Triển khai robot gọi điện hỏi thăm sức khỏe người dân TP.HCM

VOV.VN - Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị TP.HCM sớm triển khai công cụ công nghệ thông tin (robot) để thông qua tổng đài tự động gọi điện cho người dân hỏi các triệu chứng ho, sốt… để lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm kịp thời.

Đây là yêu cầu mới nhất của Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 tại cuộc họp trực tuyến chiều 2/6 với lãnh đạo một số bộ, ngành và TP.HCM về các nội dung, tình hình công tác phòng, chống dịch COVID-19; hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác phòng, chống dịch; công tác xét nghiệm COVID-19.

>> Chiều 2/6, có thêm 128 ca mắc COVID-19 trong nước, chủ yếu ở Bắc Giang và TP.HCM

Báo cáo trực tuyến tại cuộc họp, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, từ ngày 26/5 đến nay, trên địa bàn ghi nhận 227 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2. Chùm ca bệnh liên quan đến Nhóm truyền giáo Phục Hưng có số ca mắc lớn nhất (219 ca, trong đó 40 ca hội viên, 174 trường hợp là F1, 5 trường hợp là F2).

Nhóm truyền giáo Phục Hưng có 40 thành viên mắc COVID-19 (chiếm 70% tổng số hội viên) và đã lây lan thành hơn 200 ca bệnh, qua 3 chu kỳ lây nhiễm. Trung bình 1 người lây cho 5 người khác. Dự báo con số mắc trong chuỗi lây nhiễm này có thể lên đến 500 người bởi số lượng F1 liên quan đang được cách ly tập trung rất lớn, nhiều trường hợp F2 đã dương tính. Hiện 20/22 quận, huyện trên địa bàn Thành phố có ca bệnh, ngoại trừ quận 11 và huyện Cần Giờ. Các quận có ca mắc thuộc nhóm địa phương có dân số và mật độ dân số cao của Thành phố, là yếu tố nguy cơ cho dịch bệnh tiếp tục lây lan trong cộng đồng nếu không có biện pháp khoanh vùng dập dịch triệt để.

TP.HCM huy động lực lượng toàn ngành Y tế tham gia lấy mẫu xét nghiệm, đạt công suất trung bình 100.000 người/ngày (20.000 mẫu gộp). Những ngày qua, trung bình 50.000 người được thực hiện xét nghiệm/ngày (10.000 mẫu gộp/ngày); chuẩn bị sẵn sàng phương án tổ chức cách ly điều trị trong tình huống có 5.000 người mắc COVID-19. Bên cạnh đó, TP.HCM tiếp tục tăng cường các biện pháp dự phòng, đảm bảo an toàn tối đa phòng, chống dịch trong cơ sở khám chữa bệnh theo Bộ Tiêu chí bệnh viện, phòng khám an toàn của Bộ Y tế.

Nhận định tình hình dịch bệnh của TP.HCM, ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tất cả đối tượng liên quan đến chuỗi lây Nhóm truyền giáo Phục Hưng đều được phát hiện nhanh, xác định được nguồn lây nhiễm (kể cả ca mắc tại Long An). Bộ Y tế đánh giá rủi ro tại TP.HCM vẫn còn do đây là đô thị lớn, các mối tiếp xúc rộng, đặc biệt giữa những hoạt động tôn giáo, một số người liên quan đến các khu công nghiệp…

Đại diện Bộ Y tế cho rằng, TP.HCM phải tầm soát đô thị trên diện rộng nhưng không thể lấy xét nghiệm cho tất cả mọi người; do đó, chỉ nên tầm soát những khu vực có nguy cơ. Đặc biệt các thành viên Thường trực Ban Chỉ đạo, chuyên gia lưu ý, cùng với việc truy vết những ca liên quan đến ổ dịch đã phát hiện, cần tiếp tục tăng cường kêu gọi người dân có triệu chứng ho, sốt… báo cho các lực lượng y tế; chỉ đạo các cơ sở y tế (bệnh viện, phòng khám…) tăng hoạt động tầm soát tập trung.

Đồng thời, Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu TP.HCM triển khai sử dụng công cụ công nghệ thông tin (robot) thông qua tổng đài tự động gọi điện cho người dân hỏi về các triệu chứng như ho, sốt… để các lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm kịp thời./.

>> PTT Vũ Đức Đam đề xuất TP.HCM thử nghiệm cho công nhân tự lấy mẫu xét nghiệm

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chiều 2/6, có thêm 128 ca mắc COVID-19 trong nước, chủ yếu ở Bắc Giang và TP.HCM
Chiều 2/6, có thêm 128 ca mắc COVID-19 trong nước, chủ yếu ở Bắc Giang và TP.HCM

VOV.VN - Bộ Y tế cho biết, tính từ 12h đến 18h ngày 2/6, Việt Nam có 138 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 10 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 128 ca ghi nhận trong nước.

Chiều 2/6, có thêm 128 ca mắc COVID-19 trong nước, chủ yếu ở Bắc Giang và TP.HCM

Chiều 2/6, có thêm 128 ca mắc COVID-19 trong nước, chủ yếu ở Bắc Giang và TP.HCM

VOV.VN - Bộ Y tế cho biết, tính từ 12h đến 18h ngày 2/6, Việt Nam có 138 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 10 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 128 ca ghi nhận trong nước.

Cà Mau chỉ đạo kiểm điểm một số cán bộ chậm triển khai phòng dịch Covid-19
Cà Mau chỉ đạo kiểm điểm một số cán bộ chậm triển khai phòng dịch Covid-19

VOV.VN - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn chỉ đạo UBND huyện Trần Văn Thời phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục kiểm điểm, xử lý trách nhiệm một số cá nhân liên quan việc phát hiện ca nghi ngờ mắc Covid-19 trên địa bàn xã Khánh Bình Đông.

Cà Mau chỉ đạo kiểm điểm một số cán bộ chậm triển khai phòng dịch Covid-19

Cà Mau chỉ đạo kiểm điểm một số cán bộ chậm triển khai phòng dịch Covid-19

VOV.VN - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn chỉ đạo UBND huyện Trần Văn Thời phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục kiểm điểm, xử lý trách nhiệm một số cá nhân liên quan việc phát hiện ca nghi ngờ mắc Covid-19 trên địa bàn xã Khánh Bình Đông.

Nga đã đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine Sputnik
Nga đã đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine Sputnik

VOV.VN - Thông tin này được GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế đưa ra sau cuộc làm việc với Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga về vấn đề vaccine phòng COVID-19 chiều 2/6.

Nga đã đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine Sputnik

Nga đã đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine Sputnik

VOV.VN - Thông tin này được GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế đưa ra sau cuộc làm việc với Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga về vấn đề vaccine phòng COVID-19 chiều 2/6.