Trắng đêm cùng bà con vùng lũ Hà Tĩnh

VOV.VN - Hà Tĩnh nơi đâu cũng thành rốn lũ. Hàng trăm hộ dân vẫn phải ẩn mình trên nóc nhà hay ở những ngôi nhà phao chật chội.

Hà Tĩnh nơi đâu cũng thành rốn lũ, đi khắp các huyện Hương Khê, Cẩm Xuyên, thị xã Kỳ Anh... Hàng trăm hộ dân nơi đây vẫn phải ẩn mình trên nóc nhà, hay ở những ngôi nhà phao chật chội.

Người dân vùng lũ Hà Tĩnh.

Anh Dương Văn Vị đưa chúng tôi đi trên chiếc thuyền ba ván tròng trành giữa dòng nước lũ ở xóm Ấp Tiến, xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê. Đêm không điện không đèn nên nhìn đâu cũng chỉ một màu tối và nước đang cuộn chảy; thảng mới thấy đôi ngọn nến leo lét hoặc vài ánh đèn pin trên những nóc nhà soi bóng xuống dòng lũ. Ghé vào ngôi nhà của gia đình anh Nguyễn Văn Huyên, cả nhà vừa dùng bữa mì tôm muộn. Tất bật cả ngày, vợ chồng anh Huyên cứ loay hoay với việc đưa đàn gà lên chạn và sơ tán đàn bò 4 con. Đã gần 2 giờ sáng, cả nhà vẫn chưa ai dám ngủ vì sợ nước lên.

Anh Nguyễn Văn Huyên cho biết: “Gia đình với bà con đang lo nước đang còn lên nhanh, trước tiên chúng tôi phải sơ tán người lên chỗ cao, còn nhà cửa ngập thì sau có cách xử lý”.

Ở xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên, do lo lắng thiếu lương thực như đợt mưa lũ trước, gia đình anh Nguyễn Văn Nhẫn và nhiều hộ dân khác đã chuẩn bị khoảng 50 kg gạo để dự trữ, rồi muối, hũ cà và một ít dưa để làm thực phẩm, ăn tạm qua ngày. Nói chuyện với chúng tôi, anh Nhẫn cho biết đợt lũ lần này đã chủ động hơn, kịp đưa được đàn gà, lợn và bò lên chỗ cao hơn, nhưng lo nhất trong mấy ngày ngập lụt thì biết lấy gì cho gia súc ăn khi đồng cỏ đang trắng xóa và  khi nước rút, bùn đất sẽ làm cỏ chết.

Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đợt lũ thứ 2 này, người dân địa phương triển khai ứng phó kịp thời theo phương châm 4 tại chỗ, nên mặc dù thiệt hại lớn về vật chất nhưng đã hạn chế thiệt hại về người. Chính quyền địa phương các cấp đã bám sát tình thực tế, sớm thực hiện các phương án hỗ trợ cho người dân.

Ông Nguyễn Đình Long, Phó Chủ tịch xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên nói: “Theo thông báo xả tràn tiếp tục thì chúng tôi đã quán triệt đến tận thôn xóm. Quan trọng bước đầu tiên là phải di dời ông bà, trẻ em đến địa điểm an toàn. Đặc biệt di dời tại chỗ. Đồng thời thông báo kê kích tài sản vật dụng trong gia đình lên độ cao hơn để đảm bảo an toàn hơn. Vì nếu mức xả cứ tiếp tục lên 300m3/s thì khả năng ngập úng rất lớn so với đợt 1”.

Ông Đặng Duy Hùng, cán bộ xã Hà Linh, một trong những rốn lũ của huyện Hương Khê, chia sẻ: “Bây giờ cái đáng lo là sau lụt thì hỗ trợ cho người dân như thế nào về nhà cửa. Ngân sách của địa phương là một trong xã nghèo miền hạ du năm nào cũng lũ lụt cho nên không đủ được, mong chính quyền ở cấp cao hơn có thể hỗ trợ cho người dân làm nhà vững vàng hơn để chống những đợt lũ sau”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều tấm lòng hảo tâm đến với người dân vùng lũ Hà Tĩnh
Nhiều tấm lòng hảo tâm đến với người dân vùng lũ Hà Tĩnh

VOV.VN - Người dân vùng lũ ở Hà Tĩnh đón nhận rất nhiều tấm lòng hảo tâm từ khắp mọi miền đất nước đến thăm hỏi, tặng quà cứu trợ.

Nhiều tấm lòng hảo tâm đến với người dân vùng lũ Hà Tĩnh

Nhiều tấm lòng hảo tâm đến với người dân vùng lũ Hà Tĩnh

VOV.VN - Người dân vùng lũ ở Hà Tĩnh đón nhận rất nhiều tấm lòng hảo tâm từ khắp mọi miền đất nước đến thăm hỏi, tặng quà cứu trợ.

Chùm ảnh: Dân vùng lũ Hà Tĩnh liều lĩnh giỡn với tử thần
Chùm ảnh: Dân vùng lũ Hà Tĩnh liều lĩnh giỡn với tử thần

VOV.VN - Không áo phao, phao cứu sinh... người dân vùng lũ Hà Tĩnh vẫn liều mình chèo thuyền vượt sông sâu, lũ dữ, tiềm ẩn nhiều hiểm nguy.

Chùm ảnh: Dân vùng lũ Hà Tĩnh liều lĩnh giỡn với tử thần

Chùm ảnh: Dân vùng lũ Hà Tĩnh liều lĩnh giỡn với tử thần

VOV.VN - Không áo phao, phao cứu sinh... người dân vùng lũ Hà Tĩnh vẫn liều mình chèo thuyền vượt sông sâu, lũ dữ, tiềm ẩn nhiều hiểm nguy.