Tăng mạnh số cuộc gọi hỗ trợ tâm lý trẻ em trong mùa dịch

VOV.VN - Tính từ tháng 7/2020 đến tháng 7/2021, số cuộc gọi đến Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em (111) đã vượt mốc 500.000 cuộc.

Trung bình mỗi tháng, đường dây 111 của Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em (111) tiếp nhận 30.000 cuộc gọi/tháng. Đặc biệt, trong những tháng gần đây, con số này tăng lên tới 40.000 đến 50.000 cuộc/tháng, chủ yếu liên quan đến dịch Covid-19, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho trẻ em.

Tính từ tháng 7/2020 đến tháng 7/2021, số cuộc gọi đến Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em (111) đã vượt mốc 500.000 cuộc. Bà Lê Thị Thảo, Phó trưởng Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em (111), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, các nhân viên Tổng đài được bố trí 3 ca trực, trong đó 2 ca trực ban ngày mỗi ca gồm 5 nhân viên tư vấn trực tại Tổng đài Hà Nội, 2 nhân viên trực tại Tổng đài vùng miền Trung-Tây Nguyên đặt tại Đà Nẵng, 2 nhân viên trực tại Tổng đài vùng miền Nam ở An Giang. Một ca đêm gồm 3 nhân viên tư vấn trực tại Tổng đài Hà Nội, trực 24/24 giờ tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ, Tết.

 “Số lượng những cuộc gọi gần đây có liên quan nhiều đến Covid-19. Những người chăm sóc trẻ gọi đến quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe của trẻ. Thứ hai là những cuộc gọi để hỗ trợ hỗ trợ về mặt tâm lý và sức khỏe tâm thần. Ví dụ như khi trẻ em không được đi đến trường không được ra ngoài giao lưu, các em phải dùng những thiết bị điện thoại nhiều, có thể là về học tập sao nhãng, có thể dẫn đến như mối quan hệ mâu thuẫn giữa cha mẹ với con cái. Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ nhóm trẻ khó khăn, nhóm trẻ F0, F1 thiếu sự chăm sóc cũng tăng lên”.

Trong số những cuộc gọi tư vấn liên quan đến các vấn đề của trẻ em, một nội dung đáng chú ý, đó là việc học trực tuyến kèm theo thời gian tham gia internet kéo dài có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tâm thần và cả thể chất của trẻ em.

Bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững cho rằng, ảnh hưởng tâm lý trên không gian mạng cũng nguy hiểm không kém so với thực tế. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu khủng hoảng hoặc thu mình đột ngột cha mẹ phải tâm sự với trẻ để nhận biết dấu hiệu và giải đáp khúc mắc trong tiến trình lớn lên của trẻ.

 “Ở độ tuổi các con bắt đầu đi học, cha mẹ cần phải nói chuyện cùng với con về lợi ích cũng như rủi ro trên môi trường mạng. Không thể nào cấm được trẻ 100% không vào xem các trang mà chúng ta không muốn, nhưng chúng ta có thể biết được rằng trẻ đang xem gì và trẻ cảm thấy như thế nào? Những thứ trẻ em ảnh hưởng như thế nào nếu chẳng may con xem. Nếu những điều đó không phù hợp trẻ sẽ có tư duy để phân tích để làm sao mà lần sau sẽ không xem nữa, biết dừng lại đúng lúc. Khuyến khích cha mẹ nói chuyện với con nhiều hơn, không có cách nào khác là phải đồng hành với trẻ”- bà Linh nói.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, để tăng cường chức năng bảo vệ trẻ em của Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em (111), Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (Unicef) và các tổ chức quốc tế, biên soạn và phát hành tài liệu, sản phẩm truyền thông, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em. Đồng thời, phối hợp với các tình nguyện viên, chuyên gia tư vấn tâm lý sẵn sàng kết nối, tư vấn tâm lý cho người chăm sóc trẻ và trẻ em nhằm phát hiện sớm sang chấn tâm lý, dạy các em tự bảo vệ trước mối nguy hại.

 “Chúng tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thí điểm việc lồng ghép kiến thức, kỹ năng phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe, tâm thần phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em, bổ sung thông qua các bài giảng trực tuyến; Tăng cường phối hợp liên ngành và huy động sự tham gia của các tổ chức, phân nhóm bác sĩ tình nguyện khám bệnh trực tuyến hoặc là các chuyên gia tư vấn tâm lý để tạo thành mạng lưới kết nối, hỗ trợ trẻ em, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe tâm thần. Chúng ta cần phải triển khai ngay nghiên cứu, đánh giá tổng thể tác động Covid-19 đến quyền trẻ em làm cơ sở xây dựng các chính sách, các quy hoạch đặc thù, thực hiện các giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em”- ông Nam nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội tiếp nhận gần 3.000 cuộc gọi đề nghị giải đáp về hỗ trợ do ảnh hưởng Covid-19
Hà Nội tiếp nhận gần 3.000 cuộc gọi đề nghị giải đáp về hỗ trợ do ảnh hưởng Covid-19

VOV.VN - Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội, từ ngày 20/8 đến nay, Sở đã tiếp nhận và xử lý thông tin gần 3.000 cuộc gọi của người dân đến Tổng đài 1022, đề nghị giải đáp về các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân, người lao động bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19.

Hà Nội tiếp nhận gần 3.000 cuộc gọi đề nghị giải đáp về hỗ trợ do ảnh hưởng Covid-19

Hà Nội tiếp nhận gần 3.000 cuộc gọi đề nghị giải đáp về hỗ trợ do ảnh hưởng Covid-19

VOV.VN - Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội, từ ngày 20/8 đến nay, Sở đã tiếp nhận và xử lý thông tin gần 3.000 cuộc gọi của người dân đến Tổng đài 1022, đề nghị giải đáp về các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân, người lao động bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19.

Gần 1.700 cuộc gọi quấy rối đường dây nóng 1022 ở Bình Dương
Gần 1.700 cuộc gọi quấy rối đường dây nóng 1022 ở Bình Dương

VOV.VN - Hệ thống đường dây nóng 1022 tỉnh Bình Dương thường xuyên bị các đối tượng gọi vào quấy rối, với gần 1.700 cuộc gọi.

Gần 1.700 cuộc gọi quấy rối đường dây nóng 1022 ở Bình Dương

Gần 1.700 cuộc gọi quấy rối đường dây nóng 1022 ở Bình Dương

VOV.VN - Hệ thống đường dây nóng 1022 tỉnh Bình Dương thường xuyên bị các đối tượng gọi vào quấy rối, với gần 1.700 cuộc gọi.