Thanh Hóa: Vỡ "đê" do thi công dự án trăm tỷ

VOV.VN - Mưa lớn những ngày qua khiến "đê" bao tại sông Đồng Nấp, xã Công Liêm, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá bị vỡ, gây khó khăn cho việc đi lại của hàng trăm hộ dân. Đoạn đê bị vỡ là do đang thi công cầu thuộc Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống (Bộ NN&PTNT).

Được biết, đoạn "đê" này trước có cầu tràn nhưng nhỏ, khi thực hiện Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống được thay thế bằng cây cầu lớn hơn. Trong quá trình thi công cầu, đơn vị thi công đã lắp cống phụ tiêu thoát nước.

Thế nhưng, những ngày qua lượng mưa trên địa bàn lớn, nước ở thượng nguồn tràn về nhiều, tối ngày 14/9 cống tạm không thoát kịp nước, nên dẫn đến tình trạng vỡ đê. Đoạn đê bị vỡ dài khoảng 10 mét, rộng khoảng 15 mét.

Sau khi vỡ đê việc đi lại của hàng trăm hộ dân bên kia đường gặp khó khăn, phải đi theo tuyến đường vòng để ra trung tâm xã. Lãnh đạo huyện Nông Cống cho biết, đã kiểm tra thực tế và có ý kiến chỉ đạo chủ đầu tư có phương án khắc phục sự cố.

Ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa, Chủ đầu tư Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống cho biết, đơn vị đang kiểm tra và đưa ra phương án gia cố: “Vừa rồi mưa lớn, chúng tôi đã kiểm tra và cùng với tư vấn đưa ra phương án gia cố. Chúng tôi dự tính đẩy nhanh tiến độ thi công để qua ngưỡng của mùa mưa. Theo đó, tháng 8 là có thể xả tràn, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên không kịp, vì vậy, việc nước thoát qua cống tiêu bị ảnh hưởng”.

Việc thi công cầu tràn sông Nấp là một trong những hạng mục cuối cùng của Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) triển khai, để khắc phục tình hình ngập lụt vùng đồng chiêm trũng này. Giai đoạn 1 của dự án được Bộ NN&PTNT phê duyệt tại Quyết định 4430/QĐ-BNN-XD từ năm 2017, đến tháng 3/2019 được điều chỉnh tại Quyết định 951/QĐ-BNN-XD với tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 540 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện dự án được phê duyệt từ năm 2017 đến đầu mùa mưa bão năm 2021 nhằm thực hiện tốt công tác tiêu thoát lũ cho vùng trũng huyện Nông Cống. Đến thời điểm này khoảng 97% khối lượng công việc đã hoàn thành./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng trăm người khắc phục sự cố vỡ đập nước trong đêm
Hàng trăm người khắc phục sự cố vỡ đập nước trong đêm

VOV.VN - Mưa lớn, nước đổ về khiến đập nước ở huyện Yên Thành, Nghệ An bị vỡ. Hàng trăm người đã được huy động ngay trong đêm để khắc phục sự cố.

Hàng trăm người khắc phục sự cố vỡ đập nước trong đêm

Hàng trăm người khắc phục sự cố vỡ đập nước trong đêm

VOV.VN - Mưa lớn, nước đổ về khiến đập nước ở huyện Yên Thành, Nghệ An bị vỡ. Hàng trăm người đã được huy động ngay trong đêm để khắc phục sự cố.

Hồ thủy lợi tích nước, hàng chục hộ dân phải dùng bè mảng đi lại
Hồ thủy lợi tích nước, hàng chục hộ dân phải dùng bè mảng đi lại

VOV.VN - Tại tỉnh Bắc Kạn, 2 ngày qua, hàng chục hộ dân ở Bản Bung, xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn phải dùng bè, mảng tự chế để đi lại sau khi Hồ chứa nước Nặm Cắt thực hiện ngăn dòng, tích nước dù cây cầu treo vẫn chưa xây dựng xong.

Hồ thủy lợi tích nước, hàng chục hộ dân phải dùng bè mảng đi lại

Hồ thủy lợi tích nước, hàng chục hộ dân phải dùng bè mảng đi lại

VOV.VN - Tại tỉnh Bắc Kạn, 2 ngày qua, hàng chục hộ dân ở Bản Bung, xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn phải dùng bè, mảng tự chế để đi lại sau khi Hồ chứa nước Nặm Cắt thực hiện ngăn dòng, tích nước dù cây cầu treo vẫn chưa xây dựng xong.

Nhiều hồ, đập thủy lợi lớn ở Quảng Bình xuống cấp, bao giờ được sửa chữa?
Nhiều hồ, đập thủy lợi lớn ở Quảng Bình xuống cấp, bao giờ được sửa chữa?

VOV.VN - Sau đợt mưa bão lịch sử hồi năm ngoái, hàng chục hồ, đập thủy lợi lớn, nhỏ tại tỉnh Quảng Bình bị hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, đe dọa đời sống người dân ở vùng hạ lưu.

Nhiều hồ, đập thủy lợi lớn ở Quảng Bình xuống cấp, bao giờ được sửa chữa?

Nhiều hồ, đập thủy lợi lớn ở Quảng Bình xuống cấp, bao giờ được sửa chữa?

VOV.VN - Sau đợt mưa bão lịch sử hồi năm ngoái, hàng chục hồ, đập thủy lợi lớn, nhỏ tại tỉnh Quảng Bình bị hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, đe dọa đời sống người dân ở vùng hạ lưu.