TP.HCM chi gần 500 tỷ đồng xây 6 hồ điều tiết ngầm khổng lồ

Sáu hồ ngầm và một hồ hở có dung tích hơn 40.000 m3 được làm để chứa nước mưa, giảm ngập và được san lấp trả lại mặt bằng như cũ.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết, thành phố sẽ triển khai xây dựng 6 dự án hồ điều tiết ngầm theo công nghệ Nhật Bản từ tháng 1/2019. Các hồ có chức năng điều tiết nước mưa, giúp giảm ngập lụt.

Tổ hợp 7 hồ điều tiết (6 hồ ngầm và một hồ hở) được Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập đề xuất UBND TP.HCM hồi tháng 11, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 475 tỷ đồng.

Hồ điều tiết thông minh đầu tiên được thí điểm xây dựng ở quận Thủ Đức hồi năm ngoái. Ảnh: Hữu Nguyên.

Trong đó, hồ lớn nhất được làm ở Công viên Làng Hoa (quận Gò Vấp), dung tích 20.000 m3. Hồ thứ hai được làm tại Công viên Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình), cải tạo một hồ hở hiện hữu và hồ ngầm với tổng dung tích 10.000 m3.

Tại Công viên khu dân cư Trần Thiện Chánh (quận 10) sẽ xây hồ dung tích 5.000 m3. Hồ thứ 4 có quy mô nhỏ hơn được lắp đặt tại dải cây xanh phân cách đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận) với dung tích 2.000 m3. Cuối cùng là tổ hợp hai hồ với tổng dung tích 4.000 m3 chống ngập cho đường Điện Biên Phủ, khu vực cầu Sài Gòn.

Các hồ được xây bằng công nghệ Cross-wave của Nhật Bản. Vật liệu sử dụng chế tạo từ Polypropylene có độ bền cao, dễ thi công tháo lắp, có thể áp dụng tại các khu vực mặt bằng nhỏ hẹp, không gian trữ nước lên tới 90%, thân thiện môi trường.

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng (Phó Giám đốc Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập) cho biết, thành phố chọn công viên để xây hồ điều tiết ngầm là do quỹ đất đang rất khan hiếm. Khi xây xong, diện tích mặt bằng công viên sẽ được trả lại. Khoảng 95% lượng nước có thể dùng tưới cây và phòng cháy chữa cháy.

Hồi tháng 8/2017, Công ty Sekisui (Nhật Bản) và đối tác tại Việt Nam lần đầu tiên xây dựng hồ điều tiết thông minh chống ngập trên đường Võ Văn Ngân, trước cổng nhà Văn hóa thiếu nhi (quận Thủ Đức). Công trình dài 10 m, rộng 9 m, sâu khoảng 2,5m được xây dựng ngầm trong lòng đất có dung tích chứa 109 m3 nước mưa.

Các chuyên gia quy hoạch cho rằng, nếu triển khai đồng bộ việc xây các hồ điều tiết thì lượng nước mưa tích trữ sẽ lên đến hàng chục triệu m3, giúp giảm được 30% tình trạng ngập úng cho thành phố.

Tình trạng ngập tại TP.HCM ngày càng nghiêm trọng, gây nhiều bức xúc cho người dân. Thành phố đã xác định nhiệm vụ chống ngập là một trong 7 chương trình đột phá của Đảng bộ TP.HCM lần thứ X.

Trận mưa lớn hôm 25/11 do hoàn lưu của bão Usagi đã khiến 102 khu vực ở TP.HCM ngập nặng, người dân trắng đêm tát nước, hàng nghìn ôtô, xe máy hư hỏng. Chưa thống kê đầy đủ, song thiệt hại vật chất ước tính hơn 200 tỷ đồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đầu tư cho chống ngập ở TP.HCM còn thiếu và dàn trải
Đầu tư cho chống ngập ở TP.HCM còn thiếu và dàn trải

VOV.VN -TP.HCM đang thiếu một quy hoạch tổng thể về công tác chống ngập. Xây dựng các hồ điều hòa, làm lại hệ thống thoát nước... là những giải pháp đặt ra.

Đầu tư cho chống ngập ở TP.HCM còn thiếu và dàn trải

Đầu tư cho chống ngập ở TP.HCM còn thiếu và dàn trải

VOV.VN -TP.HCM đang thiếu một quy hoạch tổng thể về công tác chống ngập. Xây dựng các hồ điều hòa, làm lại hệ thống thoát nước... là những giải pháp đặt ra.

Chống ngập ở TP HCM không thể chỉ trông chờ vào hệ thống thoát nước!
Chống ngập ở TP HCM không thể chỉ trông chờ vào hệ thống thoát nước!

VOV.VN -Mưa gây ngập sâu ở TP HCM có thể còn lặp lại cho nên dự phòng, thay đổi sinh hoạt, thích nghi luôn là cần thiết với người dân.

Chống ngập ở TP HCM không thể chỉ trông chờ vào hệ thống thoát nước!

Chống ngập ở TP HCM không thể chỉ trông chờ vào hệ thống thoát nước!

VOV.VN -Mưa gây ngập sâu ở TP HCM có thể còn lặp lại cho nên dự phòng, thay đổi sinh hoạt, thích nghi luôn là cần thiết với người dân.