TP.HCM bắt buộc khai báo y tế điện tử trên diện rộng: Nơi biết, nơi không

VOV.VN - Sáng 24/6 - ngày đầu tiên TP.HCM bắt buộc người dân khai báo y tế điện tử trên diện rộng, nhưng vẫn có nơi chưa biết có quy định mới này.

Ghi nhận của phóng viên tại chợ Thủ Đức, việc vào chợ mua bán của người dân và tiểu thương trong sáng nay không có gì khác so với mọi ngày. Ban Quản lý chợ vẫn duy trì 3 yêu cầu đối với người dân vào chợ là đeo khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt và rửa tay sát khuẩn.

Chị Nguyễn Thị Thu Hoài đến chợ Thủ Đức sáng 24/6 cho biết: “Trước khi có dịch mình ra vào chợ bình thường, giờ có dịch trước khi vào chợ mọi người sẽ phải đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn bằng cồn và tất cả mọi người đều đeo khẩu trang 100%. Hiện tại thì chưa có khai báo y tế khi vào chợ”.

Hơn một tháng nay, việc khai báo y tế được UBND phường Linh Trung, TP.Thủ Đức bắt buộc đối với người dân, khách đến liên hệ công tác. Việc khai báo được thực hiện thông qua mã QR riêng, được phường xây dựng từ tờ khai y tế toàn dân của Bộ Y tế. Tuy nhiên, ngay sau khi nhận được văn bản chỉ đạo của UBND TP.HCM về việc khai báo điện tử trên phần mềm của TP, lãnh đạo phường đã gấp rút phổ biến, triển khai thực hiện ngay từ đêm qua. Để sáng nay, tất cả cán bộ, viên chức, người dân, khách đến liên hệ công tác đều phải khai báo y tế bằng ứng dụng mới thay cho mã code trước đây.

Bà Đoàn Thị Thanh Điệp, Phó Chủ tịch UBND phường Linh Trung cho biết: “Khẩn trương trong tối 23/6, phường đã nhận được mã QR của thành phố. Phường đã gấp rút triển khai đến cán bộ công chức của phường thực hiện khai báo y tế điện tử trước khi đến trụ sở UBND phường làm việc cũng như thông tin cho người dân đến liên hệ công tác khai báo y tế”.

Việc bắt buộc khai báo y tế qua “Hệ thống khai báo y tế điện tử” nhưng phần mềm chưa cập nhật được hết các địa điểm kinh doanh, làm việc, giải trí, nơi tập trung đông người trên địa bàn thành phố cũng khiến không ít người dùng lúng túng khi thực hiện khai báo. Ngoài ra, việc TP.HCM liên tục ra các ứng dụng về khai báo y tế cũng khiến người dùng bức xúc.

Chị Trần Thị Trúc Mai, nhân viên của một doanh nghiệp nước ngoài tại quận Bình Thạnh kiến nghị: “Ở trong doanh nghiệp đâu phải nói ra là mọi người thực hiện liền, thuyết phục mọi người sử dụng một ứng dụng nào đó là rất khó. Khi thuyết phục họ sẽ đặt ra câu hỏi tại sao quá nhiều App như vậy. Theo tôi thay vì phát triển một cái App mới như vậy, TP.HCM nên tập trung phát triển hơn những ứng dụng đã triển khai trước đây”.

Còn tại Bệnh viện TP. Thủ Đức, việc khai báo y tế điện tử, được đơn vị này thực hiện và duy trì từ lâu thông qua mã QR, đường link và ki-ốt khai báo được Sở Y tế cấp trước đây. Bà Huỳnh Mỹ Thư, Trưởng phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện TP. Thủ Đức cho biết, phần mềm khai báo y tế điện tử mới không có gì khác biệt so với các hình thức khai báo mà bệnh viện đang áp dụng. Theo bà Thư phần mềm trên chỉ là sự chuyển đổi hóa từ mã QR, đường link thành một ứng dụng có thể tải về điện thoại, làm đa dạng hình thức khai báo y tế.

