch.

Hiến máu sau khi tiêm vaccine COVID-19 và những điều cần lưu ý

Hiến máu sau khi tiêm vaccine COVID-19 và những điều cần lưu ý

VOV.VN - Nếu vừa tiêm vaccine ngừa COVID-19, bạn vẫn có thể hiến máu, tiểu cầu và huyết tương AB Elite.  Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp và cần thiết để giúp cứu sống và hỗ trợ nỗ lực của những người trên tuyến đầu chống dịch.

Có nên hiến máu sau khi tiêm vaccine COVID-19?
Có nên hiến máu sau khi tiêm vaccine COVID-19?

VOV.VN - Theo chuyên gia, hiến máu sau tiêm vaccine là an toàn. Người đã tiêm vaccine COVID-19, khả năng cơ thể sinh ra kháng thể chống lại virus rất cao, nên chế phẩm đó rất tốt để điều trị cho bệnh nhân.

Có nên hiến máu sau khi tiêm vaccine COVID-19?

Có nên hiến máu sau khi tiêm vaccine COVID-19?

VOV.VN - Theo chuyên gia, hiến máu sau tiêm vaccine là an toàn. Người đã tiêm vaccine COVID-19, khả năng cơ thể sinh ra kháng thể chống lại virus rất cao, nên chế phẩm đó rất tốt để điều trị cho bệnh nhân.