Trao Giải thưởng "Nghiên cứu Biển Đông" năm 2018

VOV.VN - Ban Tổ chức đã chọn lọc và trao “Giải thưởng Nghiên cứu Biển Đông 2018” cho 15 tác phẩm, bài nghiên cứu, công trình nghiên cứu xuất sắc nhất. 

Chiều nay, tại Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông đã tổ chức Lễ trao "Giải thưởng Nghiên cứu Biển Đông năm 2018". Buổi lễ diễn ra với sự tham dự của thành viên Hội đồng Quản lý Quỹ, Hội đồng Giám khảo, các tác giả có bài viết đoạt giải thưởng…

Ông Lê Công Phụng phát biểu khai mạc.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Công Phụng, Phó Chủ tịch  Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông, Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết,  giải thưởng năm 2018 bao gồm các bài nghiên cứu, chuyên đề, đề án, đề tài; công trình nghiên cứu; giải báo chí viết về Biển Đông trong năm 2018. Những công trình này có giá trị chính trị và nghiên cứu rất lớn. Các bài dự thi năm 2018 đa dạng hơn, thể hiện nhiều nội dung về chính trị, kinh tế, pháp lý, truyền thông, giáo dục, lịch sử, chính sách của Việt Nam. Các tác phẩm tham gia không chỉ gửi đến từ các trung tâm lớn của cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng mà còn đến từ các vùng miền khác nhau của tổ quốc. Ngoài ra, các bài nghiên cứu còn được gửi về từ các nước  như Anh, Mỹ, Australia, Singapore...

Theo ông Lê Công Phụng, các bài thi đều thể hiện suy nghĩ tâm tư về biển đảo của Việt Nam: “Nghiên cứu Biển Đông là mong muốn của người Việt Nam đào sâu suy nghĩ để chúng ta biết xem địa vị pháp lý gắn với luật pháp quốc tế đến đâu và chúng ta làm được gì. Chính vì vậy, trong 6 năm qua, chúng ta rất tích cực, rất năng nổ, làm rất nhiều. Tôi mong muốn rằng, tất cả chúng ta cần tăng cường vận động thúc đẩy nghiên cứu về Biển Đông”.

Các tác giả đoạt giải.

Đánh giá chung về chất lượng các tác phẩm tham dự giải thưởng, PGS.TS, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo cho biết, năm 2018, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông nhận được hơn 60 công trình nghiên cứu và tác phẩm báo chí trên cả nước, trong đó có 32 bài tham dự giải thưởng báo chí trong đó có cả 4 loại hình báo chí là báo điện tử, báo phát thanh, báo giấy và truyền hình. Về nội dung, các tác phẩm dự thi tương đối đa dạng từ: môi trường, nhân văn, kinh tế, quân sự quốc phòng….. Ngoài 32 bài tham dự giải thưởng báo chí còn có 29 bài nghiên cứu về Biển Đông. Theo PGS.TS Lê Văn Cương, mặc dù số lượng các bài dự thi nghiên cứu về Biển Đông năm 2018 không nhiều nhưng chất lượng không kém so với mọi năm.

PGS.TS Lê Văn Cương cho biết: “Cho dù đạt giải hay không đạt giải. nhưng tất cả các bài đều chứa đựng tâm huyết đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích khác của Việt Nam trên Biển Đông. Nhiều bài có tìm tòi sáng tạo, đặc biệt, so với mọi năm thì các kiến nghị qua các bài thi này đưa lên các cơ quan cao nhất của Đảng và nhà nước trong việc bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức lực lượng bảo vệ chủ quyền. Các khuyến nghị này nhiều hơn mọi năm. Gía trị thực tiễn thể hiện ở điều này”.

PGS.TS Lê Văn Cương mong muốn các nhà nghiên cứu, học giả cùng các nhà báo đoạt giải thưởng sẽ tiếp tục học tập, nghiên cứu để có thêm nhiều tác phẩm có chất lượng hơn nữa trong thời gian tới đồng thời khuyến khích bạn bè đồng nghiệp tham gia đông đảo hơn vào công tác nghiên cứu biển Đông, góp phần lay động trái tim của người dân Việt Nam trong nước và tại hải ngoại hướng về sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

Thay mặt cho các tác giả đoạt giải, anh Lê Văn Chương, công tác tại báo Biên phòng cho biết, đây là cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm quý báu giữa những nhà nghiên cứu, chuyên gia, sinh viên, nhà báo; đồng thời giúp thu nạp thêm kiến thức, theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu khoa học, đóng góp vào công cuộc đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc.

Ban Tổ chức đã chọn lọc và trao “Giải thưởng Nghiên cứu Biển Đông 2018” cho 15 tác phẩm, bài nghiên cứu, công trình nghiên cứu xuất sắc nhất. Trong đó, 5  bài nghiên cứu  về Biển Đông đạt giải xuất sắc (trị giá 15 triệu đồng/giải); 3 bài nghiên cứu  về biển Đông đặc biệt xuất sắc (trị giá 20 triệu đồng/giải); 1 công trình nghiên cứu về biển Đông xuất sắc (trị giá 30 triệu đồng/giải); 4 giải thưởng báo chí xuất sắc về biển Đông (trị giá 5 triệu đồng/giải); 2 hạng mục giải báo chí đặc biệt xuất sắc về biển Đông (trị giá 20 triệu đồng/giải)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ASEAN có vai trò gì trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông?
ASEAN có vai trò gì trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông?

VOV.VN - Đối thoại Biển lần thứ 5 là cơ hội để các học giả, các nhà nghiên cứu “hiến kế” giúp ASEAN đối phó với những thách thức trên Biển Đông.

ASEAN có vai trò gì trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông?

ASEAN có vai trò gì trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông?

VOV.VN - Đối thoại Biển lần thứ 5 là cơ hội để các học giả, các nhà nghiên cứu “hiến kế” giúp ASEAN đối phó với những thách thức trên Biển Đông.

Tranh giành ảnh hưởng Mỹ-Trung trên Biển Đông đặt ASEAN vào thế khó
Tranh giành ảnh hưởng Mỹ-Trung trên Biển Đông đặt ASEAN vào thế khó

VOV.VN - Trước những diễn biến phức tạp trên Biển Đông, đặc biệt là sự tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc, ASEAN cần phải đưa ra phản ứng phù hợp.

Tranh giành ảnh hưởng Mỹ-Trung trên Biển Đông đặt ASEAN vào thế khó

Tranh giành ảnh hưởng Mỹ-Trung trên Biển Đông đặt ASEAN vào thế khó

VOV.VN - Trước những diễn biến phức tạp trên Biển Đông, đặc biệt là sự tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc, ASEAN cần phải đưa ra phản ứng phù hợp.

Việt Nam lên tiếng về thông tin Mỹ tính đưa tàu tuần duyên đến Biển Đông
Việt Nam lên tiếng về thông tin Mỹ tính đưa tàu tuần duyên đến Biển Đông

VOV.VN - Việt Nam đề nghị các nước đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, tôn trọng và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý liên quan.

Việt Nam lên tiếng về thông tin Mỹ tính đưa tàu tuần duyên đến Biển Đông

Việt Nam lên tiếng về thông tin Mỹ tính đưa tàu tuần duyên đến Biển Đông

VOV.VN - Việt Nam đề nghị các nước đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, tôn trọng và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý liên quan.