Trao Giải thưởng Phan Châu Trinh cho 2 giáo sư tại Paris

(VOV) -Giáo sư Lê Thành Khôi được trao giải “Nghiên cứu” và giáo sư Philippe Langlet được nhận giải “Việt Nam học”.

Hôm qua, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Pháp để tham dự các hoạt động kỷ niệm 40 Hiệp định Paris, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, hiện là Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh đã trao sớm giải thưởng Phan Châu Trinh lần thứ 6 cho nhà sử học Lê Thành Khôi và nhà Việt Nam học Philippe Langlet. Giải thưởng ghi nhận những đóng góp “trọn đời” của hai giáo sư trong việc nghiên cứu, truyền bá văn hóa Việt Nam với bạn bè Pháp và nước ngoài.

Bà Nguyễn Thị Bình cùng hai giáo sư

Lễ trao giải được tổ chức trân trọng và ấm cúng tại nhà riêng của Giáo sư Lê Thành Khôi tại Paris, với sự có mặt của Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, cùng đoàn Việt nam sang Pháp tham dự các hoạt động kỷ niệm 40 năm Hiệp định Paris; nhiều cán bộ đại sứ quán Việt nam tại Pháp, gia đình và bạn bè người Việt và người Pháp của Giáo sư Lê Thành Khôi và Giáo sư Langlet, đại diện Hội người Việt Nam tại Pháp và các cơ quan báo chí của Việt Nam tại Pháp.

Tại buổi gặp, Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh đã thông báo kết quả trao Giải thưởng Phan Châu Trinh năm 2012 cho 6 người, trong đó Giáo sư Lê Thành Khôi được trao giải “Nghiên cứu” và giáo sư Philippe Langlet được nhận giải “Việt Nam học”.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho biết: Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh gồm hội đồng khoa học gồm những nhà khoa học xã hội, nhà văn, nhà nghiên cứu, mỗi năm họp lựa chọn những người đề nghị quỹ tặng thưởng. Chúng tôi đánh giá rất cao sự đóng góp của Giáo sư Lê Thành Khôi đối với văn hóa Việt Nam, Giáo sư Langlet đã có hoạt động giới thiệu văn hóa Việt Nam ra nước ngoài”.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trao giải thưởng cho Giáo sư Lê Thành Khôi 

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã trao cho Giáo sư Lê Thành Khôi tấm kỷ niệm chương có dòng chữ “Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh trân trọng trao tặng ông Lê Thành Khôi giải về nghiên cứu vì những cống hiến nghiên cứu bác học trong quá trình chiêm bái các nền văn hóa từ Đông sang Tây”. 

Giáo sư Lê Thành Khôi năm nay đã 90 tuổi, được đánh giá cao tại Pháp là tác giả của nhiều nghiên cứu căn bản về lịch sử Việt Nam được coi là “mẫu mực”, là cơ sở “soi sáng” cho các nhà sử học, văn hóa học của Pháp khi nghiên cứu về Việt Nam như các cuốn “Việt Nam, lịch sử và văn hóa” (1955), “Lịch sử Việt Nam từ khởi đầu đến năm 1858”...

Giới học thuật ở Pháp đánh giá cao Giáo sư Lê Thành Khôi không chỉ đơn thuần là một nhà sử học theo nghĩa hẹp. Từng bảo vệ luận án tiến sỹ tại Pháp về kinh tế năm 1949, sau đó được phong Giáo sư về giáo dục học tại Đại học Sorbonne Paris, ông đã xuất bản 42 cuốn sách, trong đó giới thiệu cái nhìn về Việt Nam của một nhà dân tộc học, ngôn ngữ học, dịch giả, một “nhà nho” theo đúng ý nghĩa cao đẹp nhất. Năm 2003, ông được nhận Huân chương cao quý về văn học và nghệ thuật của Chính phủ Pháp (Chevalier de l'ordre des Arts et des Lettres).

Xúc động khi được nhận Giải thưởng, ông Lê Thành Khôi nghẹn ngào không nói nên lời và xin phép gọi Nguyên phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình một cách thân mật là “chị” để nhớ lại những ngày ông cùng Hội Liên hiệp Việt kiều và trí thức tranh đấu để ủng hộ phái đoàn Việt Nam đến Paris ký Hiệp định.

“Tôi rất hân hạnh được Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh trao giải thưởng mang tên nhà trí sỹ ái quốc tôn kính, người đã cùng thời với Nguyễn Ái Quốc tranh đấu cho nước nhà được độc lập. Tôi là người đi sau, cũng viết về Việt Nam để người Pháp và người Âu khác biết đến, nhất là từ khi chiến tranh anh dũng của đất nước giành độc lập, tự do, nước ngoài biết đến ta nhiều hơn, phần đóng góp rất nhỏ của tôi cũng lấy làm cho tôi rất là vinh dự” - Giáo sư Lê Thành Khôi nói.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cũng trao tặng giải thưởng văn hóa cho Giáo sư Philippe Langlet về những đóng góp xuất sắc trong việc nghiên cứu, giới thiệu lịch sử, văn hóa Việt Nam ra nước ngoài. Giải thưởng được giáo sư Langlet trân trọng gọi là một “tài sản quý báu” đối với ông và gia đình.

