TP.HCM: Vận động người dân trả lại ngân sách tiền chi sai gói hỗ trợ COVID-19

VOV.VN - Có địa phương danh sách được duyệt cao hơn số lượng người nhận hỗ trợ thực tế. Ngược lại, có địa phương xin cấp thêm kinh phí do phát hiện đã bỏ sót đối tượng.

Đó là những vấn đề được nêu lên tại các buổi làm việc giữa Đoàn kiểm tra của UBND TP.HCM với UBND các quận, huyện về việc chi trả 3 gói hỗ trợ cho người dân khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Nhiều địa phương vẫn đang chờ ngân sách

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, tính đến ngày 8/11, có 6.104.000 người tại TP. HCM đã nhận được gói hỗ trợ đợt 3 và vẫn còn 1.420.000 người chưa được nhận. Ngoài lý do là một số người được duyệt nhưng đã không còn có mặt tại địa phương hoặc đang đi cách ly, điều trị COVID-19 thì nhiều địa phương vẫn chưa nhận đủ ngân sách từ TP chuyển về để chi trả cho người dân.

Bà Trần Thị Bích Trâm - Phó Chủ tịch UBND Quận 11 cho biết, với gói hỗ trợ đợt 3, danh sách người dân của quận được phê duyệt khoảng 133.200 người, tuy nhiên hiện vẫn còn khoảng 22.900 người chưa được nhận, tương đương trên 22 tỷ đồng. Quận đang chờ ngân sách từ thành phố rót xuống để chi trả cho người dân:

“Qua quá trình vừa chi trả, vừa rà soát, quận đã sàng lọc ra gần 8.000 trường hợp không đủ điều kiện nhận hỗ trợ, nhưng đồng thời cũng phát sinh trên 18.000 trường hợp đủ tiêu chuẩn nhận gói 3. Hiện nay, quận đang chờ kinh phí để chi trả cho nhóm này”.

Việc đang chờ ngân sách rót xuống để chi trả cũng diễn ra tại Quận 7, Quận 12, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh.

Chi chậm và số người nhận thấp hơn danh sách được duyệt

Ngược lại, cũng có một số quận đã nhận ngân sách nhưng vẫn chưa giải ngân xong. Lý do là khi chi trả thì phát hiện ra nhiều đối tượng không đúng diện được hỗ trợ nên không thể chi trả. Trước vấn đề này, các đoàn kiểm tra đặt câu hỏi: Phải chăng khâu lập danh sách đã thiếu sâu sát, chặt chẽ nên số người đăng ký nhận nhiều hơn so với thực tế?

Trả lời câu hỏi này, bà Nguyễn Thị Kiều Nhi - Phó Chủ tịch UBND quận Phú Nhuận cho biết: “Người dân nghe thì họ cũng có hiểu nhầm, ai cũng nghĩ là mình có hoàn cảnh khó khan. Các tổ trưởng tổ dân phố cũng áp lực nên khi ai cũng đòi hỏi thì họ cứ lập danh sách lên cho phường, quận xét. Nhưng trong quá trình đi phát thì các cán bộ lại xét và lọc ra. Do đó, quận có hơn 5.000 trường hợp bị trùng, sai đối tượng nên đã kiên quyết không xét và một số trường hợp khác nữa”.

Việc người dân khai báo sai nhưng vẫn được đưa vào danh sách cũng diễn ra tại quận Tân Phú. Ông Phạm Minh Mẫn - Chủ tịch UBND quận Tân Phú cho biết, tổng số danh sách người dân trên địa bàn được phê duyệt hỗ trợ đợt 3 là 413.841 người, tính đến ngày 9/11 quận đã chi cho 344.676 người (đạt tỷ lệ 83,3%). Còn 69.165 người chưa nhận hỗ trợ, nguyên nhân do đã mất, đang đi điều trị, cách ly, về quê và cả do trùng tên, sai đối tượng hoặc đã nhận ở nơi khác.

Là một trong những phường đang có tiến độ chi chậm trên địa bàn quận Tân Phú, phường Tân Quý có số người được phê duyệt là 63.825 người, nhưng đến nay mới chỉ chi cho 29.034 người, tức chưa đến 50%. Lý giải về nguyên nhân chi chậm và đạt tỷ lệ còn thấp, bà Dương Thị Cẩm Tú - Phó Chủ tịch UBND phường Tân Quý lý giải: “Có trường hợp người dân đăng ký lần 1 thì dùng CMND rồi đăng ký thêm lần nữa thì dùng căn cước công dân. Do đó, khi cập nhật lên phần mềm Quang Trung không thể dò được những trường hợp này. Phường phải rà soát thêm một lần nữa, dẫn đến việc chi chậm và tương đối thấp so với các phường khác”.

Ngoài phường Tân Quý của quận Tân Phú thì vấn đề bất cập như: bỏ sót, loại nhầm đối tượng hoặc bị lỗi, sai thông tin người dân khi cập nhật lên ứng dụng của Công viên phần mềm Quang Trung... cũng được nhiều địa phương phản ánh với đoàn kiểm tra.

Một trong những nguyên nhân khiến cho việc lập danh sách bị sót đối tượng và việc chi trả hỗ trợ bị chậm được lãnh đạo các quận, huyện nêu ra tại các buổi kiểm tra là thiếu hụt nguồn nhân lực trong quá trình triển khai. Thực tế trong dịch, nhiều cán bộ cơ sở trở thành F0, nhiều tổ trưởng tổ dân phố, trưởng khu phố vì quá áp lực mà xin nghỉ việc.

