Trà Vinh: khó xử lý lao động “chui” người nước ngoài

VOV.VN - Hàng trăm lao động Trung Quốc làm việc tại Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 chỉ có mỗi visa nhập cảnh

Chỉ còn hơn nửa năm nữa Tổ máy số 01 – Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, tỉnh Trà Vinh đưa vào vận hành thử nghiệm. Hiện cả lao động nước ngoài lẫn trong nước được huy động rất đông để hoàn thành các hạng mục cho kịp tiến độ. Và trong số lao động này có hàng trăm lao động nước ngoài (chủ yếu là lao động Trung Quốc) chỉ có visa nhập cảnh.

Công trường Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1

Thực tế tại công trường này cứ mỗi lần kiểm tra là mỗi lần phát hiện lao động nước ngoài không giấy phép… Song vì nhiều lý do phải giải quyết cho họ vào công trường làm việc, cho gia hạn thêm thời gian để hoàn thành hồ sơ cấp phép. Khi tiến độ công trình gấp rút số lao động này càng có nhiều lý do để né tránh thủ tục pháp lý. 

Ông Mai Anh Tác, Trưởng Phòng Quản lý doanh nghiệp và lao động (Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Trà Vinh) thừa nhận: “Cơ quan xuất nhập cảnh cho lao động nước ngoài vào nhưng không đủ điều kiện nên chúng tôi không thể cấp phép. Đa phần lao động nước ngoài chưa đủ điều kiện cấp phép do thiếu lý lịch tư pháp, thiếu kinh nghiệm 5 năm làm việc, thiếu bằng đào tạo một năm”.

Theo báo cáo của các nhà thầu, hiện có 939 lao động Trung Quốc đang làm việc tại Trung tâm Điện lực Duyên Hải, thuộc xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Trong số này có 561 lao động được cấp giấy phép lao động hoặc miễn cấp giấy phép, số còn lại đều chưa được cấp giấy phép. Đặc biệt có 191 lao động đang làm việc mà chưa có cả hồ sơ để nộp cho địa phương.

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh, số lao động nước ngoài không giấy phép tại Trà Vinh phần lớn làm việc ngắn hạn từ 3 đến 6 tháng, được các nhà thầu điều động làm việc theo từng hạng mục công trình và khi hoàn thành họ được điều động sang nơi khác, nên rất khó quản lý.

Trên thực tế, số lao động không giấy phép làm việc tại Trung tâm điện lực Duyên Hải phần lớn chỉ có visa làm công nhân hoặc visa đi du lịch; không có lý lịch pháp lý, không có giấy xác nhận trình độ chuyên môn và khi ngành chức năng địa phương yêu cầu bổ sung thì đại diện nhà thầu đổ lỗi cho thủ tục xin cấp lý lịch pháp lý của nước sở tại và nước của họ mất quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam, làm thủ tục này mất không quá 22 ngày, và ở Trung Quốc chỉ mất khoảng 1 tuần.

Theo đó UBND tỉnh Trà Vinh quyết định đưa ra thời hạn cuối cho số lao động này hoàn thành thủ tục vào 15/5 tới, tức 2 tháng sau khi kiểm tra nhắc nhở. Nếu không hoàn thành sẽ không cho vào công trường làm việc và xử lý theo pháp luật.

Bà Sơn Thị Ánh Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh khẳng định: “Tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra lại hồ sơ của 191 lao động nước ngoài, bổ sung các giấy tờ còn thiếu trước ngày 15/5. Sau thời điểm này, khi kiểm tra nếu hồ sơ nào không đủ điều kiện sẽ xử lý theo luật đồng thời báo cáo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội”.

Nghị định số 102 của Chính phủ nêu rõ, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động. Tuy nhiên, quy định này chưa được thực hiện nghiêm túc ở Trà Vinh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

2.000 lao động Trung Quốc sẽ vào làm việc tại Đắk Nông
2.000 lao động Trung Quốc sẽ vào làm việc tại Đắk Nông

Đây là những lao động người nước ngoài có tay nghề và chuyên môn cao

2.000 lao động Trung Quốc sẽ vào làm việc tại Đắk Nông

2.000 lao động Trung Quốc sẽ vào làm việc tại Đắk Nông

Đây là những lao động người nước ngoài có tay nghề và chuyên môn cao

Hơn 1.000 lao động Trung Quốc làm việc không phép
Hơn 1.000 lao động Trung Quốc làm việc không phép

Số lao động này Công ty cổ phần khoa học kỹ thuật Ngũ Hoàn đưa sang làm việc tại Khu công nghiệp khí – điện – đạm Cà Mau.

Hơn 1.000 lao động Trung Quốc làm việc không phép

Hơn 1.000 lao động Trung Quốc làm việc không phép

Số lao động này Công ty cổ phần khoa học kỹ thuật Ngũ Hoàn đưa sang làm việc tại Khu công nghiệp khí – điện – đạm Cà Mau.

Cà Mau chưa xử lý lao động Trung Quốc không phép
Cà Mau chưa xử lý lao động Trung Quốc không phép

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau cho biết, cho đến thời điểm này vẫn chưa nhận được báo cáo từ Sở Lao động- Thương binh và Xã hội về kết quả xử lý

Cà Mau chưa xử lý lao động Trung Quốc không phép

Cà Mau chưa xử lý lao động Trung Quốc không phép

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau cho biết, cho đến thời điểm này vẫn chưa nhận được báo cáo từ Sở Lao động- Thương binh và Xã hội về kết quả xử lý