Sạt lở liên tiếp làm sụp đổ nhiều nhà dân ở quận Cái Răng

VOV.VN - Trong hai ngày 16 và 17/5, tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ đã xảy ra 2 vụ sạt lở bờ sông, làm ảnh hưởng sinh hoạt, thiệt hại vật chất của 3 hộ dân.

Theo Ban Chỉ huy phòng chống Thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, vào lúc 3h sáng ngày 17/5 xảy ra 1 vụ sạt lở bờ sông, tại 2 căn hộ bà Nguyễn Thị Tô Châu và bà Phạm Ngọc Hân, cùng địa chỉ: 227B, khu vực Phú Thuận phường Tân Phú, quận Cái Răng.

Vụ sạt lở làm ảnh hưởng 1 nhà cấp 4 có diện tích hơn 27m2 của  bà Nguyễn Thị Tô Châu và 1 căn nhà diện tích 137m2 (gồm 1 căn nhà và 3 phòng cho thuê) và vật dụng gia đình của  bà Phạm Ngọc Hân. Tài sản ước tổng thiệt hại trên 350 triệu đồng (thiệt hại nhà khoảng 320 triệu đồng, vật dụng gia đình khoảng 30 triệu đồng); Không có thiệt hại về người. UBND phường Tân Phú đã huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ trục vớt tài sản và tháo dỡ phần diện tích còn lại để đảm bảo an toàn. Ban Chỉ huy phòng chống Thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn quận Cái Răng cũng đã tạm ứng kinh phí chi hỗ trợ cho các hộ với tổng số tiền 13 triệu đồng.

Trước đó, khoảng 4h sáng 16/5, tại khu vực nhà ông Đặng Văn Hạnh (số 246, khu vực 2, phường Ba Láng, quận Cái Răng) cũng xảy ra sạt lở. Trong lúc gia đình ông Hạnh đang ngủ nghe tiếng răng rắc ở phía sau, lập tức mọi người chạy khỏi nhà. Ngay sau đó phần nhà sau sụp đổ xuống sông, gồm mái tôn, sàn gỗ, với kích thước bị sụp: ngang 10,5m, dài 4m, gây thiệt hại trên 20 triệu đồng. Sau khi sạt lở xảy ra, UBND phường Ba Láng đã huy động lực lượng hỗ trợ tháo dỡ, trục vớt tài sản; Ban Chỉ huy phòng chống Thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn quận Cái Răng kịp thời thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình khắc phục hậu quả 3 triệu đồng. Được biết, gia đình ông Đặng Văn Hạnh đã có kế hoạch di dời nhà đến phần đất khác tại phường Thường Thạnh, UBND quận sẽ hỗ trợ gia đình về mặt thủ tục xây dựng để ổn định cuộc sống trong thời gian sớm nhất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sạt lở bờ sông, đê bao, đê cồn ở Sóc Trăng ngày càng nghiêm trọng
Sạt lở bờ sông, đê bao, đê cồn ở Sóc Trăng ngày càng nghiêm trọng

VOV.VN - Dù mới chớm bước vào mùa mưa, nhưng tình trạng sạt lở bờ sông, đê sông, đê cồn tại các địa phương ven Sông Hậu thuộc tỉnh Sóc Trăng đang xảy ra rất nghiêm trọng và phức tạp, với tần suất ngày càng nhiều và quy mô lớn hơn.

Sạt lở bờ sông, đê bao, đê cồn ở Sóc Trăng ngày càng nghiêm trọng

Sạt lở bờ sông, đê bao, đê cồn ở Sóc Trăng ngày càng nghiêm trọng

VOV.VN - Dù mới chớm bước vào mùa mưa, nhưng tình trạng sạt lở bờ sông, đê sông, đê cồn tại các địa phương ven Sông Hậu thuộc tỉnh Sóc Trăng đang xảy ra rất nghiêm trọng và phức tạp, với tần suất ngày càng nhiều và quy mô lớn hơn.

Vì sao chậm trễ tái định cư cho dân vùng sạt lở Quảng Bình?
Vì sao chậm trễ tái định cư cho dân vùng sạt lở Quảng Bình?

VOV.VN - Người dân mong muốn chính quyền, các ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu tái định cư, giúp bà con có nơi ở mới trong thời gian sớm nhất.

Vì sao chậm trễ tái định cư cho dân vùng sạt lở Quảng Bình?

Vì sao chậm trễ tái định cư cho dân vùng sạt lở Quảng Bình?

VOV.VN - Người dân mong muốn chính quyền, các ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu tái định cư, giúp bà con có nơi ở mới trong thời gian sớm nhất.

Người dân vùng sạt lở tại Quảng Bình bao giờ được tái định cư?
Người dân vùng sạt lở tại Quảng Bình bao giờ được tái định cư?

VOV.VN - Những trận mưa lũ lịch sử đã đi qua gần nửa năm nhưng nhiều hộ dân vùng sạt lở tại tỉnh Quảng Bình vẫn phải sống trong những ngôi nhà bạt tạm bợ, ẩm thấp, nóng nực. Bà con mỏi mòn chờ đợi được tái định cư. Nơi ở tạm thiếu thốn, bất tiện khiến nhiều đánh liều trở về nhà cũ của mình bên sườn núi tiềm ẩn nhiều thảm họa.

Người dân vùng sạt lở tại Quảng Bình bao giờ được tái định cư?

Người dân vùng sạt lở tại Quảng Bình bao giờ được tái định cư?

VOV.VN - Những trận mưa lũ lịch sử đã đi qua gần nửa năm nhưng nhiều hộ dân vùng sạt lở tại tỉnh Quảng Bình vẫn phải sống trong những ngôi nhà bạt tạm bợ, ẩm thấp, nóng nực. Bà con mỏi mòn chờ đợi được tái định cư. Nơi ở tạm thiếu thốn, bất tiện khiến nhiều đánh liều trở về nhà cũ của mình bên sườn núi tiềm ẩn nhiều thảm họa.