TP.HCM đang chuẩn bị một chỉ thị mới

VOV.VN - Chiều nay (26/9), tại cuộc họp báo Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM, ông Phạm Đức Hải, người phát ngôn Ban Chỉ đạo cho biết TP đang chuẩn bị một chỉ thị mới để phù hợp với tình hình thực tế của TP.

 

Theo ông Hải, dự thảo hướng dẫn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” của Bộ Y tế có một số điểm chưa phù hợp với tình hình thực tiễn phòng, chống dịch tại TP.HCM. Do đó, ngày 24/9, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký văn bản số 3165 đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thành phố có quy định riêng áp dụng cho tình hình mới, phù hợp hơn với tình hình thực tế tại địa bàn.

Ngoài ra, TP.HCM cũng đề nghị được quan tâm, ưu tiên vaccine cho TP và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, để sớm đạt độ bao phủ theo quy định của hướng dẫn.

"Chúng ta đang chuẩn bị một chỉ thị mới. Dự kiến chỉ thị này sẽ được ban hành và có hiệu lực từ 0h ngày 1/10. Tất cả sự chuẩn bị sẽ tùy thuộc vào hướng dẫn của Bộ Y tế" - ông Hải cho biết thêm.

Liên quan đến phương án tổ chức giao thông trong tình hình mới, đại diện Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM cho biết đơn vị này cũng đang nghiên cứu, xây dựng dự thảo. Theo ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM, đến thời điểm hiện tại TP vẫn chưa có phương án chính thức tổ chức giao thông trong nội bộ thành phố và giao thông liên vùng, tức là từ các tỉnh đi đến TP.HCM và ngược lại sau 1/10.

Ông Bằng khẳng định các giải pháp đang được Sở GT-VT TP xây dựng và nghiên cứu rất kỹ. Trong đó có lộ trình tháo gỡ rào chắn tại các chốt kiểm soát ở nội thành và kế hoạch tổ chức vận chuyển công nhân, học sinh đã về quê tránh dịch trước đây quay lại TP.HCM để học tập, làm việc. Việc tổ chức lại hoạt động giao thông liên vùng, liên tỉnh, theo ông Bằng phải có ý kiến của các địa phương, thậm chí là ý kiến của Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan, nếu được thông qua, chính thức ban hành thì việc triển khai sẽ không có gì khó khăn.

“Khi các dự thảo này được chính thức ban hành thì tôi nghĩ công tác phối hợp giữa các ngành của TP.HCM và các địa phương khác không có gì vướng mắc. Bởi TP.HCM có rất nhiều kinh nghiệm trong việc vận chuyển đưa đón người dân” - ông Phan Công Bằng nhấn mạnh.

Hiện nay tỷ lệ mắc COVID-19 tại TP.HCM giảm từ 0,4% xuống 0,2%. Cụ thể, tại khu vực vùng xanh giảm từ 0,2% xuống 0,1%; vùng cận xanh giảm từ 0,3% xuống 0,2%; vùng vàng có tỷ lệ dương tính không đổi là 0,2%; vùng cam có tỷ lệ dương tính giảm từ 0,6% xuống 0,3%; vùng đỏ giảm từ 0,7% xuống 0,4%./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP.HCM đã qua đỉnh điểm dịch COVID-19
TP.HCM đã qua đỉnh điểm dịch COVID-19

VOV.VN - Đại diện Sở Y tế TP.HCM cho biết, thành phố đã qua đỉnh điểm của dịch COVID-19, tại buổi họp báo chiều nay (26/9).

TP.HCM đã qua đỉnh điểm dịch COVID-19

TP.HCM đã qua đỉnh điểm dịch COVID-19

VOV.VN - Đại diện Sở Y tế TP.HCM cho biết, thành phố đã qua đỉnh điểm của dịch COVID-19, tại buổi họp báo chiều nay (26/9).

TP.HCM đã tiêm 9,4 triệu mũi vaccine ngừa COVID-19
TP.HCM đã tiêm 9,4 triệu mũi vaccine ngừa COVID-19

VOV.VN - Ngày 26/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết thành phố đã tiêm tổng cộng 9,4 triệu liều vaccine COVID-19.

TP.HCM đã tiêm 9,4 triệu mũi vaccine ngừa COVID-19

TP.HCM đã tiêm 9,4 triệu mũi vaccine ngừa COVID-19

VOV.VN - Ngày 26/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết thành phố đã tiêm tổng cộng 9,4 triệu liều vaccine COVID-19.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Ngành y tế vẫn nặng gánh sau khi TP.HCM hết giãn cách
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Ngành y tế vẫn nặng gánh sau khi TP.HCM hết giãn cách

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, TP.HCM khi mở cửa để phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa… thì y tế vẫn là ngành nặng gánh nhất.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Ngành y tế vẫn nặng gánh sau khi TP.HCM hết giãn cách

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Ngành y tế vẫn nặng gánh sau khi TP.HCM hết giãn cách

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, TP.HCM khi mở cửa để phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa… thì y tế vẫn là ngành nặng gánh nhất.