TP.HCM cần giãn cách phù hợp với diễn biến dịch phức tạp

VOV.VN - Tình hình TP.HCM, diễn biến dịch đang là “phần nổi của tảng băng trôi”, nghĩa là dịch đã diễn biến ở nhiều nơi với đa ổ dịch, đa chuỗi lây nhiễm.

Diễn biến dịch COVID-19 đang lây lan phức tạp và khó kiểm soát tại TP.HCM. Trong đó, ổ dịch tại chợ đầu mối Bình Điền, với người kinh doanh buôn bán đến từ hơn 30 tỉnh, thành phố, đã xác định hơn 600 ca mắc. TP.HCM đang tăng cường các biện pháp chống dịch mạnh mẽ. 

“Phần nổi của tảng băng trôi”

Đánh giá diễn biến dịch tại TP.HCM, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, tình hình dịch tại TP.HCM đang là “phần nổi của tảng băng trôi”, nghĩa là dịch đã diễn biến ở nhiều nơi với đa ổ dịch, đa chuỗi lây nhiễm.

>> Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên: Thành phố chấn chỉnh công tác lấy mẫu xét nghiệm

Theo ông Phu, số mắc tại TP.HCM tăng lên hằng ngày, với 2 nguyên nhân. Thứ nhất là số mắc tăng lên thực sự do các biện pháp giãn cách chưa thực hiện nghiêm. Thứ hai là năng lực xét nghiệm tăng cao, nên càng xét nghiệm nhiều càng thu về nhiều kết quả và xác định được thêm nhiều ca mắc. Hoặc là trường hợp chậm trả kết quả, nên đến lúc công bố ồ ạt nên ghi nhận số ca mắc tăng. Đây là những yếu tố phải xem xét và phân tích kỹ lưỡng để thực hiện các biện pháp ứng phó dịch và giãn cách phù hợp.

“Dịch hiện nay đã lây lan rộng, với số ca mắc lớn được ghi nhận. Do vậy cần thiết phải nhanh chóng phát hiện các F0, các ổ dịch, đồng thời yếu tố quan trọng là đánh giá được nguy cơ để giãn cách và phong tỏa. Giãn cách cũng phải dựa trên thực tế diễn biến dịch để biết phải cấm cái gì. Bởi thực tế khi số ca mắc đã quá lớn thì sẽ không thể chỉ truy vết và cách ly. Giãn cách sẽ giúp cắt đứt nguồn, chuỗi lây nhiễm và ngăn chặn tiếp xúc giữa người lành và người mắc… Theo đó, sẽ dần dần giảm số ca mắc”, PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Theo đánh giá của các chuyên gia, với đặc điểm là thành phố đông dân, có sự giao lưu lớn với toàn quốc, TP.HCM cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch, từ đảm bảo không tập trung đông người, giữ khoảng cách và đeo khẩu trang. 

Với người dân ở các tỉnh khác phải hạn chế tối đa đến TP.HCM. Chỉ đến và ra khỏi thành phố khi thực sự có công vụ và công việc cần thiết, đồng thời thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch.

Giá trị của giấy xét nghiệm COVID-19

Cùng với việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 10, TP.HCM đang khẩn trương thống nhất với Bộ Y tế, các địa phương lân cận để có hướng dẫn kiểm soát chặt chẽ người đến và đi, bảo đảm lưu thông hàng hoá không bị ách tắc.

TP.HCM cũng đề nghị Bộ Y tế bổ sung, làm rõ thời gian có giá trị của kết quả xét nghiệm. Trả lời câu hỏi của PV “Liệu giấy xét nghiệm có đảm bảo an toàn không lây nhiễm dịch hay không?”, PGS.TS Trần Đắc Phu cũng cho rằng, giấy xét nghiệm COVID-19 có giá trị chỉ xác định tại thời điểm thực hiện xét nghiệm người dân “cơ bản” không nhiễm SARS-CoV-2 và không là nguồn bệnh lây sang người khác.

