TP HCM: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về dịch tả lợn châu Phi

VOV.VN - UBND TP HCM chỉ đạo, nếu địa phương nào của thành phố để xảy ra dịch tả lợn châu Phi thì Chủ tịch UBND quận, huyện đó phải chịu trách nhiệm.

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu phi đang xảy ra tại các tỉnh phía Bắc, UBND TP HCM đã chỉ đạo chính quyền quận, huyện cùng các ngành chức năng phải quyết liệt hơn trong công tác phòng chống dịch bệnh, nếu địa phương nào của thành phố để xảy ra dịch tả lợn châu Phi thì Chủ tịch UBND quận, huyện đó phải chịu trách nhiệm.

TP HCM hiện có gần 4.000 hộ chăn nuôi lợn với tổng đàn trên 274.000  con, trong đó có 247 hộ nuôi bằng nguồn thức ăn thừa tại các nhà hàng, quán ăn nên có nguy cơ cao đối với bệnh dịch. Bên cạnh đó, thành phố có 11 cơ sở giết mổ với số lượng từ 6.500-7.000 con lợn/ngày, đáp ứng khoảng 20% nhu cầu thị trường, số còn lại phải nhập từ Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu… Nếu các tỉnh này có dịch thì sẽ dẫn đến nguy cơ xảy ra dịch bệnh lợn Châu Phi rất lớn cho TP HCM.

Đoàn Kiểm tra liên ngành TP HCM kiểm tra nguồn thịt heo tại các chợ đầu mối Hóc Môn

Ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM cho biết: “Hiện nay, do tình hình rớt giá từ các tỉnh phía Bắc nên có khuynh hướng vận chuyển lợn vào Nam. Một ngày bình quân đưa khoảng 14 đến 16 xe với khoảng 2.000 đến 2.500 con. Mặc dù không vào trực tiếp thành phố nhưng họ đi xuống tỉnh, một phần tiêu thụ ở dưới tỉnh còn một phần chạy lên TP HCM. Nếu như ở dưới tỉnh kiểm soát không chặt thì họ giết mổ xong rồi đưa lên đây tiêu thụ thì chỗ đó rất lo ngại, cho nên cần có sự phối hợp với Ban Quản lý ATVSTP để siết chặt vấn đề này”.

Đoàn kiểm tra liên ngành của Ban quản lý An toàn thực phẩm và Chi cục Thú y TP HCM đã phối hợp với chính quyền địa phương huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi tiến hành kiểm tra đột xuất công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số cơ sở giết mổ lợn trên địa bàn thành phố.

Các cơ sở giết mổ lợn cam kết chỉ nhận lợn tại khu vực miền Đông, miền Tây Nam bộ vào giết mổ. Toàn bộ số lợn vào lò mổ đều phải qua thú y kiểm dịch và cương quyết không nhập lợn qua các trạm trung chuyển để tránh trường hợp lợn từ bên ngoài khu vực trà trộn vào.

Ông Lê Đình Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi cho biết: “Huyện Củ Chi có 5 lò giết mổ với công suất ngày khoảng 3.500 con. Huyện cũng giao cho Ban Chỉ huy phòng chống dịch cúm gia cầm kiểm tra giám sát trong những giờ cao điểm, đồng thời trạm thú y của Củ Chi giám sát việc này. Huyện cũng phân công các thành viên của tổ chịu trách nhiệm về phòng chống dịch ở tại các lò giết mổ. Một tổ bố trí 5 người chịu trách nhiệm trước thường trực ủy ban về việc phòng chống dịch tại các lò giết mổ này”.

Đến thời điểm này, TP HCM chưa phát hiện ra trường hợp lợn nào có biểu hiện của bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn. Nhưng qua kiểm tra thực tế, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM cùng các ngành chức năng đã phát hiện hàng tấn lợn có biểu hiện của bệnh lở mồm long móng từ các tỉnh đưa về TP HCM tiêu thụ, trong đó nhiều nhất là nguồn từ Đồng Nai. Khu vực xung quanh các chợ đầu mối cũng có nhiều sạp buôn bán thịt lợn nhưng không xuất trình được chứng từ nguồn gốc, sử dụng nguồn thịt trôi nổi từ các lò mổ lậu chính là nguy cơ không kiểm soát được khi dịch bệnh xảy ra.

Từ ngày 25/2, TP HCM đã vận động các cơ sở giết mổ không tiếp nhận nguồn lợn từ các tỉnh phía Bắc, nhằm hạn chế nguy cơ xâm nhiễm mầm bệnh vào địa bàn. Các trường hợp nhập lợn đều được lấy mẫu giám sát dịch bệnh. UBND TP HCM vừa có chỉ đạo các ngành chức năng và UBND 24 quận, huyện cần quyết liệt hơn trong công tác phòng chống dịch bệnh, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương khẩn trương, quyết liệt kiểm tra và xử lý nghiêm các điểm giết mổ lợn trái phép tập trung ở Gò Vấp, Quận 12, Bình Tân...

