TPHCM chậm xử lý các vấn đề ngập nước, ô nhiễm không khí

VOV.VN - Công trình ngăn triều, chống ngập chậm tiến độ, việc quan trắc, dự báo về môi trường còn hạn chế. 

Đây là những nhận định của lãnh đạo thành phố bên lề hội nghị trực tuyến giữa Thường trực Thành uỷ TPHCM với các quận, huyện diễn ra sáng nay (1/10).

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân (bên phải)

Liên quan đến vấn đề triều cường những ngày gần đây, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho biết lãnh đạo thành phố rất sốt ruột với dự án chống ngập gần 10 nghìn tỷ đồng, đặc biệt là hạng mục ngăn triều cường của dự án. Dù việc ngập liên quan đến nhiều công trình trong nội ô, nhưng nếu công trình chống ngập hoàn thành thì sẽ ngăn được triều cường từ bên ngoài tràn vào.

Theo ông Hoan, dự kiến tháng 6/2020 sẽ hoàn thành dự án này. Khi đó, các cống sẽ ngăn triều cường, phối hợp cùng các hồ điều hoà giúp cải thiện vấn đề ngập lụt của thành phố. Hiện thành phố đang hoàn thiện những khâu cuối cùng nhằm điều chỉnh phụ lục các hạng mục dự án để trình Ngân hàng Nhà nước. Sau khi hoàn thiện điều chỉnh các hạng mục nội bộ bên trong, thành phố mới đủ cơ sở để xin gia hạn thời gian tái cấp vốn và dù có điều chỉnh các hạng mục nhưng tổng mức đầu tư của dự án sẽ không thay đổi.

Nhận định về vấn đề ô nhiễm không khí thời gian qua, Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ quan ngại bởi môi trường là yếu tố rất quan trọng của thành phố, đặc biệt là khi thành phố hướng tới đô thị thông minh. Ông Nhân nhận định việc giám sát, quan trắc, dự báo chưa được làm tốt, thành phố đã chậm trễ trong việc đưa kết luận ô nhiễm không khí có phải do ảnh hưởng bởi cháy rừng tại Indonesia hay không.

Ông Nhân cho biết thành phố đã có những chương trình nhằm cải thiện môi trường trong thời gian tới, đặc biệt hệ thống đo, giám sát, quan trắc. Đối với thông tin về số liệu trên ứng dụng Air Visual xếp hạng TPHCM ô nhiễm không khí đứng thứ 2 trên thế giới, ông Nhân nói: ”Thông tin đó đáng quan tâm, nhưng không phải tiêu chí duy nhất đánh giá ô nhiễm. Hiện nay chưa công bố được bình quân một ngày thì mật độ không khí là như thế nào, trong một tuần, một tháng thế nào chưa có, không phải đấy là xếp hạng hoàn toàn”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí gia tăng?
Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí gia tăng?

VOV.VN -Để tránh bị ô nhiễm không khí, người dân nên hạn chế ra đường và nên uống nhiều nước, thường xuyên làm sạch môi trường sống xung quanh.

Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí gia tăng?

Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí gia tăng?

VOV.VN -Để tránh bị ô nhiễm không khí, người dân nên hạn chế ra đường và nên uống nhiều nước, thường xuyên làm sạch môi trường sống xung quanh.

Ô nhiễm không khí - “Kẻ giết người thầm lặng”
Ô nhiễm không khí - “Kẻ giết người thầm lặng”

VOV.VN - Hà Nội, TP HCM tiếp tục lọt top 10 thành phố có chất lượng không khí xấu nhất thế giới, với cảnh báo bụi mịn trong không khí gây hại cho sức khỏe.

Ô nhiễm không khí - “Kẻ giết người thầm lặng”

Ô nhiễm không khí - “Kẻ giết người thầm lặng”

VOV.VN - Hà Nội, TP HCM tiếp tục lọt top 10 thành phố có chất lượng không khí xấu nhất thế giới, với cảnh báo bụi mịn trong không khí gây hại cho sức khỏe.

Nông dân ngoại thành Hà Nội đốt rơm rạ gây bụi khói ô nhiễm không khí
Nông dân ngoại thành Hà Nội đốt rơm rạ gây bụi khói ô nhiễm không khí

VOV.VN - Các huyện ngoại thành Hà Nội đang thời kỳ thu hoạch lúa. Lúa gặt xong người nông dân đã đốt rơm rạ khiến khói mù trời làm không khí thêm ô nhiễm.

Nông dân ngoại thành Hà Nội đốt rơm rạ gây bụi khói ô nhiễm không khí

Nông dân ngoại thành Hà Nội đốt rơm rạ gây bụi khói ô nhiễm không khí

VOV.VN - Các huyện ngoại thành Hà Nội đang thời kỳ thu hoạch lúa. Lúa gặt xong người nông dân đã đốt rơm rạ khiến khói mù trời làm không khí thêm ô nhiễm.