TP HCM ghi nhận bệnh tay chân miệng giảm nhiều tuần liên tiếp

VOV.VN - Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của TP HCM ghi nhận số ca bệnh tay chân miệng giảm 50– 80 ca mỗi tuần, liên tiếp trong 5 tuần qua

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo cần phải có sự đề phòng lây lan, không chủ quan với bệnh này.

TP HCM ghi nhận ca bệnh tay chân miệng ở trẻ em giảm liên tiếp.

Theo số liệu từ Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, từ 552 ca tay chân miệng nhập viện trong tuần 40, thì đến tuần 45 vừa qua, số ca nhập viện chỉ còn 169, giảm 55% so với trung bình 4 tuần trước. Trung tâm này cho rằng, qua sự vào cuộc của các địa phương, đặc biệt vai trò của ngành giáo dục và các phương tiện thông tin đại chúng đã đánh động sự quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân, cùng hành động để bảo vệ trẻ trước sự tấn công của bệnh tay chân miệng.

Trước đó, vào giữa tháng 9, Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố cảnh báo bệnh tay chân miệng đang gia tăng nhanh chóng. Trong khoảng thời gian từ tuần 37 đến tuần 40 (vào giữa tháng 9), trung bình mỗi tuần số ca nhập viện tăng thêm 100 – 120 ca. Sở y tế TP HCM đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông, kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học, phòng ngừa bệnh tay chân miệng tại các điểm vui chơi dành cho trẻ em... Đặc biệt là chiến dịch phòng chống bệnh “Tay chân miệng - sởi - sốt xuất huyết” do UBND TPHCM phối hợp với Bộ Y tế triển khai vào đầu tháng 10 đã tác động rộng rãi và sâu rộng trong cộng đồng…Cùng với đó, các bệnh viện của thành phố cũng thực hiện tốt công tác chẩn đoán, điều trị, đặc biệt là đối với các ca độ nặng, cấp cứu kịp thời cho các bênh nhân. Vì vậy, thành phố không có trường hợp nào tử vong vì bệnh tay chân miệng.

Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn cho rằng người dân cần phải luôn thực hiện các biện pháp phòng bệnh để tránh lây lan.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM khuyến cáo: “Thứ nhất là phải rửa tay, người lớn là phải rửa, và em bé cũng phải rửa tay. Để ngăn những nguồn lưu thông đi. Nếu em bé bệnh thì đừng cho đi học nữa, cách ly khoảng 10 ngày. Nếu bé bị bệnh rồi thì không cho đi học nữa, cách ly 10 ngày, rồi báo cho nhà trường để vệ sinh chỗ em bé học, và phát hiện kịp thời những bé khác, để cách ly sớm hơn nữa. Còn nếu ở xóm có vài em bị tay chân miệng thì nên báo cho y tế địa phương”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Y tế yêu cầu bệnh viện đảm bảo đủ thuốc chống dịch tay chân miệng
Bộ Y tế yêu cầu bệnh viện đảm bảo đủ thuốc chống dịch tay chân miệng

VOV.VN -Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế, bệnh viện chủ động mua sắm thuốc, đảm bảo đủ thuốc phòng và điều trị bệnh tay chân miệng.

Bộ Y tế yêu cầu bệnh viện đảm bảo đủ thuốc chống dịch tay chân miệng

Bộ Y tế yêu cầu bệnh viện đảm bảo đủ thuốc chống dịch tay chân miệng

VOV.VN -Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế, bệnh viện chủ động mua sắm thuốc, đảm bảo đủ thuốc phòng và điều trị bệnh tay chân miệng.

2 bệnh nhi tay chân miệng suýt tử vong được cứu sống trực tuyến
2 bệnh nhi tay chân miệng suýt tử vong được cứu sống trực tuyến

VOV.VN - Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM vừa cứu sống 2 bé trai bị tay chân miệng nặng độ 4 ở tỉnh chuyển về.

2 bệnh nhi tay chân miệng suýt tử vong được cứu sống trực tuyến

2 bệnh nhi tay chân miệng suýt tử vong được cứu sống trực tuyến

VOV.VN - Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM vừa cứu sống 2 bé trai bị tay chân miệng nặng độ 4 ở tỉnh chuyển về.