Vì sao cả trăm nhân viên bảo vệ rừng ở Bình Thuận nghỉ việc?

VOV.VN - Tháng 10/2020 đến hết tháng 7/2022, tại Bình Thuận đã có 116 nhân viên bảo vệ rừng nghỉ việc. Nguyên nhân do công việc nặng nhọc, nhiều khi nguy hiểm đến cả tính mạng nhưng thu nhập lại thấp.

Lương thấp, trách nhiệm cao 

Trạm Bảo vệ rừng Sa Mai thuộc Ban Quản lý bảo vệ rừng phòng hộ Sông Luỹ nằm trên địa bàn xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Trạm có 5 người nhưng được giao trông coi, bảo vệ 2.425 ha rừng. Trung bình mỗi ngày một người phải di chuyển gần hai chục cây số để tuần tra, bảo vệ rừng. Mỗi tháng ít nhất 20 ngày tuần tra, kiểm soát thực địa.

Anh Nguyễn Thanh Phong, Trạm trưởng Trạm bảo vệ rừng Sa Mai chia sẻ: "Bắt đầu từ 8h sáng, chúng tôi đi kiểm tra bảo vệ rừng từng gốc. Nếu phát hiện đối tượng có ý định vào rừng khai thác thì có thể đi tới chiều tối hoặc ở lại trong rừng. Trong công tác chống phá bảo vệ rừng thường đối đầu với đương sự nhưng công cụ hỗ trợ không đảm bảo".

Địa phận quản lý của Ban Quản lý bảo vệ rừng phòng hộ Sông Luỹ khá phức tạp. Ngoài giáp ranh với 3 đơn vị chủ rừng gồm: Công ty TNHH Tam Hiệp, Công ty TNHH Bảo Thuận và Ban Quản lý bảo vệ rừng phòng hộ Sông Quao, còn giáp với các xã thuộc huyện Đức Trọng, huyện Di Linh của tỉnh Lâm Đồng. Địa hình phức tạp, nhất là khu vực giáp ranh xã Phan Lâm, xã Phan Sơn của huyện Bắc Bình. Ở đây, người dân ngoài địa phương và dân địa phương có sự phối hợp lấn chiếm đất rừng. Đối diện với nhiều nguy hiểm nhưng phương tiện hỗ trợ của lực lượng bảo vệ rừng chỉ là cây gậy bằng gỗ tự chế sơn hai màu xanh-đỏ.

Ông Nguyễn Duy Quang, Tổ trưởng Tổ cơ động chống phá rừng của Ban Quản lý bảo vệ rừng phòng hộ Sông Luỹ cho biết, vì không được trang bị công cụ hỗ trợ, kiểm soát nên anh em bảo vệ rừng gặp nhiều hạn chế khi thi hành nhiệm vụ, thậm chí thường xuyên bị lâm tặc khống chế, đe dọa: "Nhiều đối tượng chống đối gây cản trở lực lượng thi hành công vụ rất manh động. Trong khi đó, mức lương lực lượng bảo vệ rừng thấp, trách nhiệm thì cao. Được phân công là trách nhiệm tiểu khu khi xảy ra phá rừng thì kiểm điểm, kỷ luật hoặc là cách chức có thể mất việc".

Từ đầu năm 2022 đến nay đã có 4 cán bộ bảo vệ rừng của Ban Quản lý bảo vệ rừng phòng hộ Sông Luỹ xin nghỉ việc, 2 người xin chuyển công tác.

Ông Nguyễn Bá Triển, Trưởng Ban Quản lý bảo vệ rừng phòng hộ Sông Luỹ cho biết: "Do các chế độ chính sách hiện nay có nhiều bất cập nên lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng trong năm 2022 nghỉ nhiều, tư tưởng của cán bộ viên chức hiện nay không ổn định. Có tuyển dụng nhưng một thời gian anh em cũng nghỉ, đồng lương không đảm bảo cuộc sống, chế độ chính sách hiện nay không phù hợp".

Để lực lượng bảo vệ rừng an tâm công tác

Ngành lâm nghiệp của tỉnh Bình Thuận có 1 Chi cục Kiểm lâm và 10 Hạt Kiểm lâm trực thuộc và 17 đơn vị chuyên trách bảo vệ rừng với tổng số 829 người. Trong đó, có 222 công chức, 145 viên chức và lao động hợp đồng là 462 người. Từ tháng 10/2020 đến hết tháng 7/2022 có 116 người nghỉ việc.

