Phân bổ 300.000 liều Molnupiravir điều trị F0 thể nhẹ tại 46 tỉnh, thành

VOV.VN - Bộ Y tế sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương có dịch COVID-19 trên tinh thần tiếp cận sớm với thuốc Molnupiravir.

Sáng 18/12, Bộ Y tế cho biết, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc Molnupiravir trong điều trị COVID-19 đã công bố trên thế giới cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt ở bệnh nhân thể nhẹ sau 5 ngày điều trị, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong; 

Căn cứ kết quả đánh giá giữa kỳ của các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tiến hành tại Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Phổi Trung ương, Đại học Y Dược TP.HCM cho thấy tính an toàn và hiệu quả thuốc, Bộ Y tế đã cho phép triển khai Chương trình sử dụng thuốc có kiểm soát Molnupiravir cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ tại cộng đồng tại TP.HCM từ giữa tháng 8/2021 và hiện nay đã mở rộng triển khai tại 46 địa phương có dịch trong toàn quốc.

Việc triển khai chương trình tuân thủ các đề cương nghiên cứu khoa học, chặt chẽ đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia thẩm định, chấp thuận, được Bộ Y tế phê duyệt và được theo dõi, kiểm soát, ghi nhận, đánh giá và tổng kết bởi các chuyên gia, cán bộ, nhân viên y tế.

Đến nay, Bộ Y tế đã phân bổ 300.000 liều thuốc Molnupiravir cho các địa phương đang triển khai Chương trình sử dụng thuốc có kiểm soát Molnupiravir cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ tại cộng đồng.

Các kết quả báo cáo giữa kỳ của chương trình tại 22 tỉnh/thành phố cho thấy thuốc Molnupiravir có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị với tỷ lệ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 5 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30 từ 72,1% đến 99,1%; tỷ lệ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 14 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30 gần 100%; tỷ lệ chuyển nặng rất thấp từ 0,02%-0,06% và không có ca nào dẫn đến tử vong.

Molnupiravir là một thuốc kháng virus, hiện chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Hiện cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (US-FDA) đang xem xét các dữ liệu lâm sàng cho việc quyết định cấp phép lưu hành thuốc tại nước này.

Tương tự, các quốc gia châu Á trong đó có Ấn Độ cũng đang rà soát các dữ liệu lâm sàng đối với các thuốc được công ty phát minh là MSD nhượng quyền sản xuất cũng như các thuốc chưa được MSD nhượng quyền để xem xét việc cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc. Do vậy, việc sử dụng thuốc Molnupiravir hiện nay tại Việt Nam được tiến hành thông qua hình thức nghiên cứu tại cộng đồng trong khuôn khổ Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát chặt chẽ.

Việc triển khai Chương trình cần tuân thủ đề cương nghiên cứu khoa học, chặt chẽ đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia thẩm định, chấp thuận và được Bộ Y tế phê duyệt.

Việc theo dõi, kiểm soát, ghi nhận, đánh giá bệnh nhân trong Chương trình được tiến hành bởi các chuyên gia, cán bộ, nhân viên y tế theo các tiêu chí an toàn và hiệu quả của đề cương nghiên cứu. 

Bên cạnh đó, do thuốc chưa được cấp phép lưu hành rộng rãi nên việc quản lý thuốc nghiên cứu cần phải hết sức chặt chẽ để tránh thất thoát hoặc sử dụng sai mục đích nghiên cứu.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin khoa học của thuốc cũng như tình hình cấp phép sử dụng tại các quốc gia làm cơ sở báo cáo với Chính phủ và các cơ quan chức năng cho phép cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất. 

Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi của người dân, Bộ Y tế sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương có dịch tham gia và triển khai Chương trình trên tinh thần tiếp cận sớm với thuốc Molnupiravir song vẫn phải tuân thủ đề cương nghiên cứu đã được Bộ Y tế phê duyệt và phải kiểm soát, theo dõi chặt chẽ các tiêu chí an toàn, hiệu quả cũng như quản lý thuốc nghiên cứu để bảo đảm an toàn cho các bệnh nhân tham gia Chương trình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cố tình không tiêm vaccine sẽ phải tự chi trả viện phí nếu mắc COVID-19
Cố tình không tiêm vaccine sẽ phải tự chi trả viện phí nếu mắc COVID-19

VOV.VN - Tỉnh Bắc Kạn yêu cầu những người đủ điều kiện nhưng cố tình không tiêm vaccine phải tự chi trả viện phí nếu mắc COVID-19. Các đối tượng này cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để dịch lây lan ra cộng đồng.

Cố tình không tiêm vaccine sẽ phải tự chi trả viện phí nếu mắc COVID-19

Cố tình không tiêm vaccine sẽ phải tự chi trả viện phí nếu mắc COVID-19

VOV.VN - Tỉnh Bắc Kạn yêu cầu những người đủ điều kiện nhưng cố tình không tiêm vaccine phải tự chi trả viện phí nếu mắc COVID-19. Các đối tượng này cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để dịch lây lan ra cộng đồng.

Nam sinh lớp 11 tiêm liên tiếp 2 mũi vaccine trong 10 phút đã được xuất viện
Nam sinh lớp 11 tiêm liên tiếp 2 mũi vaccine trong 10 phút đã được xuất viện

VOV.VN - Sức khỏe nam sinh lớp 11 ở TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam - người tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19 trong vòng 10 phút - đã ổn định và được xuất viện về nhà.

Nam sinh lớp 11 tiêm liên tiếp 2 mũi vaccine trong 10 phút đã được xuất viện

Nam sinh lớp 11 tiêm liên tiếp 2 mũi vaccine trong 10 phút đã được xuất viện

VOV.VN - Sức khỏe nam sinh lớp 11 ở TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam - người tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19 trong vòng 10 phút - đã ổn định và được xuất viện về nhà.

Mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành”
Mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành”

VOV.VN - Sở Y tế TP Cần Thơ và Hội Thầy thuốc trẻ thành phố đã kích hoạt mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” nhằm tăng cường tư vấn và hỗ trợ cho người mắc Covid-19 đang tăng nhanh. Sự đồng hành với F0, F1 điều trị tại nhà qua mạng internet đã phần nào giảm áp lực cho lực lượng y tế.

Mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành”

Mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành”

VOV.VN - Sở Y tế TP Cần Thơ và Hội Thầy thuốc trẻ thành phố đã kích hoạt mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” nhằm tăng cường tư vấn và hỗ trợ cho người mắc Covid-19 đang tăng nhanh. Sự đồng hành với F0, F1 điều trị tại nhà qua mạng internet đã phần nào giảm áp lực cho lực lượng y tế.

Cả nước có hơn 15.000 F0 mới mỗi ngày, Hà Nội ghi nhận số F0 kỷ lục hơn 1.400 ca
Cả nước có hơn 15.000 F0 mới mỗi ngày, Hà Nội ghi nhận số F0 kỷ lục hơn 1.400 ca

VOV.VN - Ngày 17/12, ghi nhận con số kỷ lục hơn 31.000 bệnh nhân COVID-19 điều trị khỏi và được xuất viện. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.326 ca/ngày.

Cả nước có hơn 15.000 F0 mới mỗi ngày, Hà Nội ghi nhận số F0 kỷ lục hơn 1.400 ca

Cả nước có hơn 15.000 F0 mới mỗi ngày, Hà Nội ghi nhận số F0 kỷ lục hơn 1.400 ca

VOV.VN - Ngày 17/12, ghi nhận con số kỷ lục hơn 31.000 bệnh nhân COVID-19 điều trị khỏi và được xuất viện. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.326 ca/ngày.