Chi sai thì phải vận động người dân trả lại cho ngân sách

Tại các buổi kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đánh giá cao sự nỗ lực của cán bộ địa phương, trong vòng 4 tháng đã gấp rút triển khai chi trả 3 gói hỗ trợ đến người dân. Ông cũng chia sẻ những khó khăn, áp lực với các cán bộ địa phương khi vừa phải thực thi, vừa phải tuyên truyền, giải thích chính sách và giải quyết các khiếu nại cho người dân về các gói hỗ trợ, đồng thời phải thực hiện nhiều nhiệm vụ chống dịch khác.

Về các đối tượng đã có danh sách nhưng chưa được giải quyết hỗ trợ, ông Võ Văn Hoan đề nghị, trường hợp người được nhận hỗ trợ nằm trong hộ nghèo, hộ cận nghèo có mã số nhưng hiện đang vắng mặt tại địa phương vì một lý do nào đó thì có thể giải quyết cho người trong hộ nhận thay, ký thay. Còn với những lao động tự do được quy định trong Nghị quyết 09 của HĐND TP và những người đang đi cách ly, điều trị COVID-19 thì được gia hạn chi hỗ trợ tới 31/12/2021. Riêng đối với trường hợp những người có danh sách nhận hỗ trợ nhưng đã qua đời, ông Võ Văn Hoan cho phép các địa phương giữ lại tiền hỗ trợ và tổ chức các đoàn đến thăm viếng để tặng lại số tiền này cho gia đình, thân nhân của họ.

Đối với những trường hợp đã chi sai, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan chỉ đạo: “Tôi đề nghị các địa phương phải có thông báo gửi cho người nhận, nói rõ họ không đúng đối tượng và đề nghị họ nộp lại số tiền đó. Khi tới nhận thì phải có biên bản rõ ràng để thu hồi lại số tiền đó. Trong danh sách báo có 2.000 đối tượng chi sai thì phải có 2.000 thư yêu cầu người ta nộp lại”.

Việc chi đúng, chi đủ, chi kịp thời các gói hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 có ý nghĩa rất lớn về cả vật chất lẫn tinh thần. Mong rằng các địa phương ở TP.HCM sớm giải quyết xong những tồn đọng trong công tác này một cách hợp tình, hợp lý và đúng quy định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vừa "ngơi" tay, bác sĩ TP.HCM lại về các tỉnh miền Tây chi viện chống dịch
Vừa "ngơi" tay, bác sĩ TP.HCM lại về các tỉnh miền Tây chi viện chống dịch

VOV.VN - Vừa ngơi tay một chút sau nhiều tháng ròng rã chống dịch, các bác sĩ tại TP.HCM lại tiếp tục lên đường chi viện cho các tỉnh, thành, đặc biệt là các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đang bùng phát dịch.

Vừa "ngơi" tay, bác sĩ TP.HCM lại về các tỉnh miền Tây chi viện chống dịch

Vừa "ngơi" tay, bác sĩ TP.HCM lại về các tỉnh miền Tây chi viện chống dịch

VOV.VN - Vừa ngơi tay một chút sau nhiều tháng ròng rã chống dịch, các bác sĩ tại TP.HCM lại tiếp tục lên đường chi viện cho các tỉnh, thành, đặc biệt là các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đang bùng phát dịch.

Một số quận huyện tại TP.HCM chuyển từ vùng “vàng” sang “cam”
Một số quận huyện tại TP.HCM chuyển từ vùng “vàng” sang “cam”

VOV.VN - Theo Sở Y tế TP.HCM, tình hình dịch bệnh tại nhiều quận huyện đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tập trung tại các địa bàn có nhiều KCN. Một số địa phương như huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ đã chuyển cấp độ dịch từ cấp 2, màu “vàng” (nguy cơ thấp) sang cấp độ 3 - màu “cam” (nguy cơ cao).

Một số quận huyện tại TP.HCM chuyển từ vùng “vàng” sang “cam”

Một số quận huyện tại TP.HCM chuyển từ vùng “vàng” sang “cam”

VOV.VN - Theo Sở Y tế TP.HCM, tình hình dịch bệnh tại nhiều quận huyện đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tập trung tại các địa bàn có nhiều KCN. Một số địa phương như huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ đã chuyển cấp độ dịch từ cấp 2, màu “vàng” (nguy cơ thấp) sang cấp độ 3 - màu “cam” (nguy cơ cao).

Chủ tịch UBND TP.HCM: Tôi bị người dân phê bình vì cho phép bán rượu bia trở lại
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tôi bị người dân phê bình vì cho phép bán rượu bia trở lại

VOV.VN - Sáng nay (8/11), tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, trao đổi bên lề kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, ông bị nhiều người dân gọi điện, nhắn tin phê bình vì việc cho phép buôn bán tại chỗ, nhất là cho bán bia rượu.

Chủ tịch UBND TP.HCM: Tôi bị người dân phê bình vì cho phép bán rượu bia trở lại

Chủ tịch UBND TP.HCM: Tôi bị người dân phê bình vì cho phép bán rượu bia trở lại

VOV.VN - Sáng nay (8/11), tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, trao đổi bên lề kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, ông bị nhiều người dân gọi điện, nhắn tin phê bình vì việc cho phép buôn bán tại chỗ, nhất là cho bán bia rượu.