“Đây là trang khai báo tổng thể, người dùng có thể lựa chọn được nơi mình đến. Ví dụ, người dân đến khám ở bệnh viện nào thì họ sẽ bấm vào đơn vị đó. Còn họ đến các địa điểm khác thì sẽ họ sẽ lựa chọn các cơ sở tương ứng. Đó là sự khác biệt”, chị Thư nói.

Theo văn bản của UBND TP.HCM, từ ngày 24/6, người dân khi đến các địa điểm kinh doanh, làm việc, giải trí, nơi tập trung đông người trên địa bàn thành phố như: bệnh viện, cơ sở y tế, chung cư, trường học, chợ, trụ sở làm việc, khu công nghiệp, khu chế xuất ,… bắt buộc khai báo y tế qua phần mềm “Hệ thống khai báo y tế điện tử”.

Với mục đích hỗ trợ truy vết nhanh các trường hợp nghi nhiễm và thay thế hình thức khai báo thủ công bằng giấy. Phần mềm này đã phát huy hiệu quả, phát hiện được nhiều ca nghi nhiễm và truy vết được nhiều trường hợp mắc COVID-19 từng đến các cơ sở y tế và xử lý kịp thời, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bình Dương quyết liệt đẩy lùi dịch COVID-19 trong doanh nghiệp, khu công nghiệp
Bình Dương quyết liệt đẩy lùi dịch COVID-19 trong doanh nghiệp, khu công nghiệp

VOV.VN - Ngành chức năng ở Bình Dương đã nâng mức cảnh báo dịch lên cao nhất và chuẩn bị phương án sẵn sàng cắt đứt nguồn lây dịch bệnh trong doanh nghiệp.

Bình Dương quyết liệt đẩy lùi dịch COVID-19 trong doanh nghiệp, khu công nghiệp

Bình Dương quyết liệt đẩy lùi dịch COVID-19 trong doanh nghiệp, khu công nghiệp

VOV.VN - Ngành chức năng ở Bình Dương đã nâng mức cảnh báo dịch lên cao nhất và chuẩn bị phương án sẵn sàng cắt đứt nguồn lây dịch bệnh trong doanh nghiệp.

Vì sao dịch Covid-19 lại bùng phát ở Tiền Giang?
Vì sao dịch Covid-19 lại bùng phát ở Tiền Giang?

VOV.VN - Tỉnh Tiền Giang đang là “điểm nóng” ở khu vực ĐBSCL về dịch Covid-19. Dịch bệnh đang lây lan nhanh và đã xảy ra ở 5/11 huyện, thành phố, thị xã. Vì sao địa phương này bùng phát dịch?

Vì sao dịch Covid-19 lại bùng phát ở Tiền Giang?

Vì sao dịch Covid-19 lại bùng phát ở Tiền Giang?

VOV.VN - Tỉnh Tiền Giang đang là “điểm nóng” ở khu vực ĐBSCL về dịch Covid-19. Dịch bệnh đang lây lan nhanh và đã xảy ra ở 5/11 huyện, thành phố, thị xã. Vì sao địa phương này bùng phát dịch?

Bình Dương cố gắng giữ "thành trì" khu công nghiệp, nhà máy trước Covid-19
Bình Dương cố gắng giữ "thành trì" khu công nghiệp, nhà máy trước Covid-19

VOV.VN - Bình Dương rất quan ngại về vấn đề Covid-19, đặc biệt là tỉnh có số lượng công nhân đông hơn 1,2 triệu người.

Bình Dương cố gắng giữ "thành trì" khu công nghiệp, nhà máy trước Covid-19

Bình Dương cố gắng giữ "thành trì" khu công nghiệp, nhà máy trước Covid-19

VOV.VN - Bình Dương rất quan ngại về vấn đề Covid-19, đặc biệt là tỉnh có số lượng công nhân đông hơn 1,2 triệu người.