Các quận, huyện phải theo dõi chặt hộ nuôi lợn từ thức ăn thừa, xử lý nghiêm lò giết mổ có lợn nhiễm bệnh và tăng cường giám sát nguồn lợn có truy xuất nguồn gốc. Nếu địa phương nào để xảy ra dịch bệnh thì chủ tịch quận huyện đó chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố.

Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP HCM nói: “Dịch tả lợn châu Phi cực kỳ nguy hiểm, hễ mắc bệnh là chết cả đàn, tốc độ lây lan rất là nhanh. Chúng ta cần có phương án phòng tránh rất là cụ thể, rà soát lại diễn biến tình hình để làm sao sát thực nhất. Tuyệt đối trên 24 quận huyện không được để xảy ra dịch tả lợn châu Phi, quận huyện nào để xảy ra dịch bệnh này thì Chủ tịch UBND quận, huyện đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố”.

Trước tình hình dịch bệnh đang lan rộng, giá lợn hơi tại các tỉnh phía Bắc đang giảm và thấp hơn giá lợn hơi tại các tỉnh thành phía Nam từ 8.000 - 10.000 đồng/kg, nguy cơ chuyển lợn nhiễm bệnh từ Bắc vào Nam để tiêu thụ là rất lớn.

TP HCM lại là thị trường tiêu thụ thịt lợn nhiều nhất nước nên nguy cơ lại càng lớn hơn. Cộng thêm tình trạng giết mổ lậu, bán lẻ thịt lợn không nguồn gốc tại các lề đường, vỉa hè khiến kiểm soát dịch bệnh tại TP HCM càng khó khăn. Thành phố hiện đang ngăn ngừa dịch tả lợn châu Phi bằng siết chặt quản lý các khâu và quyết liệt xử lý vi phạm./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nước đầu tiên trong EU khống chế thành công dịch tả lợn châu Phi
Nước đầu tiên trong EU khống chế thành công dịch tả lợn châu Phi

VOV.VN - Ngày 13/3 Ủy ban châu Âu cho biết, Séc đã khống chế thành công dịch tả lợn châu Phi và mô hình kiểm soát bệnh cần được nhân rộng tại các nước có dịch.

Nước đầu tiên trong EU khống chế thành công dịch tả lợn châu Phi

Nước đầu tiên trong EU khống chế thành công dịch tả lợn châu Phi

VOV.VN - Ngày 13/3 Ủy ban châu Âu cho biết, Séc đã khống chế thành công dịch tả lợn châu Phi và mô hình kiểm soát bệnh cần được nhân rộng tại các nước có dịch.

Nghệ An công bố dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Quỳnh Lưu
Nghệ An công bố dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Quỳnh Lưu

VOV.VN - Tỉnh Nghệ An là địa phương thứ 15 trong cả nước xuất hiện dịch tả lợn châu Phi.

Nghệ An công bố dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Quỳnh Lưu

Nghệ An công bố dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Quỳnh Lưu

VOV.VN - Tỉnh Nghệ An là địa phương thứ 15 trong cả nước xuất hiện dịch tả lợn châu Phi.

Hà Nội lập 2 đoàn kiểm tra phòng, chống lây lan dịch tả lợn Châu Phi
Hà Nội lập 2 đoàn kiểm tra phòng, chống lây lan dịch tả lợn Châu Phi

VOV.VN - Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã ban hành Quyết định thành lập 2 Đoàn kiểm tra, kiểm soát phòng, chống dịch tả lợn.

Hà Nội lập 2 đoàn kiểm tra phòng, chống lây lan dịch tả lợn Châu Phi

Hà Nội lập 2 đoàn kiểm tra phòng, chống lây lan dịch tả lợn Châu Phi

VOV.VN - Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã ban hành Quyết định thành lập 2 Đoàn kiểm tra, kiểm soát phòng, chống dịch tả lợn.

Tiếp tục phát hiện 3 xã ở Thanh Hóa có dịch tả lợn châu Phi
Tiếp tục phát hiện 3 xã ở Thanh Hóa có dịch tả lợn châu Phi

VOV.VN - Chỉ sau 20 ngày xuất hiện tại Thanh Hóa, dịch tả lợn châu Phi đã lan rộng ra 10 xã tại 2 huyện Yên Định và Thiệu Hóa.

Tiếp tục phát hiện 3 xã ở Thanh Hóa có dịch tả lợn châu Phi

Tiếp tục phát hiện 3 xã ở Thanh Hóa có dịch tả lợn châu Phi

VOV.VN - Chỉ sau 20 ngày xuất hiện tại Thanh Hóa, dịch tả lợn châu Phi đã lan rộng ra 10 xã tại 2 huyện Yên Định và Thiệu Hóa.

Sơn La tiêu hủy toàn bộ số lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi
Sơn La tiêu hủy toàn bộ số lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi

VOV.VN - Lực lượng chức năng tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, buôn bán, vận chuyển lợn; tổ chức tiêu hủy 100% lợn ốm, lợn chết theo quy định. 

Sơn La tiêu hủy toàn bộ số lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi

Sơn La tiêu hủy toàn bộ số lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi

VOV.VN - Lực lượng chức năng tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, buôn bán, vận chuyển lợn; tổ chức tiêu hủy 100% lợn ốm, lợn chết theo quy định.