Nói về nguyên nhân nghỉ việc, bỏ việc của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, ông Hồ Thiện Đang - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận cho biết, do họ thường xuyên phải làm việc trong điều kiện vất vả, khó khăn về nhiều mặt như: Trực gác rừng nơi hẻo lánh, địa hình đồi núi đi lại vất vả, nguy hiểm, ít có thời gian gần nhà, chăm sóc gia đình…

"Trước đây lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng ăn mức lương như kiểm lâm, có phụ cấp 20%, sau này cắt phụ cấp đó. Đồng lương so với lực lượng kiểm lâm cũng rất thấp. Lương mới vào khoảng 2,5 - 3 triệu đồng/tháng, còn ai thâm niên nhất cũng được 6 - 7 triệu đồng/tháng. Nói chung lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng theo tôi rất khó khăn", ông Đang nói.

Theo ông Mai Kiều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, trước năm 2020, lương cho lực lượng bảo vệ rừng không có chính thức. Bởi vậy, Sở đã tham mưu cho tỉnh vận dụng để lực lượng bảo vệ rừng hưởng lương theo ngạch của kiểm lâm viên, trong đó có phụ cấp thâm niên nghề và một số phụ cấp khác. Sau năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản chỉ đạo lực lượng bảo vệ rừng chỉ hưởng lương, không còn phụ cấp nào nữa.

"Trước tình hình như thế chúng tôi có báo cáo với Tổng cục Lâm nghiệp cần có chính sách thêm, phụ cấp thế nào để cho người bảo vệ rừng có đủ khả năng, đủ điều kiện để họ làm. Hiện nay, ngành nông nghiệp cũng đã làm việc với Sở Nội vụ để báo cáo tỉnh có những chính sách riêng, làm sao đảm bảo được điều kiện tối thiểu nhất, để lực lượng bảo vệ rừng còn cố gắng giữ rừng", ông Kiều cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gia Lai tìm cách giữ chân nhân viên bảo vệ rừng
Gia Lai tìm cách giữ chân nhân viên bảo vệ rừng

VOV.VN - Những năm gần đây, áp lực giữ rừng ngày càng lớn trong khi chế độ đãi ngộ thấp, nguy hiểm luôn trực chờ khiến mỗi năm tại Gia Lai lại có hàng chục cán bộ bảo vệ rừng xin nghỉ việc.

Gia Lai tìm cách giữ chân nhân viên bảo vệ rừng

Gia Lai tìm cách giữ chân nhân viên bảo vệ rừng

VOV.VN - Những năm gần đây, áp lực giữ rừng ngày càng lớn trong khi chế độ đãi ngộ thấp, nguy hiểm luôn trực chờ khiến mỗi năm tại Gia Lai lại có hàng chục cán bộ bảo vệ rừng xin nghỉ việc.

Sóc Sơn: "Cấy" phố lên rừng
Sóc Sơn: "Cấy" phố lên rừng

VOV.VN - Tại các xã Minh Trí, Minh Phú thuộc huyện Sóc Sơn, TP, Hà Nội, hàng loạt các homestay, resort được dựng kiên cố tại các địa điểm ven sườn đồi, sát mép hồ có dấu hiệu không phép, sai phép gây bức xúc trong nhân dân. Lá phổi xanh của thủ đô đang từng ngày bị bóp nghẹt.

Sóc Sơn: "Cấy" phố lên rừng

Sóc Sơn: "Cấy" phố lên rừng

VOV.VN - Tại các xã Minh Trí, Minh Phú thuộc huyện Sóc Sơn, TP, Hà Nội, hàng loạt các homestay, resort được dựng kiên cố tại các địa điểm ven sườn đồi, sát mép hồ có dấu hiệu không phép, sai phép gây bức xúc trong nhân dân. Lá phổi xanh của thủ đô đang từng ngày bị bóp nghẹt.

Nan giải bài toán bảo vệ rừng ở Gia Lai
Nan giải bài toán bảo vệ rừng ở Gia Lai

VOV.VN - Hiện, toàn tỉnh Gia Lai có trên 600.000 ha rừng. Tuy nhiên, diện tích rừng ngày càng suy giảm cả về diện tích và chất lượng, do người dân xâm canh, phá rừng làm rẫy.

Nan giải bài toán bảo vệ rừng ở Gia Lai

Nan giải bài toán bảo vệ rừng ở Gia Lai

VOV.VN - Hiện, toàn tỉnh Gia Lai có trên 600.000 ha rừng. Tuy nhiên, diện tích rừng ngày càng suy giảm cả về diện tích và chất lượng, do người dân xâm canh, phá rừng làm rẫy.