“Tôi sợ các nhà báo trẻ chỉ đi tìm thực tế trên mạng“

VOV.VN -“Nhà báo phải đi nhiều, đọc nhiều, ngẫm nhiều và viết nhiều, phải đi sâu đi sát, tôi sợ nhất các nhà báo chỉ đi tìm thực tế trên mạng".

Đây là chia sẻ được đưa ra tại Diễn đàn Nhà báo trẻ và đào tạo, bồi dưỡng nhà báo trẻ, nằm trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc năm 2019, được tổ chức sáng nay (17/3) tại bảo tàng Hà Nội.

Tại diễn dàn giao lưu, các câu hỏi được sinh viên ngành báo chí, truyền thông cũng như các phóng viên trẻ đặt ra là nhà báo trẻ làm gì để thành công, những kỹ năng, năng lực nào đóng vai trò quyết định thành công của nhà báo trẻ trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0.

Diễn đàn có sự tham dự của nhiều nhà báo lão thành, các nhà quản lý báo chí, các giảng viên và sinh viên ngành báo chí, truyền thông. 

Đa số các nhà báo cao niên, các nhà quản lý báo chí và các giảng viên có kinh nghiệm lâu năm đều chia sẻ rằng, để thành công trong lĩnh vực báo chí, các nhà báo trẻ cần có kiến thức, kỹ năng, cập nhật và sử dụng tốt công nghệ hiện đại, có khả năng kết nối, dẫn dắt dư luận và đặc biệt là thông thạo ngoại ngữ là yếu tố đặc biệt quan trọng.

Chia sẻ cụ thể, TS Trần Bá Dung, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng kỹ năng trước hết là kiến thức, tri thức về hoạt động cụ thể. Những tri thức, kiến thức này được thường xuyên sử dụng một cách nhuần nhuyễn, thuần thục sẽ trở thành kỹ năng. Kỹ năng đầu tiên sinh viên, nhà báo trẻ cần học là đọc nhiều, va chạm trong thực tế nhiều từ đó mới có được kiến thức, kinh nghiệm, kiến giải thuyết phục về vấn đề mình viết.

Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Văn Dững chia sẻ rằng, chất trẻ của thế hệ nhà báo trẻ hiện nay thể hiện ở năng lực tư duy mới, nhất là tư duy phát triển, phản biện xã hội, ngoại ngữ phải “siêu” hơn, phải hiểu biết và sử dụng tốt hơn về các phương tiện kỹ thuật công nghệ. Nếu có được những đặc điểm này, nhà báo trẻ sẽ có được khả năng phân tích, đánh giá các vấn đề thời sự và năng lực chính luận báo chí.

PGS.TS Nguyễn Văn Dững chia sẻ tại diễn đàn.
Tuy nhiên, để trở thành nhà báo thành công, các nhà báo trẻ phải có kiến thức, có tư duy trong đó quan trọng nhất là tư duy kết nối, tư duy phản biện và dẫn dắt dư luận. Những điều này có được khi các bạn thường xuyên, cập nhật kiến thức mới, có sự rèn luyện của riêng mình.

PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, trong cuộc CMCN 4.0, các nhà báo trẻ cần có tư duy sắc bén, khả năng chiếm lĩnh công nghệ, nhưng cũng cần kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận diện giữa những tin thật và tin giả trong bối cảnh mạng xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay.

Tránh ngồi nhà, lên mạng viết phóng sự

Còn theo nhà báo Nguyễn Uyển, nghề báo càng ngày càng đòi hỏi những yêu cầu khắt khe hơn, do đó, nhà báo cũng cần cẩn trọng hơn trong quy trình tác nghiệp.

“Khi dân trí phát triển và đặc biệt là công nghệ thông tin mang lại cho các nhà báo lợi thế quan trọng. Trong thế giới thông tin trên mạng có nhiều lợi ích, nhưng khi sử dụng, các nhà báo cũng cần tìm hiểu hết sức kỹ lưỡng, thẩm định rõ ràng, không nóng vội vì đó là con dao 2 lưỡi. Nếu không cẩn thận, nhà báo sẽ bị chính những thông tin trên mạng đánh bại. Do đó nhà báo phải là những người có đạo đức, xuất phát từ trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công việc”.

Ví vui rằng nghề báo như “làm dâu trăm họ”, còn độc giả như “mẹ chồng khó tính”, nhà báo Nguyễn Uyển khuyên các nhà báo trẻ cần có sự trải nghiệm, dấn thân, tìm ra những cái mới, sáng tạo để đem đến những thông tin nóng, hấp dẫn cho khán, thính giả.

“Đã làm báo, phải đi nhiều, đọc nhiều, ngẫm nhiều và viết cũng nhiều. Phải đi sâu đi sát.  Tôi sợ nhà báo viết theo lối mòn và sợ nhất là các nhà báo trẻ đi tìm thực tế trên mạng”, nhà báo Nguyễn Uyển chia sẻ.

PGS.TS Trương Thị Kiên, Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng đồng tình với quan điểm, để trở thành nhà báo giỏi cần đọc nhiều, đi nhiều và chịu khó viết. Chia sẻ về những năm tháng còn là sinh viên ngành báo, TS Kiên kể về những ngày phải lên thư viện, sinh viên mượn trao tay nhau từng tờ báo, đọc kỹ, tóm tắt nội dung để phân tích mỗi vấn đề xem các nhà báo có cách tiếp cận ra sao, từ đó tự rút kinh nghiệm cho bản thân. Giảng viên Học viện báo chí và Tuyên truyền cho rằng, các sinh viên hiện nay đang có nhiều lợi thế, khi dễ dàng tiếp cận thông tin. Vấn đề là các em có thực sự nỗ lực để phát triển và theo đuổi nghề.

