Trang phục truyền thống được dùng làm đồng phục tới trường

VOV.VN - Việc bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại huyện miền núi Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) được đặc biệt chú trọng

Một trong những cách làm thiết thực là cho phép học sinh các dân tộc thiểu số sử dụng trang phục truyền thống như đồng phục tới trường. 

Việc trang phục truyền thống được dùng làm đồng phục tới trường của học sinh là cách làm thiết thực và hiệu quả góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc.
Vào mỗi sáng thứ hai, sân trường THCS Húc Động (xã Húc Động, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) trở nên rực rỡ hơn. Các em học sinh nữ dân tộc Tày duyên dáng với chiếc áo năm thân kèm thắt lưng đầy màu sắc, nam sinh lại mộc mạc, đơn giản trong bộ quần áo chàm khỏe khoắn. Các bạn học sinh người Sán Chỉ, Dao Thanh Y, Dao Thanh Phán cũng xúng xính trong những bộ trang phục truyền thống đầy màu sắc…
Lục Thị Thêm, học sinh lớp 8A trường trung học cơ sở Húc Động, cho biết: "Mỗi khi đi học thì các bạn rất thích mặc quần áo dân tộc và hưởng ứng rất nồng nhiệt. Em cảm thấy rất tự hào vì đó là quần áo truyền thống của dân tộc, tôn lên được bản sắc của dân tộc em.”

Hiện nay, nhiều trường học thuộc các huyện miền núi có đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Ninh như Bình Liêu, Tiên Yên, Hoành Bồ… cũng triển khai đưa trang phục truyền thống vào trường học. Không chỉ học sinh mà cán bộ, viên chức cũng được khuyến khích mặc trang phục truyền thống vào ngày đầu tuần và những dịp lễ quan trọng của địa phương.

Bà Hoàng Thị Nghị, Trưởng phòng văn hóa huyện Bình Liêu cho rằng đây là cách làm thiết thực và hiệu quả góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc.

"Gần đây chúng tôi cũng thấy được những dấu hiệu mai một về văn hóa của dân tộc Tày và dân tộc Dao Thanh Y. Phòng văn hóa huyện Bình Liêu triển khai huy động, vận động bắt đầu từ các em học sinh, đến các cán bộ công chức, viên chức, mặc đồng phục dân tộc vào thứ 2 và khuyến khích là sẽ mặc vào các ngày lễ Tết và ngày truyền thống. Ngoài ra còn tổ chức sinh hoạt giao tiếp, nói bằng tiếng dân tộc và một số trò chơi của dân tộc”, bà Nghị cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chùm ảnh: Nét ngây thơ, trong trẻo tựa thiên thần của trẻ em vùng cao
Chùm ảnh: Nét ngây thơ, trong trẻo tựa thiên thần của trẻ em vùng cao

VOV.VN -Vẻ ngây thơ, trong trẻo của những em bé vùng cao nguyên Mộc Châu luôn mang tới nhiều cảm xúc cho những vị khách từng một lần đặt chân tới mảnh đất này.

Chùm ảnh: Nét ngây thơ, trong trẻo tựa thiên thần của trẻ em vùng cao

Chùm ảnh: Nét ngây thơ, trong trẻo tựa thiên thần của trẻ em vùng cao

VOV.VN -Vẻ ngây thơ, trong trẻo của những em bé vùng cao nguyên Mộc Châu luôn mang tới nhiều cảm xúc cho những vị khách từng một lần đặt chân tới mảnh đất này.

Cận cảnh: Những ánh mắt ngây thơ của trẻ em vùng cao Hà Giang
Cận cảnh: Những ánh mắt ngây thơ của trẻ em vùng cao Hà Giang

VOV.VN - Cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng gương mặt những trẻ em vùng cao tại Hà Giang vẫn toát lên vẻ ngây thơ, trong sáng. 

Cận cảnh: Những ánh mắt ngây thơ của trẻ em vùng cao Hà Giang

Cận cảnh: Những ánh mắt ngây thơ của trẻ em vùng cao Hà Giang

VOV.VN - Cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng gương mặt những trẻ em vùng cao tại Hà Giang vẫn toát lên vẻ ngây thơ, trong sáng.