“Nhưng tại sao là “cơ bản”, bởi vì với trường hợp mới mắc COVID-19 trong 1-2 ngày đầu, thì việc xét nghiệm chưa thể phát hiện ra. Thứ 2, không phải xét nghiệm nào cũng đạt độ chính xác 100%. Ngoài ra còn trường hợp giấy xét nghiệm giả thì nó hoàn toàn không có giá trị”, ông Phu nêu rõ.

Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng khuyến cáo, giấy xét nghiệm chỉ có giá trị về mặt thời điểm, bởi nếu sau khi xét nghiệm người dân không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch thì vẫn sẽ nhiễm SARS-CoV-2 và trở thành nguồn lây bệnh: “Với hoạt động đi lại, lưu thông đường dài, quan trọng nhất là dù có giấy xét nghiệm âm tính hay không thì người dân vẫn phải thực hiện nghiêm khẩu hiệu 5K. Trong đó, 2 biện pháp quan trọng nhất là không tụ tập đông người - bởi khi dịch đã lây lan trong cộng đồng thì bất kỳ ai cũng có thể là F0. Thứ hai, là khai báo y tế, để trong trường hợp bạn có tiếp xúc với F0 thì sẽ ngay lập tức truy vết, khoanh vùng, dập dịch”.

Thực tế, có tình trạng tổ chức khai báo y tế, nhưng người lái xe lại xếp hàng, tập trung đông người... Đây cũng là nguy cơ lây nhiễm bệnh nếu như có F0. Vấn đề này cần sự vào cuộc, kiểm tra và giám sát của chính quyền, các lực lượng chức năng để tổ chức đúng kỹ thuật, đúng quy định phòng, chống dịch.

Với trách nhiệm của lực lượng chức năng, thì không vì có giấy xét nghiệm âm tính mà lơ là việc thực hiện các biện pháp giám sát y tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguy cơ dịch COVID-19 ở Hà Nội vẫn rất cao, tuyệt đối không được chủ quan
Nguy cơ dịch COVID-19 ở Hà Nội vẫn rất cao, tuyệt đối không được chủ quan

VOV.VN - Lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, chỉ ra khỏi nhà khi có việc thực sự cần thiết; khai báo y tế đầy đủ khi về từ vùng có nguy cơ.

Nguy cơ dịch COVID-19 ở Hà Nội vẫn rất cao, tuyệt đối không được chủ quan

Nguy cơ dịch COVID-19 ở Hà Nội vẫn rất cao, tuyệt đối không được chủ quan

VOV.VN - Lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, chỉ ra khỏi nhà khi có việc thực sự cần thiết; khai báo y tế đầy đủ khi về từ vùng có nguy cơ.

Việt Nam có thêm 248 ca mắc COVID-19 trong 6 giờ qua
Việt Nam có thêm 248 ca mắc COVID-19 trong 6 giờ qua

VOV.VN - Bộ Y tế cho biết, tính từ 6h đến 12h ngày 6/7, Việt Nam có 248 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 6 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 242 ca ghi nhận trong nước.

Việt Nam có thêm 248 ca mắc COVID-19 trong 6 giờ qua

Việt Nam có thêm 248 ca mắc COVID-19 trong 6 giờ qua

VOV.VN - Bộ Y tế cho biết, tính từ 6h đến 12h ngày 6/7, Việt Nam có 248 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 6 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 242 ca ghi nhận trong nước.

Covid-19 khiến hơn 1,1 triệu lao động Việt Nam thất nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2021
Covid-19 khiến hơn 1,1 triệu lao động Việt Nam thất nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2021

VOV.VN - Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong quý II/2021, lao động thiếu việc làm trong độ tuổi là 1,1 triệu người, tăng 173.500 người so với quý trước và giảm hơn 137.000 người so với cùng kỳ năm 2020.

Covid-19 khiến hơn 1,1 triệu lao động Việt Nam thất nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2021

Covid-19 khiến hơn 1,1 triệu lao động Việt Nam thất nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2021

VOV.VN - Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong quý II/2021, lao động thiếu việc làm trong độ tuổi là 1,1 triệu người, tăng 173.500 người so với quý trước và giảm hơn 137.000 người so với cùng kỳ năm 2020.