Giáo sư Philippe Langlet nhận kỷ niệm chương

Vị giáo sư người Pháp có hơn 10 năm sống tại Việt Nam bày tỏ: “Tôi xin cảm ơn Quỹ và tôi rất vui khi thấy tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam và Pháp đơm hoa kết trái. Tôi nhận thấy sự hiểu biết của nhiều nhà sử học tại Pháp về Việt Nam ở thời kỳ trước giai đoạn thuộc địa còn chưa rõ ràng và tôi rất cảm ơn Giáo sư Lê Thành Khôi, người thầy lịch sử Việt Nam của tôi, đã giúp tôi sáng tỏ nhiều điều qua các cuốn sách của ông. Trong nhiều năm qua, tôi vinh dự được hợp tác với nhiều viện nghiên cứu tại Việt Nam về văn hóa, lịch sử Việt Nam. Tôi mong giữ được sức khỏe để hoàn thành những nghiên cứu còn dang dở của mình, đóng góp thúc đẩy tình hữu nghị Việt Nam và Pháp”.

Trong hàng chục năm qua, nhà nghiên cứu phương đông, nhà Việt Nam học Philippe Langlet đã có nhiều hợp tác nghiên cứu về văn hóa, lịch sử Việt Nam; dịch nhiều tác phẩm của Việt Nam sang tiếng Pháp, trong đó có dịch cả thơ thiền Việt Nam.

Giải thưởng Phan Châu Trinh chính thức sẽ được trao vào ngày 29/3 tại TP HCM, nhưng được trao trước do hai giáo sư tại Pháp tuổi cao, sức khỏe không đảm bảo để sang Việt Nam nhận giải thưởng.

Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh năm nay cũng trao tặng Giải Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục cho bà Bùi Trân Phượng (Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen) và ông Vũ Đức Hiếu, Giám đốc Bảo tàng không gian văn hóa Mường; Giải Dịch thuật cho các ông Chu Tiến Ánh và Phạm Duy Hiển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hồi ký Nguyễn Thị Bình: Bí mật về sức mạnh một con người
Hồi ký Nguyễn Thị Bình: Bí mật về sức mạnh một con người

Hồi ký Nguyễn Thị Bình “Gia đình - Bạn bè và Đất nước” - một cuốn sách rất nên đọc, đặc biệt với những người trẻ tuổi. Mỗi người trẻ có thể tìm cho mình được lời gửi gắm mà đôi khi, bản thân tác giả không có ý định ấy.

Hồi ký Nguyễn Thị Bình: Bí mật về sức mạnh một con người

Hồi ký Nguyễn Thị Bình: Bí mật về sức mạnh một con người

Hồi ký Nguyễn Thị Bình “Gia đình - Bạn bè và Đất nước” - một cuốn sách rất nên đọc, đặc biệt với những người trẻ tuổi. Mỗi người trẻ có thể tìm cho mình được lời gửi gắm mà đôi khi, bản thân tác giả không có ý định ấy.

Bà Nguyễn Thị Bình: Nếu tôi ở tuổi 20
Bà Nguyễn Thị Bình: Nếu tôi ở tuổi 20

(VOV)- Đọc hồi ký "Gia đình, đất nước và bạn bè" của bà, ta sẽ tìm thấy một lời khuyên giản dị: điều gì có lợi cho đất nước thì làm...

Bà Nguyễn Thị Bình: Nếu tôi ở tuổi 20

Bà Nguyễn Thị Bình: Nếu tôi ở tuổi 20

(VOV)- Đọc hồi ký "Gia đình, đất nước và bạn bè" của bà, ta sẽ tìm thấy một lời khuyên giản dị: điều gì có lợi cho đất nước thì làm...

Bà Nguyễn Thị Bình nhận huy hiệu 65 năm tuổi Đảng
Bà Nguyễn Thị Bình nhận huy hiệu 65 năm tuổi Đảng

Ngày 3/1, tại Phủ Chủ tịch, Đảng bộ Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức lễ trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng bà Nguyễn Thị Bình.

Bà Nguyễn Thị Bình nhận huy hiệu 65 năm tuổi Đảng

Bà Nguyễn Thị Bình nhận huy hiệu 65 năm tuổi Đảng

Ngày 3/1, tại Phủ Chủ tịch, Đảng bộ Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức lễ trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng bà Nguyễn Thị Bình.

Bà Nguyễn Thị Bình: Đấu tranh vì lợi ích tối cao của dân tộc
Bà Nguyễn Thị Bình: Đấu tranh vì lợi ích tối cao của dân tộc

(VOV) - Theo bà, đó là động lực chính giúp đoàn đàm phán Việt Nam kiên trì đấu tranh và hoạt động tích cực tại Hội nghị Paris.

Bà Nguyễn Thị Bình: Đấu tranh vì lợi ích tối cao của dân tộc

Bà Nguyễn Thị Bình: Đấu tranh vì lợi ích tối cao của dân tộc

(VOV) - Theo bà, đó là động lực chính giúp đoàn đàm phán Việt Nam kiên trì đấu tranh và hoạt động tích cực tại Hội nghị Paris.