Sinh viên đặt câu hỏi trực tiếp về vấn đề kỹ năng cần thiết với các nhà báotrẻ.

“Tôi thấy một bộ phận sinh viên ngày nay dành nhiều thời gian ngủ quá. Lên lớp cũng ngủ gật, khi hỏi về nhà làm gì, có em trả lời rằng em ngủ, có em đi bán hàng thuê... Khi đến các cơ quan thực tập của các em để kiểm tra, tôi cũng thấy buồn vì các lãnh đạo ở đây nhận xét sinh viên cộng tác không tích cực”, cô Kiên trăn trở.

Cô Trương Thị Kiên nhấn mạnh, sinh viên ngành báo, cũng như những nhà báo trẻ cần có sự trải nghiệm thực tế, thay vì tận dụng quá mức các thông tin có sẵn trên mạng để “xào bài”.

“Khi đưa ra đề tài về vấn đề ô nhiễm môi trường. Có nhóm sinh viên của tôi ngồi viết phóng sự rất hay và... trong phòng điều hòa từ thông tin có sẵn trên mạng. Có nhóm khác đã về tận khu bãi rác Nam Sơn tại Sóc Sơn, Hà Nội để thực tế. Kết quả là các sinh viên đi thực tế sẽ có những phát hiện mới hơn, hay hơn, cách thể hiện chân thực hơn. Tôi đánh giá cao điều đó”, cô Kiên khẳng định.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nhà báo Hồ Quang Lợi khẳng định diễn đàn là cuộc đối thoại sôi nổi, thể hiện sự gắn kết giữa các thế hệ; thể hiện trách nhiệm của những người làm báo đi trước đối với thế hệ làm báo trẻ.

Theo ông, trong thời đại công nghiệp 4.0, công nghệ rất quan trọng nhưng không phải là linh hồn của các tác phẩm báo chí. Trong quá trình phát triển của công nghệ ngày nay, tâm thế, trách nhiệm, đạo đức nhà báo quan trọng nhất bởi nền tảng công nghệ chỉ là phương tiện để truyền tải nội dung, nhận thức tới công chúng.

Nhà báo Hồ Quang Lợi tin rằng các nhà báo chúng ta có thể thắng mạng xã hội bằng sự tin cậy, thuyết phục của bài báo, bằng đạo đức người làm báo. Điều này gắn với việc xây dựng đội ngũ làm nghề từ trên ghế nhà trường có bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ bảo vệ môi trường
Doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ bảo vệ môi trường

VOV.VN - Công nghệ tiên tiến giúp doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng, chi phí đồng thời giảm phát thải ra môi trường.

Doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ bảo vệ môi trường

Doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ bảo vệ môi trường

VOV.VN - Công nghệ tiên tiến giúp doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng, chi phí đồng thời giảm phát thải ra môi trường.

Nghề báo chẳng khác nào nghề đánh cá
Nghề báo chẳng khác nào nghề đánh cá

VOV.VN - Nghề báo rất ấn tượng và cao quý. Sức mạnh và sức hấp dẫn của nó nằm ở chỗ bám rễ trong thực tiễn cuộc sống chứ không phải là sự tưởng tượng chủ quan.

Nghề báo chẳng khác nào nghề đánh cá

Nghề báo chẳng khác nào nghề đánh cá

VOV.VN - Nghề báo rất ấn tượng và cao quý. Sức mạnh và sức hấp dẫn của nó nằm ở chỗ bám rễ trong thực tiễn cuộc sống chứ không phải là sự tưởng tượng chủ quan.

Đạo làm nghề báo chẳng đâu xa...
Đạo làm nghề báo chẳng đâu xa...

VOV.VN - Mặt trận báo chí giờ xông pha nhiều chiến binh trên mọi hình thái: Nhanh, sắc, quyết liệt hơn, nhưng cũng ẩu hơn về độ xác thực thông tin và câu chữ...

Đạo làm nghề báo chẳng đâu xa...

Đạo làm nghề báo chẳng đâu xa...

VOV.VN - Mặt trận báo chí giờ xông pha nhiều chiến binh trên mọi hình thái: Nhanh, sắc, quyết liệt hơn, nhưng cũng ẩu hơn về độ xác thực thông tin và câu chữ...

Nhà báo Phan Quang: Tôi đã để nghề báo “ngập lụt” cuộc đời mình
Nhà báo Phan Quang: Tôi đã để nghề báo “ngập lụt” cuộc đời mình

VOV.VN - Phan Quang nói, ông đã để nghề báo "ngập lụt" cuộc đời mình. Và cũng đã muộn để dành thời gian rỗi rãi chuyên tâm sáng tác văn học.

Nhà báo Phan Quang: Tôi đã để nghề báo “ngập lụt” cuộc đời mình

Nhà báo Phan Quang: Tôi đã để nghề báo “ngập lụt” cuộc đời mình

VOV.VN - Phan Quang nói, ông đã để nghề báo "ngập lụt" cuộc đời mình. Và cũng đã muộn để dành thời gian rỗi rãi chuyên tâm sáng tác văn học.