Xử lý tội phạm xâm hại trẻ em tại TPHCM chưa đạt hiệu quả mong muốn

VOV.VN - Trong giai đoạn từ năm 2012-2020, trên địa bàn TPHCM xảy ra 790 vụ xâm hại trẻ em, trong đó xâm hại tình dục trẻ em là 732 vụ (chiếm 92,65%).

Tại Hội nghị tổng kết 12 chương trình, đề án, kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2020 diễn ra chiều 19/3, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho rằng, cần có giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật về bảo vệ trẻ em; nâng cao mức phạt hành chính hoặc nâng lên mức xử lý hình sự, công khai thông tin người có hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em dù là bất kỳ ai.

Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TPHCM, trong giai đoạn từ năm 2012-2020, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 790 vụ xâm hại trẻ em, trong đó, các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em là 732 vụ (chiếm 92,65%); các tội phạm khác liên quan đến trẻ em như  bạo lực, bắt cóc, mua bán trẻ em chiếm 7,34%...

Thượng tá Ngô Xuân Thọ, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự cho biết, mặc dù công an thành phố đã triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa, chủ động phát hiện, điều tra, xử lý các tội phạm, tin báo có dấu hiệu của tội phạm liên quan đến bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em nhưng hiệu quả chưa đạt được như yêu cầu đặt ra.

Nguyên nhân là do tâm lý e dè, lo sợ, không hợp tác với cơ quan điều tra của người bị hại và gia đình người bị hại khi xảy ra các vụ xâm hại trẻ; việc thu thập các tài liệu, chứng cứ liên quan đến các vụ bao lực, xâm hại trẻ em gặp nhiều khó khăn... Bên cạnh đó, đội ngũ điều tra, cán bộ thực thi pháp luật trong các vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng khi làm việc với nhóm dễ bị tổn thương...  

Trước thực trạng nêu trên, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho rằng, cần tổ chức xét xử công khai một số vụ án điển hình để có sức răn đe mạnh mẽ đối với những hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em: "Tôi thấy rằng cần phải có kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ trẻ em theo hướng mở rộng hơn chỉ ra chi tiết từng hành vi xâm hại và đưa thành mức xử phạt vi phạm hành chính trên tinh thần mức xử thật nặng. Thậm chí, không phải phạt tiền mà phạt cả hình sự, kể cả cha mẹ; thậm chí có những biện pháp mạnh mẽ hơn như cách ly không cho cha mẹ  gần gũi và quản lý trẻ"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cảnh báo nạn xâm hại trẻ em ở vùng cao
Cảnh báo nạn xâm hại trẻ em ở vùng cao

VOV.VN - Gần đây, tại một số khu vực vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, các vụ xâm hại tình dục trẻ em diễn biến phức tạp so với các năm trước. 

Cảnh báo nạn xâm hại trẻ em ở vùng cao

Cảnh báo nạn xâm hại trẻ em ở vùng cao

VOV.VN - Gần đây, tại một số khu vực vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, các vụ xâm hại tình dục trẻ em diễn biến phức tạp so với các năm trước. 

Lâm Đồng bắt đối tượng truy nã xâm hại tình dục trẻ em
Lâm Đồng bắt đối tượng truy nã xâm hại tình dục trẻ em

VOV.VN - Công huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng cho biết, chiều ngày 8/1, đơn vị đã bắt giữ đối tượng xâm hại tình dục trẻ em có lệnh truy nã bỏ trốn.

Lâm Đồng bắt đối tượng truy nã xâm hại tình dục trẻ em

Lâm Đồng bắt đối tượng truy nã xâm hại tình dục trẻ em

VOV.VN - Công huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng cho biết, chiều ngày 8/1, đơn vị đã bắt giữ đối tượng xâm hại tình dục trẻ em có lệnh truy nã bỏ trốn.

Ai cần chịu trách nhiệm và giải trình khi xảy ra bạo hành, xâm hại trẻ em?
Ai cần chịu trách nhiệm và giải trình khi xảy ra bạo hành, xâm hại trẻ em?

VOV.VN - Bà Lê Hồng Loan, Trưởng chương trình về bảo vệ trẻ em UNICEF cho rằng cần quy định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ giải trình khi để xảy ra các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em. 

Ai cần chịu trách nhiệm và giải trình khi xảy ra bạo hành, xâm hại trẻ em?

Ai cần chịu trách nhiệm và giải trình khi xảy ra bạo hành, xâm hại trẻ em?

VOV.VN - Bà Lê Hồng Loan, Trưởng chương trình về bảo vệ trẻ em UNICEF cho rằng cần quy định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ giải trình khi để xảy ra các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em.