Quảng Nam đồng ý đắp đập tạm trên sông Quảng Huế để giảm nhiễm mặn cho Đà Nẵng

VOV.VN - UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương theo đề nghị của UBND thành phố Đà Nẵng thực hiện đắp đập tạm trên sông Quảng Huế.

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đồng ý triển khai các giải pháp tăng lượng nước cấp về khu vực hạ du sông Vu Gia theo đề nghị của UBND thành phố Đà Nẵng nhằm giảm nhiễm mặn nguồn nước thô cấp nước sinh hoạt cho Đà Nẵng.

Trước đó, UBND thành phố Đà Nẵng đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị phối hợp triển khai các giải pháp tăng lượng nước cấp về khu vực hạ du sông Vu Gia. Công văn nêu rõ, trên cơ sở thống nhất của 2 địa phương, trong năm 2019 và năm 2020, UBND thành phố Đà Nẵng đã giao Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng đắp đập tạm bằng bao cát trên sông Quảng Huế.

Qua kiểm tra, đánh giá cho thấy việc đắp đập tạm này đã tăng lưu lượng nước về hạ lưu sông Vu Gia, góp phần tăng lượng nước cấp cho các công trình khai thác nước, trạm bơm thủy lợi của huyện Đại Lộc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam và giảm mặn tại cửa thu Nhà máy nước Cầu Đỏ, thành phố Đà Nẵng.

Từ tháng 2/2021, nguồn nước tại cửa thu Nhà máy nước Cầu Đỏ, thành phố Đà Nẵng bị nhiễm mặn, độ mặn có xu hướng tăng dần. UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương tiếp tục triển khai đắp trở lại đập tạm trên sông Quảng Huế.

UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương theo đề nghị của UBND thành phố Đà Nẵng thực hiện đắp đập tạm trên sông Quảng Huế. Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh giao Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp có ý kiến về giải pháp thiết kế, thi công công trình tạm trên sông Quảng Huế, đảm bảo mục tiêu cải thiện nguồn nước về hạ du sông Vu Gia, đồng thời khống chế mặn xâm nhập hạ lưu sông Thu Bồn và tiêu thoát nước trong mùa lũ.

“Chúng tôi đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Đại Lộc phối hợp với cơ quan chức năng của thành phố Đà Nẵng thực hiện ngăn đập tạm này, giảm xâm nhập mặn tại Cầu Đỏ, bù lượng nước cho phù hợp, đảm bảo vừa ngăn mặn nhưng vừa sử dụng nước có hiệu quả cho 2 địa phương”, ông Bửu cho biết thêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiền Giang khẩn trương thi công đập thép ngăn nước mặn để cung cấp nước ngọt
Tiền Giang khẩn trương thi công đập thép ngăn nước mặn để cung cấp nước ngọt

VOV.VN - Để chủ động ứng phó với nước mặn đang xâm nhập, ngày 28/1, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức khởi công xây dựng đập thép ngăn nước mặn trên kênh Nguyễn Tấn Thành (thuộc xã Song Thuận, huyện Châu Thành).

Tiền Giang khẩn trương thi công đập thép ngăn nước mặn để cung cấp nước ngọt

Tiền Giang khẩn trương thi công đập thép ngăn nước mặn để cung cấp nước ngọt

VOV.VN - Để chủ động ứng phó với nước mặn đang xâm nhập, ngày 28/1, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức khởi công xây dựng đập thép ngăn nước mặn trên kênh Nguyễn Tấn Thành (thuộc xã Song Thuận, huyện Châu Thành).

Tiền Giang chủ động đầu tư 194 tỷ đồng đắp đập ngăn mặn, trữ ngọt
Tiền Giang chủ động đầu tư 194 tỷ đồng đắp đập ngăn mặn, trữ ngọt

VOV.VN - Trước tình hình hạn mặn tái diễn liên tục, tỉnh Tiền Giang đã chú trọng việc đắp các cống đập ngăn mặn, trữ ngọt để cung cấp nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Tiền Giang chủ động đầu tư 194 tỷ đồng đắp đập ngăn mặn, trữ ngọt

Tiền Giang chủ động đầu tư 194 tỷ đồng đắp đập ngăn mặn, trữ ngọt

VOV.VN - Trước tình hình hạn mặn tái diễn liên tục, tỉnh Tiền Giang đã chú trọng việc đắp các cống đập ngăn mặn, trữ ngọt để cung cấp nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Xây đập ngăn mặn kiên cố trên sông Cẩm Lệ có ảnh hưởng thoát lũ?
Xây đập ngăn mặn kiên cố trên sông Cẩm Lệ có ảnh hưởng thoát lũ?

VOV.VN - Việc xây dựng đập ngăn mặn trên sông Cẩm Lệ kết hợp cầu giao thông có ảnh hưởng đến việc thoát lũ hay không?

Xây đập ngăn mặn kiên cố trên sông Cẩm Lệ có ảnh hưởng thoát lũ?

Xây đập ngăn mặn kiên cố trên sông Cẩm Lệ có ảnh hưởng thoát lũ?

VOV.VN - Việc xây dựng đập ngăn mặn trên sông Cẩm Lệ kết hợp cầu giao thông có ảnh hưởng đến việc thoát lũ hay không?