Tạm đình chỉ công tác 2 cán bộ vì để xảy ra san ủi trái phép trên đất rừng

VOV.VN - 2 cán bộ và nhân viên quản lý bảo vệ rừng bị tạm đình chỉ công tác trong thời gian 15 ngày.

Ngày 4/3, Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) cho biết, liên quan đến vụ để xảy ra san gạt đất lâm nghiệp trái phép tại tiểu khu 267C thuộc địa bàn xã Hiệp An, đơn vị đã có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 2 cán bộ, nhân viên quản lý bảo vệ rừng.

Theo đó, 2 cán bộ và nhân viên quản lý bảo vệ rừng bị tạm đình chỉ công tác trong thời gian 15 ngày là ông Bùi Đình Trung - Đội trưởng Đội Chuyên trách quản lý bảo vệ rừng số 1 và ông Võ Duy Trung, nhân viên thuộc đội này. Trong đó, ông Bùi Đình Trung tạm đình chỉ công tác vì thiếu trách nhiệm trong quản lý điều hành, đôn đốc, kiểm tra nhân viên thực hiện nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ được giao, để san gạt đất lâm nghiệp trái phép tại khu vực Tiểu khu 267C địa bàn; ông Võ Duy Trung được cho là thiếu tinh thần trách nhiệm, không đi tuần tra, kiểm tra rừng tại các khoảnh 3, 4, Tiểu khu 267C để xảy ra tình trạng san gạt đất lâm nghiệp trái phép. Đồng thời, khi vụ việc xảy ra, các ông đều không lập biên bản báo cáo kịp thời cho lãnh đạo đơn vị biết để chỉ đạo xử lý vi phạm.

 Trước đó, tại khu vực Tiểu khu 267C xảy ra tình trạng phá rừng, tái chiếm đất rừng, san ủi đất lâm nghiệp trái phép diễn ra trong thời gian dài. Đến ngày 24/2/2022, Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh cùng với các lực lượng chức năng và UBND xã Hiệp An mới phát hiện, bắt quả tang vụ san gạt đất lâm nghiệp trái phép tại khoảnh 3, 4 Tiểu khu 267C. 

Cụ thể, tại đây, ông Hoàng Đại Minh (ngụ xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng) đã sử dụng dùng máy đào san ủi đất lâm nghiệp, đào hồ chứa nước rộng 1.700 m2. Cùng ngày, UBND xã Hiệp An đã lập biên bản đối với ông Lê Thái Huy (ngụ xã Hiệp An, huyện Đức Trọng), về hành vi san gạt gần 2.000 m2 đất lâm nghiệp thuộc rừng sản xuất. Đồng thời, tiến hành thu giữ phương tiện san ủi đất lâm nghiệp trái phép.

Tiểu khu 267C, thuộc địa bàn xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, khu vực giáp ranh và gần cửa ngõ đi vào TP Đà Lạt (Lâm Đồng). Do nhu cầu bất động sản tăng cao đã kéo theo nạn phá rừng, chiếm đất, san ủi mặt bằng trái phép tăng mạnh. Nhiều sườn đồi, khe núi trong khu vực đã bị cạo trọc, cày xới, san ủi và cải tạo thành những thửa đất. Các cánh rừng liền kề trong khu vực cũng tàn phá, cưa hạ và đốt cháy nham nhở.

Trước tình trạng này, ông Lê Nguyên Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng cho biết, huyện đã có văn bản yêu cầu các đơn vị chức năng vào cuộc điều tra, xử nghiêm các hành vi vi phạm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cán bộ bảo vệ rừng bị chấn thương khi rượt đuổi lâm tặc
Cán bộ bảo vệ rừng bị chấn thương khi rượt đuổi lâm tặc

VOV.VN -   Tối 5/1, ông Nguyễn Đình Đức, Giám Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, một cán bộ quản lý, bảo vệ rừng thuộc Ban quản lý Rừng phòng hộ Hương Thủy vừa gặp nạn, chấn thương nặng trong lúc truy quét lâm tặc giữa rừng sâu.

Cán bộ bảo vệ rừng bị chấn thương khi rượt đuổi lâm tặc

Cán bộ bảo vệ rừng bị chấn thương khi rượt đuổi lâm tặc

VOV.VN -   Tối 5/1, ông Nguyễn Đình Đức, Giám Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, một cán bộ quản lý, bảo vệ rừng thuộc Ban quản lý Rừng phòng hộ Hương Thủy vừa gặp nạn, chấn thương nặng trong lúc truy quét lâm tặc giữa rừng sâu.

Cận cảnh rừng Quốc gia tại Đắk Lắk, Lâm Đồng bị phá để làm đường khi chưa được phép
Cận cảnh rừng Quốc gia tại Đắk Lắk, Lâm Đồng bị phá để làm đường khi chưa được phép

VOV.VN - Hơn 15ha rừng đặc dụng của Vườn Quốc gia Chư Yang Sin (tỉnh Đắk Lắk) cùng nhiều diện tích rừng đặc dụng của Vườn Quốc gia Bi Đoup - Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng) đã bị đơn vị thi công dự án đường Trường Sơn Đông phá trắng khi chưa được phép chuyển đổi.

Cận cảnh rừng Quốc gia tại Đắk Lắk, Lâm Đồng bị phá để làm đường khi chưa được phép

Cận cảnh rừng Quốc gia tại Đắk Lắk, Lâm Đồng bị phá để làm đường khi chưa được phép

VOV.VN - Hơn 15ha rừng đặc dụng của Vườn Quốc gia Chư Yang Sin (tỉnh Đắk Lắk) cùng nhiều diện tích rừng đặc dụng của Vườn Quốc gia Bi Đoup - Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng) đã bị đơn vị thi công dự án đường Trường Sơn Đông phá trắng khi chưa được phép chuyển đổi.