PTT Trương Hòa Bình: Các quận, huyện của TP.HCM có thể áp dụng Chỉ thị 16 nếu cần thiết

VOV.VN - Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, các quận, huyện tại TP.HCM chủ động căn cứ vào diễn biến tình hình dịch bệnh trên từng địa bàn quản lý để điều chỉnh phương án giãn cách xã hội phù hợp.

Phát biểu tại cuộc họp giao ban trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM ngày 2/7, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình đề nghị TP.HCM rà soát lại các Bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch trên tất cả các lĩnh vực, khu vực, địa điểm để cập nhật và triển khai hiệu quả trong tình hình mới, phấn đấu đến cuối tháng 7/2021, dịch bệnh giảm rõ, giảm sâu và đến tháng 8/2021 có thể khống chế dịch bệnh. 

Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, các quận, huyện tại TP.HCM chủ động căn cứ vào diễn biến tình hình dịch bệnh trên từng địa bàn quản lý để điều chỉnh phương án giãn cách xã hội phù hợp; có thể tiếp tục áp dụng Chỉ thị 10 của UBND TP.HCM hoặc đề xuất áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nếu thấy thực sự cần thiết. Ngoài ra, cần phát huy trách nhiệm của Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 các quận- huyện, Tổ Covid-19 cộng đồng qua việc triển khai kiểm tra, giám sát và xử lý các trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch của thành phố.

Bên cạnh đó, công tác xét nghiệm tầm soát và tiêm vaccine diện rộng cần tổ chức chặt chẽ, tránh tập trung đông người; tổ chức phân phối hàng hóa, đảm bảo cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho người dân.

Trước đó, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị, trên tinh thần Chỉ thị 10 của thành phố, các quận – huyện rà soát các khu vực, địa điểm cần thiết áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ thì khẩn trương xin ý kiến của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố. Song song đó, các thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tham mưu cho Ban chỉ đạo rà soát lại các quyết định, kế hoạch, văn bản đã ban hành để cập nhật, bổ sung và định hướng cho khung hành động trong thời gian tiếp theo.

Số ca mắc Covid-19 tại TP.HCM có thể tăng trong những ngày tới

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, từ ngày 19/6 – 30/6 (thời điểm áp dụng Chỉ thị 10 của UBND TP), số ca nhiễm được tầm soát, phát hiện trong cộng đồng bình quân là 65 ca/ngày, số ca nhiễm phát hiện qua sàng lọc tại các bệnh viện bình quân 35 ca/ngày. Điều đó cho thấy sự phức tạp của dịch bệnh với biến thể Delta được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xem là có khả năng lây lan nhanh, có khả năng giảm hiệu quả bảo vệ của vaccine.

Vì thế, ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu các Sở ngành, quận- huyện, TP Thủ Đức tập trung triển khai 9 nhóm giải pháp trong đợt cao điểm kiểm soát tình hình dịch bệnh từ 29/6 đến 10/7/2021 đã được UBND TP ban hành. Trong đó, chú trọng phối hợp, tổ chức thực hiện ở từng khâu, từng bộ phận, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong phòng, chống dịch bệnh; phát huy vai trò của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các quận - huyện trong việc chủ động đưa ra các phương án, giải pháp phù hợp tình hình địa phương, theo phương châm “5 tại chỗ”.

Việc phân loại các nhóm: nguy cơ rất cao- nguy cơ cao- nguy cơ cần được triển khai đến từng phường xã, khu phố để tăng cường lực lượng đến các điểm nóng, nhanh chóng kiểm soát, khống chế dịch bệnh. Đồng thời thực hiện giãn cách triệt để khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm; điều phối người dân đến lấy mẫu trong những khung giờ nhất định và sẵn sàng phương án trong tình huống có F0.

Chủ tịch UBND TP.HCM cũng đề nghị rà soát, tổ chức lại các khu cách ly theo đúng quy định về tiêu chuẩn an toàn của Bộ Y tế. Các quận- huyện, TP Thủ Đức không tổ chức cách ly tại các trường học; mỗi khu cách ly phải đảm bảo điều kiện vệ sinh, có camera giám sát…; khuyến khích sử dụng các nhà khách, khách sạn, nhà tái định cư chưa sử dụng trên địa bàn làm địa điểm cách ly./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP.HCM có 345 ca Covid-19 mỗi ngày, phát hiện hàng chục ca trong cộng đồng
TP.HCM có 345 ca Covid-19 mỗi ngày, phát hiện hàng chục ca trong cộng đồng

VOV.VN - Theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, tình hình dịch bệnh tăng nhanh do tác nhân gây bệnh là chủng virus Delta có đặc tính lây nhiễm mạnh.

TP.HCM có 345 ca Covid-19 mỗi ngày, phát hiện hàng chục ca trong cộng đồng

TP.HCM có 345 ca Covid-19 mỗi ngày, phát hiện hàng chục ca trong cộng đồng

VOV.VN - Theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, tình hình dịch bệnh tăng nhanh do tác nhân gây bệnh là chủng virus Delta có đặc tính lây nhiễm mạnh.

Sáng 2/7, Việt Nam có thêm 147 ca mắc COVID-19 trong nước, TP.HCM 118 ca
Sáng 2/7, Việt Nam có thêm 147 ca mắc COVID-19 trong nước, TP.HCM 118 ca

VOV.VN - Bộ Y tế cho biết, tính từ 18h ngày 1/7 đến 6h ngày 2/7, Việt Nam có 151 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 4 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 147 ca ghi nhận trong nước.

Sáng 2/7, Việt Nam có thêm 147 ca mắc COVID-19 trong nước, TP.HCM 118 ca

Sáng 2/7, Việt Nam có thêm 147 ca mắc COVID-19 trong nước, TP.HCM 118 ca

VOV.VN - Bộ Y tế cho biết, tính từ 18h ngày 1/7 đến 6h ngày 2/7, Việt Nam có 151 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 4 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 147 ca ghi nhận trong nước.

TP.HCM yêu cầu không sử dụng trường học làm khu cách ly tập trung
TP.HCM yêu cầu không sử dụng trường học làm khu cách ly tập trung

VOV.VN - UBND TP.HCM vừa ban hành văn bản về đảm bảo hoạt động các khu cách ly tập trung của TP, quận, huyện và TP.Thủ Đức, đặc biệt lưu ý không được sử dụng các trường học làm khu cách ly tập trung.

TP.HCM yêu cầu không sử dụng trường học làm khu cách ly tập trung

TP.HCM yêu cầu không sử dụng trường học làm khu cách ly tập trung

VOV.VN - UBND TP.HCM vừa ban hành văn bản về đảm bảo hoạt động các khu cách ly tập trung của TP, quận, huyện và TP.Thủ Đức, đặc biệt lưu ý không được sử dụng các trường học làm khu cách ly tập trung.