Việt Nam sử dụng thuốc xuyên tâm liên điều trị bệnh nhân COVID-19

VOV.VN - Thông tin này được Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường chia sẻ ngày 16/7 trong hội nghị giao ban trực tuyến công tác phòng chống dịch toàn quốc tại 128 điểm cầu.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, Bộ Y tế thời gian qua đã nhận được thông tin từ các cơ quan chức năng và chuyên gia về thuốc đông y xuyên tâm liên của Trung Quốc có hiệu quả trong điều trị COVID-19.

Ông Cường cho biết, xuyên tâm liên đã được một số quốc gia như Malaysia, Indonesia, Thái Lan sử dụng trong thời gian qua. Việt Nam hiện cũng ứng dụng loại thuốc này vào việc điều trị bệnh nhân COVID-19. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang triển khai một số loại thuốc được cấp phép, có 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, trong việc điều trị COVID-19 như Remdesivir, Favipiravir... Đây cũng là những loại thuốc đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng".

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đang có khoảng 20 đơn hàng với nhiều loại thuốc khác nhau nhập khẩu từ nước ngoài để sẵn sàng cung cấp cho các đơn vị, cơ sở y tế điều trị COVID-19. Ông Cường cho biết Bộ Y tế sẽ xin nhập khẩu và đề nghị cấp phép nhanh nhất cho các loại thuốc này.

Về việc chuẩn bị trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế, ông Cường bày tỏ lo ngại về việc nhiều cơ sở y tế, địa phương có thể thiếu vật tư, phương tiện bảo hộ nếu dịch tiếp tục diễn biến phức tạp mà chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

"Bộ yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động trong việc chuẩn bị khẩu trang, quần áo bảo hộ tùy tình hình. Nếu cần thiết, Bộ Y tế có thể hỗ trợ vấn đề này"- Thứ trưởng Cường cho biết.

Về test kit, ông Cường cũng cho biết hiện một số nơi vẫn lúng túng trong việc mua. Bộ Y tế đã có công văn chính thức hướng dẫn đầy đủ địa chỉ, loại sản phẩm, độ nhạy, mức độ đặc hiệu, nguồn gốc xuất sứ hay mức giá dự kiến. Các đơn vị cần căn cứ vào đó để chủ động hơn.

Theo đại diện Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục nhận viện trợ, đồng thời khẩn trương nhập khẩu thêm test kit để phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Về các trang thiết bị cấp cứu, điều trị như máy ECMO, máy thở oxy cao tần HFNC, lọc máu liên tục, máy thở oxy từ khí trời, hệ thống oxy di động cỡ lớn..., ông Cường cho biết các địa phương cần chủ động để luôn sẵn sàng trong tình huống xấu nhất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao số ca mắc COVID-19 ở Bình Dương tăng nhanh?
Vì sao số ca mắc COVID-19 ở Bình Dương tăng nhanh?

VOV.VN - Số ca mắc COVID-19 ở Bình Dương tăng nhanh, từ 100-200 ca mỗi ngày. Vậy đâu là nguyên nhân và tỉnh này sẽ có biện pháp gì để sớm khống chế, đẩy lùi dịch bệnh?

Vì sao số ca mắc COVID-19 ở Bình Dương tăng nhanh?

Vì sao số ca mắc COVID-19 ở Bình Dương tăng nhanh?

VOV.VN - Số ca mắc COVID-19 ở Bình Dương tăng nhanh, từ 100-200 ca mỗi ngày. Vậy đâu là nguyên nhân và tỉnh này sẽ có biện pháp gì để sớm khống chế, đẩy lùi dịch bệnh?

Hà Nội phát hiện thêm 2 ca nghi mắc COVID-19 ngoài cộng đồng
Hà Nội phát hiện thêm 2 ca nghi mắc COVID-19 ngoài cộng đồng

VOV.VN - Sáng 16/7, CDC Hà Nội thông báo trên địa bàn thành phố vừa có thêm 4 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 2 F1 đã được cách ly trước đó và 2 trường hợp lây nhiễm ngoài cộng đồng.

Hà Nội phát hiện thêm 2 ca nghi mắc COVID-19 ngoài cộng đồng

Hà Nội phát hiện thêm 2 ca nghi mắc COVID-19 ngoài cộng đồng

VOV.VN - Sáng 16/7, CDC Hà Nội thông báo trên địa bàn thành phố vừa có thêm 4 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 2 F1 đã được cách ly trước đó và 2 trường hợp lây nhiễm ngoài cộng đồng.

Việt Nam có 1.438 ca mắc COVID-19 mới trong 12 giờ qua
Việt Nam có 1.438 ca mắc COVID-19 mới trong 12 giờ qua

VOV.VN - Bộ Y tế, tính từ 19h30 ngày 15/7 đến 6h ngày 16/7, Việt Nam có 1.438 ca mắc COVID-19 mới ghi nhận trong nước, riêng TP.HCM có 1.071 ca.

Việt Nam có 1.438 ca mắc COVID-19 mới trong 12 giờ qua

Việt Nam có 1.438 ca mắc COVID-19 mới trong 12 giờ qua

VOV.VN - Bộ Y tế, tính từ 19h30 ngày 15/7 đến 6h ngày 16/7, Việt Nam có 1.438 ca mắc COVID-19 mới ghi nhận trong nước, riêng TP.HCM có 1.071 ca.