TP.HCM cần thêm cơ sở vật chất cho giáo dục ở những địa bàn tăng dân số cơ học

VOV.VN - Tại hội nghị chuyên đề về công tác chuẩn bị năm học mới 2022-2023 trên địa bàn TP.HCM do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức sáng 19/8, nhiều đại biểu cho rằng, với việc gia tăng dân số cơ học ở một số quận huyện, cần có chính sách đầu tư cho giáo dục để đảm bảo học sinh được đến trường.

 

Hiện nay, theo khảo sát của MTTQ, tại các quận huyện và TP Thủ Đức, tình hình tăng dân số cơ học dẫn đến điều kiện cho trẻ em đến trường, nhất là được học 2 buổi/ngày đang gặp khó khăn. Ngoài ra còn có các vấn đề khác như nhà vệ sinh trường học chưa tốt, lực lượng giáo viên, đặc biệt cho chương trình mới vẫn chưa đảm bảo…

Quận Bình Tân, huyện Hóc Môn, Quận 12 là những địa phương  gia tăng dân số cơ học nhanh, cơ sở vật chất không đủ đảm bảo nhu cầu của học sinh, tỷ lệ học sinh tiểu học tham gia học 2 buổi một ngày thấp. Ông Đoàn Văn Lý, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Quận 12 mong muốn quận được đầu tư thêm trang thiết bị và cả trường lớp để có thể đảm bảo việc học của các em: "Sĩ số hiện nay với những trường có áp lực dân số tăng, số em học sinh cũng quá lớn, thời lượng học 2 buổi/ngày theo chỉ tiêu ngành giáo dục chưa đảm bảo, chúng tôi rất mong muốn có sự quan tâm đầu tư thêm cho những quận có áp lực dân số tăng trong thời gian sắp tới".

Ngoài vấn đề về cơ sở vật chất đảm bảo sĩ số cho học sinh, năm học 2022-2023 cũng cần quan tâm đến chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có sách giáo khoa lớp 3,7 và lớp 10. Ông Lê Hoàng Lộc, Tổ trưởng Tổ giáo dục, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hóc Môn cho rằng, năm học 2022-2023 có thuận lợi hơn năm học trước do tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, tuy vậy vấn đề trang thiết bị trong năm học này vẫn là điều đáng quan tâm.

"Thành phố cần đặc biệt quan tâm, thúc đẩy gói trang thiết bị tối thiểu. Hiện nay ở hầu hết các trường, các cấp học, bậc học đang gặp khó khăn", ông Lộc nói.

Ông Trần Trung Mậu, Phó Chủ tịch Hội cựu giáo chức TP.HCM, thành viên đoàn khảo sát ở 4 quận, huyện cho biết, hầu hết các quận huyện đều đã chuẩn bị khá tốt cho năm học mới. Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề cần lưu ý như: sách giáo khoa cho chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, bổ sung giáo viên các môn Âm nhạc, Mỹ thuật. Ngoài ra, các địa phương cần đảm bảo được việc học của những học sinh thuộc diện tạm trú, nhất ở những địa bàn có dân số cơ học tăng nhanh, cụ thể ở như ở quận Bình Tân.

Ông Trần Trung Mậu kiến nghị cần có thêm chính sách cho cán bộ giáo viên. Qua dịch bệnh, ngoài nhân viên y tế thì giáo viên cũng nghỉ việc rất nhiều vì lương thấp và nhiều áp lực khác: “Từ trước đến giờ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều chính sách, nhưng chưa tác động một cách cụ thể vào đội ngũ giáo viên. Vấn đề nghỉ việc ở giáo dục không giống y tế, y tế thì áp lực rõ ràng còn giáo dục lại áp lực chuyện khác".

Bắt đầu từ ngày 22/8, học sinh các cấp từ tiểu học đến THPT, Giáo dục thường xuyên tại TP.HCM sẽ tựu trường. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị của các trường, các địa phương cơ bản đã sẵn sàng để đón học sinh quay trở lại. Song song đó, ngành giáo dục cũng như các ban ngành khác cần quan tâm, sát sao các vấn đề đang gặp phải hiện nay để đảm bảo việc học được thuận lợi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần công khai mức học phí của mỗi ngành đào tạo
Cần công khai mức học phí của mỗi ngành đào tạo

VOV.VN - Muốn nâng cao chất lượng đào tạo không thể không tăng học phí nhưng các cơ sở giáo dục ĐH cần công khai, minh bạch các mức học phí của từng chương trình đào tạo để người học "liệu cơm gắp mắm".

Cần công khai mức học phí của mỗi ngành đào tạo

Cần công khai mức học phí của mỗi ngành đào tạo

VOV.VN - Muốn nâng cao chất lượng đào tạo không thể không tăng học phí nhưng các cơ sở giáo dục ĐH cần công khai, minh bạch các mức học phí của từng chương trình đào tạo để người học "liệu cơm gắp mắm".

Học phí đại học và nỗi lo nghèo hóa
Học phí đại học và nỗi lo nghèo hóa

VOV.VN - Người học là người có nhu cầu được đào tạo nhưng cũng là những công dân đóng góp cho mục tiêu phát triển chung của đất nước. Sẽ không thể nói chỉ mình họ phải chấp nhận gánh chịu một mức học phí mà rất có thể khiến "nghèo hóa" gia đình họ.

Học phí đại học và nỗi lo nghèo hóa

Học phí đại học và nỗi lo nghèo hóa

VOV.VN - Người học là người có nhu cầu được đào tạo nhưng cũng là những công dân đóng góp cho mục tiêu phát triển chung của đất nước. Sẽ không thể nói chỉ mình họ phải chấp nhận gánh chịu một mức học phí mà rất có thể khiến "nghèo hóa" gia đình họ.

Nhiều chính sách hỗ trợ học sinh năm học mới ở Đà Nẵng
Nhiều chính sách hỗ trợ học sinh năm học mới ở Đà Nẵng

VOV.VN - Năm học 2022- 2023, thành phố Đà Nẵng quyết định miễn 100% học phí cho trẻ mầm non và học sinh các cấp học công lập và ngoài công lập theo mức thu trường công.

Nhiều chính sách hỗ trợ học sinh năm học mới ở Đà Nẵng

Nhiều chính sách hỗ trợ học sinh năm học mới ở Đà Nẵng

VOV.VN - Năm học 2022- 2023, thành phố Đà Nẵng quyết định miễn 100% học phí cho trẻ mầm non và học sinh các cấp học công lập và ngoài công lập theo mức thu trường công.